Hôm nay,  

Giới thiệu hồi 31 tuồng hát bội Nôm: Tây Du Ký; Bài 1/3: Xung đột tâm lý thương giận của Hành Giả.

20/03/201708:56:00(Xem: 6466)

 Giới thiệu hồi 31 tuồng hát bội Nôm:

Tây Du Ký西遊記
Bài 1/3: Xung đột tâm lý thương giận của Hành Giả.
 
Nguyễn Văn Sâm


blank

 
Tuồng hát bội viết bằng chữ Nôm Tây Du Ký là một bộ tuồng vô cùng quý giá về mặt hình dạng chữ Nôm thế kỷ 19, cũng như về mặt tuồng tích bộ môn hát bội trong thời kỳ sung mãn nhứt của bộ môn nầy. Trước tới giờ chưa có ai phiên âm hay giới thiệuTây Du Ký vì tuồng quá dài, (100 hồi, mỗi hồi từ 30 đến 50 trang viết tay) lại chỉ có một bản viết tay duy nhứt lâu nay chứa bên Pháp (EFEO, Paris).

Chúng tôi xin tóm lược với trích dẫn giới thiệu hồi thứ 31 vàđưa ra những ý chánh tiềm ẩn trong hồi nầy. Cũng xin nhắc lại là ông Nam Cư, một học giả chuyên về văn học Miền Nam trong khi giới thiệu tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên nói tuồng Tây Du Ký cũng là tác phẩm của Bùi Hữu Nghĩa. Ta cứ tạm coi như đây là một phần văn tài của Thủ Khoa Nghĩa trong khi chờ đợi một xác định nào khác.

Hồi 31 nầy gồm hai màn chánh:

1. Trư Bát Giái nghĩa thích Hầu vương: Bát Giái vì nghĩa thầy trò với Tam Tạng giảng giải và nói khích tướng để hầu vương Hành Giả đi cứu thầy vì hầu vương đã bị thầy giận đuổi ra khỏi đoàn đương vui thú điền viên với đám khỉ của mình.

2. Tôn Hành Giả trí hàng yêu quái: Tôn Hành Giả với tài trí của mình đã vô hiệu hóa con yêu Hoàng Bào để cứu thầy đồng thời cứu nạn nàng công chúa nước Bửu Tượng đã bị con yêu Hoàng Bào bắt làm vợ 13 năm nay.

Sau khi giới thiệu, chúng tôi nói chút ít ý nghĩa của hồi nầy nhắm vào tính hư hư thiệt thiệt của những sự kiện. Sự hư thiệt tiềm ẩn trong các sự kiện của hồi, giải thích hay cảm nhận tùy theo từng người đọc.

Hư hư thiệt thiệt trong tình trạng Con hổ và thầy Tam Tạng.

Hư hư thiệt thiệt trong dạng Phụ nhân của Hành Giả.

Hư hư thiệt thiệt trong dạng Con yêu quái và vị Khuê tinh.

Hư hư thiệt thiệt trong tình yêu giửa Khuê tinh và thị hương ngọc nữ.

Hư thiệt trong tình thầy trò giữa Tam Tạng và Hành Giả.

 

****

 

Khi thầy mình bị con yêu quái Hoàng Bào dùng tà thuật định hình hóa thành một con cọp, người bạn đạo Sa Tăng cũng đã bị bắt giam, chỉ còn hy vọngchót để cứu thầy là cầu cứu Tôn Hành Giả, Bát Giái lần mò đến động Thủy Liêm của hầu vương Hành Giả, chịu để cho chúng tiểu hầu bắt đem về giao cho hầu vương. Khi gặp nhau Hầu vương ‘làm bộ’ giận mắng nói rằng mầy đã lén nói xấu tao, tai tao nghe rất rõ ràng chuyện ấy dầu tao ở xa do có lổ tai đặc biệt:

Mầy tua chớ khua môi,

Tai tao nghe rất rõ.

Mặt mỗ thế gian ai có,

Ba mươi trời nó cũng thông.

Tai tao thiên hạ vốn không,

Mười Thập Điện Diêm Vương cũng thấu.

Vậy thì để trị cái tội dám khi dễ mà nói xấu sau lưng tao, tao sẽ thưởng cho mầy  vài ba chục hèo rồi dùng gậy sắt đánh đuổi đi:

Mầy hằng quen thói cũ,

Dám lờn dễ tới ta.

Tiểu hầu quân côn nọ đem ra.

Đánh hai chục nhứt thời kiến diện[1].

Hai chục nữa đánh hay nài kiện,

Rồi ta dùng sắt bổng tống hành[2].              (t2b)

Bát Giái sợ quá, van lạy xin vị tình thầy Tam Tạng mà tha mạng thì bị mắng đừng có nói tên Tam Tạng với tao:

Ai rằng mà Tam Tạng tôn sư!

