Hôm nay,  

Bản Lên Tiếng Về Quyền Tự Do Internet Của Các Tổ Chức Xã Hội Độc Lập Và Các Công Dân Tự Do

02/04/201707:27:00(Xem: 8958)

BẢN LÊN TIẾNG VỀ QUYỀN TỰ DO INTERNET

CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐỘC LẬP VÀ CÁC CÔNG DÂN TỰ DO

02-04-2017

blank

          Nhận định rằng:

          1- Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, những cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi trong đảng Cộng sản, những vụ việc tham nhũng cướp bóc của quan chức nhà nước, những hành vi bạo lực công khai hay lén lút của lực lượng công an, những âm mưu che giấu các vấn đề nghiêm trọng của đất nước từ chính trị, kinh tế, tài chánh, đến an ninh, môi trường, quốc phòng của nhà cầm quyền, những trò đánh phá đầy vu khống trắng trợn và xuyên tạc vô liêm sỉ của nhiều lãnh đạo CS và bộ máy tuyên truyền nhắm vào phong trào nhân quyền dân chủ… tất cả đều đang được đưa ra ánh sáng công luận, được phơi bày trước nhân dân.

          2- Thế nhưng, trong nỗi lo bị mất quyền, với nguyên tắc độc tài toàn trị, nhằm mục tiêu giữ vững một trong ba chân kiềng của chế độ là che giấu những sự thật bất lợi cho việc thống trị nhân dân (hai chân kia là bạo lực và lừa gạt), nhà cầm quyền CSVN ngày càng ra sức củng cố nền pháp chế theo hướng tiêu diệt tự do ngôn luận, như ban hành Bộ luật Hình sự với nhiều điều khoản rất mơ hồ, Luật báo chí vốn bổ rsung liên lục; ban hành Nghị định 72 về internet, Nghị định 174 về tuyên truyền phản động.

          3- Gần đây, trước việc nhân dân –nhất là phong trào tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền– ngày càng sử dụng rộng rãi và hữu hiệu internet, bộ Thông tin Truyền thông của chế độ đã ban hành Thông tư 38 về Quản lý thông tin xuyên biên giới, yêu cầu chủ các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube phải hợp tác với Bộ để chặn “thông tin xấu độc”; bằng không sẽ gánh chịu các biện pháp trừng phạt. Hôm 21-03-2017, Bộ trưởng Bộ này còn kêu gọi Đại sứ Hoa Kỳ tác động cho các công ty Google (chủ sở hữu Youtube), Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ cùng nhau “xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật”. Trước đó ông ta còn hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook lẫn các trang mạng xã hội khác cho tới khi mọi thông tin “xấu độc” chống nhà cầm quyền và chế độ bị ngăn chặn.

          4- Đặc biệt và trên thực tế, trong khoảng một năm gần đây, đảng và nhà cầm quyền CS liên tục vận dụng và tùy tiện giải thích các điều 79 (“hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”), 88 (“tuyên truyền chống chế độ”), 258 (“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”)để bỏ tù nhiều công dân trình bày sự thật và tỏ bày chính kiến trên mạng:

          - Facebooker Trần Minh Lợi ngày 22-03-2016 (xử án 27-03-2017).

            - Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) ngày 10-10-2016.

          - Bác sĩ blogger Hồ Văn Hải (bút danh Hồ Hải) ngày 02-11-2016.

          - Hai nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ ngày 07-11-2016.

          - Facebooker Nguyễn Danh Dũng ngày 18-12-2016

          - Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Hóa ngày 11-01-2017.

          - Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ngày 19-01-2017.

          - Blogger kiêm dân oan tranh đấu Trần Thị Nga ngày 21-01-2017.

            - Hai nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển ngày 03-03-2017.

          - Facebooker Phan Kim Khánh ngày 13-03-2017.

          - Facebooker Bùi Hiếu Võ ngày 17-03-2017.

          - Facebooker Nguyễn Hữu Đăng ngày 24-03-2017.

          Chúng tôi, những tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố:

          1- Khẳng định tự do ngôn luận (tự do thông tin, tự do quan điểm, tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do biểu tình) là một trong những nhân quyền cơ bản mà các tuyên ngôn, công ước quốc tế lẫn hiến pháp VN đều công nhận. Bởi lẽ thiếu nó thì con người không thể thành người, xã hội không thể tiến bộ, vì sự thật không thể được trình bày và công lý không thể được thực thi.

