Hôm nay,  

Cuộc sống người Việt ở Campuchia

23/03/201720:37:00(Xem: 4964)

Cuộc sống người Việt ở Campuchia

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-03-23
blank
Học sinh Việt tại lớp học của Vì Dân Foundation ở tỉnh Kompong Chnang. Hình do Vì Dân Foundation cung cấp.

Campuchia là đất nước có nhiều người Việt sang lập cư từ trước và sau chiến tranh, ba bốn thế hệ nối tiếp nhau sinh  ra và lớn lên nhưng không giấy tờ tùy thân và cũng không bao giờ được công nhận là người bản xứ.
 

Lênh đênh vô định

Ông Butmao Sourn, giám đốc MIRO, một tổ chức thiện nguyện nước ngoài ở Campuchia, chuyên giúp đỡ những di dân không có giấy tờ và không có được nơi định cư bền vững, cho biết:

Cuộc sống của người Việt tại Campuchia phần lớn chưa có dấu hiệu ổn định, dễ gặp nguy  hiểm. Vì không có giấy tờ hợp pháp nên họ khó hội nhập. Có người sống lâu năm ở đây khi về Việt Nam cũng không được chính quyền bên ấy công nhận.
 

Một  người Việt sống trên vùng Biển Hồ ven tỉnh Pursat kể lại hoàn cảnh bấp bênh, gạo chợ  nước sông của người Việt  nơi đây:

Tôi Huỳnh Văn Đàn, ở tỉnh Pursat lâu rồi, bà con ở đây làm nghề cá không, giăng lưới giăng câu, giăng được thì đủ ăn, có bữa không đủ ăn. Ở dưới biển chứ có đất có cát gì đâu mà trồng trọt, chỉ giăng lưới giăng câu vậy thôi, coi như nghèo hết 90% rồi. Con thì cũng có một số đi học một số không bởi vì quá nghèo không xuống không ghe không đi học được. Trường đó là trường ở dưới nước, kêu bằng trường nổi, học sinh bơi xuồng lại đó học.
Phải ở trên bờ còn có tương lai, ở dưới nước thì đâu có tương lai. Ở bờ thì thường có đoàn lại giúp, các nhà hảo tâm, các nhà từ thiện có nhiều, còn ở dưới nước ít đoàn lại lắm.

Cơ cực  như vậy nên nhiều người cũng rất muốn về dưới, tức là về Việt Nam theo cách nói của họ. Ngặt nỗi không có giấy tờ tiền bạc để về, ở lại thì phải chịu cảnh o ép của chính quyền địa phương:
 

Cũng muốn về dưới ở mà không đất không cát, không giấy tờ hợp lệ, không tiền mua đất thì cũng khổ lắm. Đây chắc không có tương lai đâu, sống ở ngoài Biển Hồ thấy cái nhà nó càng ngày càng hư thêm, quan quyền nó gò bó . Tới nay xóm này ra làm nghề bị bắt bỏ tù hết mấy chục người. Nhà nước bây giờ nó bó buộc dân mình, đuổi thì không đuổi mà gò bó như là muốn đuổi khéo.

Ông Ngô Văn Ly, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Pursat, từng chạy về Việt Nam những năm sau 1975 để lánh nạn, đến 1981 thì trở qua Campuchia vì không có đường làm ăn ở quê nhà, nói rằng người Việt ở Biển Hồ đôi khi gần như cô lập bởi con nước lớn hay con nước cạn:

Việt Nam tại tỉnh Pursat này là 1.700 hộ, nhưng mà tính theo vùng biển  thì cở 3.000 hộ lận. Bà con chỉ sống dưới mặt biển chứ không có bờ đâu. Mùa này thì cứ theo mực nước mà đi ra giăng lưới giăng câu để kiếm sống. Mần được ngày nào thì mua gạo ngày nấy, còn muốn đi chợ thì chạy máy hai tiếng đồng hồ mới tới bến chợ. Anh em giăng lưới giăng câu ngày hên thì mua đủ năm ba ký gạo, mần được nhiêu mua nhiêu, còn thất thì lỗ tiến xăng đi về luôn.

Nhà nước Campuchia giờ mình không hiểu cái luật của ảnh, giờ tới mùa lưới ảnh  xuống anh dẹp. Xóm của tôi bị bắt  hết 13 người mà  không có tiền để chuộc ra. . Đôi lúc đột xuất quá, sợ bị bắt bị buộc  thì cũng có người trốn về dưới bảy tám chục gia đình rời.
 

Đi không xong ở cũng không xong

Vì không có giấy tờ hợp lệ, trẻ con người Việt ở Biển Hồ  không được đi học. Là người trông coi một lớp dạy chữ Việt và chữ Khmer cho con em người Việt mà khởi  đầu do người Việt Nam ở nước ngoài tài trợ, ông Ly cho biết thêm:

Chỗ tôi ở rặt Việt Nam không, Campuchia chỉ có ba bốn gia đình, có phái đoàn của Anh, của Mỷ và Canada  cho được cái trường bề ngang 6 thước, bề dài 12 thước, dạy được vài chục đứa thôi, nhưng bây giờ số học sinh lên 130 đứa rồi.
 

Ngôi trường này ở Biển Hồ bây giờ đang được Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân, tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ thường xuyên giúp đỡ. Từ  Campuchia trở về Mỹ sau chuyến thăm và cứu trợ đồng bào Việt nghèo khó ở Biển Hồ, ông Nguyễn Công Bằng thổ lộ việc giúp đỡ đồng bào nghèo ở Campuchia thường cũng không mấy dễ dàng:

Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân bắt đầu làm việc ở Campuchia từ năm 2013, đầu tiên là một chương trình dạy học cho 45 em ở Seam Reap, sau đó qua Kampong Chnang và Prey Veng và gần đây nhất là mở rộng chương trình đến tỉnh Pursat. Hiện tại chúng tôi đang bảo trợ nói chung hơn 500 trẻ em gốc Việt Nam ở Campuchia có điều kiện đi học Việt ngữ và tiếng Khmer...


mời xem tiếp: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/paperless-stateless-vns-in-cbd-03232017101250.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.