Người nhơn nghĩa vốn ta vì lắm[3]!

Bát Giái thấy vậy day qua xin vị tình Phật bà Quan Âm. Nghe nói tới Quan Âm là người ơn của mình, Hành Giả bớt giận và hỏi Tam Tạng mắc nạn lúc nào, ở đâu vì biết rõ bụng dạ Bát Giái, anh ta đến đây vì chuyện  đó chứ không vì chuyện khác:

Mỗ cũng vì Quan Âm Bồ Tát,

Ngươi nói ngay thời mỗ mới tha.

Thiệt Đường tăng mắc nạn bao giờ?

Cho nên nỗi đến đây dối mỗ!

Với sự lẻo mép thường có, Bát Giái ba hoa rằng mình đến thăm vì nhớ đại huynh. Hành Giả mắng ngay rằng mầy là thằng ba xạo, tao biết tỏng tòng tong rằng Tam Tạng đương mắc nạn vì ông ta là người có thể nói là ‘nhẹ bóng vía’ hễ đi ra đường chắc chắn là mắc nạn thôi, tao ở đây mà vẫn luôn  lo đau đáu vì chuyện đó:

                Thằng quỷ hèn quen thói gian hùng,

Trước mặt mỗ sao mà dám dối.

Như mỗ nay:

Thân tuy ở Thủy Liêm động khẩu,

Lòng dễ quên mấy kẻ lấy kinh.

Ai chứ như Tam Tạng nầy, đi ra thời:

Nơi nơi đều mắc đảng yêu tinh,

Chốn chốn ắt lầm trong tai nạn[4].                                               (t3a)

Như tài gã man[5] ta sao đặng.

Ngươi nói nghe ta mới nhiêu dung.[6]

Bát Giái nghe hét lịnh trị tội nói dối thì mơn trớn rằng mình tưởng đại huynh dễ bị gạt nên tính gạt, đại huynh đã hiểu thì tôi xin kể hết chuyện thiệt nhưng trước nhứt xin đại huynh mở trói cho tôi:

Đầu chúng tôi tưởng dối cũng xong,

Mời huynh trưởng tới mà gỡ rối.

Lại tưởng nỗi sư huynh ắt tối[7],

Dối cũng xong, tôi nói cũng xong.

Ai hay là tâm địa rất thông[8],

Xin truyền mở thời tôi cung thiệt[9].

Được tha, Bát Giái kể chuyện đi thỉnh kinh đến núi Uyển Tử thì thầy bị yêu quái Hoàng Bào bắt và làm phép cho thầy biến thành con cọp :

Tích nhựt đồ kinh[10] Uyển Tử san.

Hoàng Bào yêu quái tối ngang tàng,

Tôn sư dĩ bị tha cầm tróc,

Kim tại thành đô hóa hổ lang.

Trước ảnh tan đàn xẩy nghé với việcđại sư huynh đã bỏ đoàn, tiểu sư đệ Sa Tăng bị bắt giam, thầy bị hóa hổ, còn lại mình tôi bơ vơ không biết làm gì, muốn tung hê hết đi về gia trang Cao lão sống đời nhàn nhã với vợ đẹp… nhưng nghe lời khuyên của Tiểu Long – đã hóa than thành con ngựabấy lâu nay – nên đến đây cầu viện sư huynh. Tôi biết sư huynh không hờn giận vì chuyện cũ bị thầy quở phạt đuổi đi, chắc chắn sẽ vui lòng đi cứu thầy:

Tôi muốn nhơn sư đệđiêu tàn[11],

Đặng trở lại ở cùng Cao lão.

Ai hay nỗi Tiểu Long tâm hảo[12],

Bảo tôi thời đáo thỉnh sư huynh.

Rằng sư huynh một đấng anh hùng,

Độ lượng rộng màng chi cựu ố[13].

Hành Giả nghe vậy trong lòng nao nao nói sao ngươi không đem tên ta ra hù dọa nó như ta đã dặn ngày trước. Câu hỏi nầy cho thấy trong sâu thẳm của lòng Hành Giả vẫn yêu thương thầy mình, không chấp nhận sự kiện thầy mình bị nạn.

Thuở sư đệ phân vân nam bắc,

Đã hết lời dặn bảo đông tây[14].

Hễ yêu ma có phạm tới thầy,

Đại đồ đệ ấy là tên tớ.

Nay sư phụ gian nguy khôn gỡ,

Sao nhà ngươi chẳng nói tới ta[15]?

Bát Giái được dịp thì vừa trả lời vừa khích tướng rằng mình đã có đem tên Ngộ Không ra dọa nhưng thằng yêu quái kia rất dữ, nó nói là Ngộ Không thì kệ Ngộ Không nó chẳng sợ, nếu Ngộ Không đem mạng đến đây nạp thì nó cũng bắt ăn thịt theo kiểu của nó:

Nó nói rằng:

Đại đồđệ thây ai đồ đệ[16],

Tôn Ngộ Không trối kệ Ngộ Không.