          2- Tố cáo nhà cầm quyền CSVN đang đánh đồng những lợi ích riêng của đảng và chế độ với lợi ích chung của xã hội và đất nước, hoặc để bắt bớ những ai vì lương tâm con người và trách nhiệm công dân mà dám phê phán sai lầm và phanh phui tội ác của cường quyền, trình bày sự thật và bênh vực công lý trước nhân dân; hoặc để đe dọa và cấm cản đồng bào dùng internet và các mạng xã hội là một trong những vũ khí ít ỏi và chính đáng mà người dân hiện đang có được.

          3- Vạch trần âm mưu của nhà cầm quyền nương theo việc quốc tế đang lên án các tổ chức khủng bố gieo rắc hận thù và thực thi bạo lực bằng cách lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội, để cũng kết án là khủng bố những tổ chức và cá nhân trong lẫn ngoài nước đang dùng các phương tiện ấy để đấu tranh cho tự do dân chủ, đang khi chế độ thực sự là một tổ chức khủng bố đối với toàn dân.

          4- Hợp tiếng với nhiều chính phủ dân chủ năm châu và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế để khẳng định rằng những ai đang bị khởi tố, giam cầm hoặc xét xử vì những điều khoản phản dân chủ nói trên là những công dân yêu nước, đáng được trả tự do lập tức và vô điều kiện, vì họ đã dám đương đầu với một chế độ đang đàn áp nhân quyền và tham nhũng bóc lột, xuyên tạc sự thật và chà đạp công lý.

          5- Kêu gọi mọi công dân đang sử dụng internet, các blogger, các facebooker, các chủ trang nhân quyền hãy liên kết thành một mạng lưới, một mặt trận chiến đấu cho quyền tự do internet, tức là cho tự do tư tưởng, cho chân lý và lẽ phải, vô hiệu hóa lực lượng công an mạng và dư luận viên đang gieo rắc xấu xa độc hại trên không gian ảo, tiến tới việc thúc đẩy toàn dân Việt Nam đứng lên giải thể chế độ độc tài toàn trị đang phản bội Tổ quốc, ác với dân và hèn với giặc.

          Công bố từ Việt Nam và hải ngoại ngày 02 tháng 04 năm 2017.

          Hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm một năm thảm họa Formosa Vũng Áng (06-04 dl = 10-03 âl)
 

          Hai tổ chức khởi xướng:

1- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

2- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế - Lm Phan Văn Lợi
 

          Các tổ chức đồng ký tên:

3- Ban Bảo vệ Tự do Tin ngưỡng đạo Cao Đài. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm.

4- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.

5- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: nhà báo Trần Quang Thành.

6- Báo Viet Nam Infos (Pháp). Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.

7- Báo điện tử Ethongluan.org (Bỉ). Đại diện: Nhà báo Nguyễn Gia Thưởng.

8- BĐ Mê Linh (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Thái Hằng.

9- Câu Lạc Bộ Phan Tây Hồ: Đoàn Nhật Hồng, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Nguyễn Quang Nhàn.

10- Chương trình Hội luận 8406 & Trang mạng LacVietNews.com (Canada). Đại diện: Ông Lạc Việt.

11- Đài và Báo Việt Nam Tự Do New Orleans (HK). Đại diện: Nhà biên khảo Vương Kỳ Sơn.

12- Diên Hồng Thời Đại. Đại diện: Ông Phạm Trần Anh.

13- Diễn đàn Bauxite Việt Nam ký tên. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm.

14- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.

15- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

16- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân.

17- Đảng Dân Chủ Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Ô/B Hương Huỳnh.

18- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.

19- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Ông Lê Văn Sóc, Ông Lê Quang Hiển.

20- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.

21- Hiệp hội Công nông Đoàn kết. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên.

22- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Cao Xuân Khải.

23- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.

24- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

25- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.

26- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện; Ông Nguyễn Lê Hùng

27- Hội Dân oan đòi Quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương

28- Hội Dân sinh Tương ái. Đại diện: Mục sư Phạm Ngọc Thạch

29- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Trung Cao.

30- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng.

31- Hội Người Việt Tự Do tại BC Canada (FVA). Đại diện: Ông Phan Mật.

32- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE (Pháp). Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.

33- Hội Thanh niên Dân chủ Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Trần Long.

34- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.

35- Khối 1906 (Úc châu). Đại diện: Ông Trần Hồng Quân.

36- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ. Đại diện: Các Ông Nguyễn Phú và Vũ Hoàng Hải.

37- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song.

38- Liên minh Dân chủ Tự do Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Phạm Trần Anh.

39- Liên minh Dân chủ Việt Nam.Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh.

40- Lương tâm Công giáo (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Cao Thị Tình.

41- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng.

42- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.

43- Nhóm Văn Lang (Cộng hòa Séc). Đại diện: Ông Nguyễn Cường.

44- Nhóm Yểm trợ bns Tự Do Ngôn Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Văn Lợi.

45- Phong trào Dân chủ Việt (Hoa Kỳ): Đại diện: Ông Sơn Nguyễn.

46- Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại. Đại diện: Ông Phạm Hồng Lam.

47- Phong trào Liên Đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.

48- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện : Các Ông Hoàng Lê Hy Lai & Trần Quốc Việt.

49- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver Canada. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính

50- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN (Hoa Kỳ). Đại diện: Hòa thượng Thích Nguyên Trí.

51- Quỹ Việt Linh. Đại diện: Bà Nguyễn Ngọc Sương.

52- Sài Gòn Báo. Đại diện: Linh mục. Lê Ngọc Thanh

53- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.

54- Tập hợp Quốc dân Việt. Hợp nhất nối kết: Linh mục Nguyễn Văn Lý.

55- Tập hợp vì Nền Dân chủ. Đại diện: BS Nguyễn Quốc Quân

56- Trang mạng Hoithanhphucquyen.org. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm

57- Trang mạng www.nganlau.com. Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

58- Trang mạng Vietlist (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Hoàng Lan.

59- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa Việt Nam BC Canada. Đại diện: Bà Kim Huyền

60- Ủy ban Liên lạc Cộng đồng Hải ngoại (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Vương Văn Giàu)

61- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 tại New Orleans. Đại diện: Ông Nguyễn Vẻ.

  

          Các cá nhân đồng ký tên

1- Bạch Ý, Dân oan, Đức Trọng Lâm Đồng.

2- Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt.

3- Bùi Quang Vơm, Kĩ sư xây dựng, Paris, Pháp.

4- Chu Vĩnh Hải, Nhà báo độc lập, Vũng Tàu.

5- Đặng Hữu Nam, Linh mục, Nghệ An.

6- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội.

7- Đinh Hữu Thoại, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Quảng Nam

8- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn.

9- Hồn Nhiên, Thành viên Mạng lưới Nhân quyền VN, California, Hoa Kỳ.

10- Huỳnh Quốc Phú, Buôn bán, Sài Gòn.

11- Huỳnh Tâm. Nhà báo, Pháp Quốc. 

12- Lê Anh Hùng, Nhà báo tự do, Hà Nội.

13- Lê Quang Đạt, PTYT Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN, Cali. Hoa Kỳ. 

14- Lư Văn Bảy, Cựu TNLT, Kiên Giang.

15- Lý Đăng Thạnh, Người chép sử, Sài Gòn.

16- Ngô Thị Thúy Vân, Nhân viên xã hội, Praha, Cộng hòa Séc.

17- Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, Cộng hòa Séc.

18- Nguyễn Đăng Đức, Nhà giáo, Sài Gòn.

19- Nguyễn Đình Nguyên, Bác sĩ, Australia.

20- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội.

21- Nguyễn Mỹ Hạnh Hélène, Nghệ sĩ, Bruxelles, Bỉ. 

22- Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí VN, Đà Nẵng.

23- Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), Giáo viên, Hoa Kỳ.

24- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội.

25- Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội.

26- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Paris, Pháp.

27- Phan Tấn Hải, Nhà văn, California, Hoa Kỳ.

28- Triệu Sang, Thương phế binh VNCH, Sóc Trăng.

29- Trương  Văn Kim, Cựu  tù nhân lương tâm, Bảo Lộc, Lâm Đồng

30- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.