Không tới đây ta hãy còn dong[17],

Bằng nó tới ta càng may lắm.

Đánh ba hiệp bắt chàng[18] tại trận,

Đem về thời mặc sức ngỏa nguê[19],

Da lột ra, gân cũng kéo ra.

Xương ăn hết, lòng đều ăn hết.

Nó thời ốm thịt đà hôi khét,

Đã có dầu nấu nó cũng xong[20].

Hành Giả nghe thuật lại có đứa hăm nấu dầu mình, lột da kéo gân mình lại còn chê mình ốm nhom thịt khét thì giận cành hông, quyết chí đi tìm kẻ thù. Trướckhi lên đường tuyết hận Hành Giả còn nói ta đi mục đích trả thù Hoàng Bào thôi, còn chuyện cứu Tam Tạng thì chưa tính tới, có thể sẽ về hưu dưỡng ở Hoa Sơn động khẩu sau nầy…:

Lẽ thời mỗ an miền sơn thủy.                      (t4b)

Vì Đường tăng không rõ chính tà.

Giận Hoàng Bào sao dám dễ ta,

Cho nên mỗ phải theo nhà gã[21].

Thằng yêu nọ nhứt thời cầm nã.

Mỗ lại về Hoa động dưỡng nhàn[22].

Thế rồi Hành Giả thay đổi y phục, dặn các đệ tử tiểu hầu ở lại giữ động, phải siêng năng luyện tập trận đồ, đừng lang thang xa động, mình sẽ về không bao nhiêu lâu. Đoạn nầy tác giả có bài xướng chia tay rất cảm động,

Chúng hầu và Hành Giả cùng Bắc xướng:

Ai ta gia gia hề, Ai ta gia gia hề!

Kim nhựt vân xa, Lưu ngã nhi tôn hề,

Động khẩu như hà, Biệt thời dung dị hề!

Thời nan tái phản, Diên tiền khuynh thủ hề,

Thanh lệ ba ba!

Hành Giả xướng:

Bỉ nhi tôn hề, Bỉ nhi tôn hề!

Thận vật tư ta, Thận vật tư ta!

Thủy Liêm động hề, Bản thị ngô gia!

Kim triêu khứ hề! Lai triều tái phản,

Bỉ nhi tôn hề, Thận vật tư ta[23]!

Từ giả xong hai người cỡi mây ra đi. Tới một đại dương nọ Hành Giả thấy rằng mình cần tẩy hết yêu khí trong mình do bị bám trong thời gian ở động bèn xuống tắm rửa, tẩy trần:

Đã tới miền Đông hải thương minh,

Lại gần chốn Tây thiên cảnh giái.

Bát Giái ngươi tua đứng lại,

Chờ ta xuống biển rửa mình,

Kẻo mấy lâu những khí yêu tinh,

Nay rửa sạch mới toan gần Phật[24].

Màn nầy nổi bất nhứt là tâm lý phức tạp của Hành Giả: Thương giận thầy lẫn lộn xung đột trong nội tâm. Tình thương thì sâu đậm nhưng ẩn chứa trong lòng ít khi xuất hiện.  Nỗi giận hờn tuy  ít nhưng phô diễn ra trên lớp tận cùng bên ngoài của tâm thức, mãnh liệt như sóng biển khiến hầu vương cũng nói lên sự bực tức của mình khi có dịp.

Luôn luôn Hành Giả xác định rằng mình ra đi theo Bát Giái là đi trả thù, không phải đi cứu Tam Tạng. Trả thù rồi sẽ về Hoa San động hưởng nhàn. Ai ai cũng biết rằng câu nói nầy không thật lắm, nó chỉ là cái cớ làm cho tình thương được hiện thực vì giết kẻ thù Hoàng Bào tức là hoàn tất hơn nửa đoạn đường cứu thầy. Cứu được thầy chắc chắn rằng sẽ thấy rõ tương lai thầy bấp bênh nếu không có mình, cho nên chỉ còn nước theo thầy hộ giá mà thôi. Chúng tiểu hầu ở động biết rõ điều nầy hơn cả lòng Hành Giả nên đã khóc coi như tiễn biệt Hầu vương.

Trong khi đó thì, như đã nói ở trên, tình thương thầy của Hành Giả bộc lộ khi ông hỏi: Thiệt Đường tăng mắc nạn bao giờ, hay lúc Hành Giả thú thiệt rằng mình nhớ thầy cùng bạn đạo: Thân tuy ở Thủy Liêm động khẩu, Lòng dễ quên mấy kẻ lấy kinh...  Hoặc có vẻ tức giận khi tưởng rằng Bát Giái không nhắc tới tên mình khiến cho yêu quái lộng hành làm cho thầy mắc nạn... Hễ yêu ma có phạm tới thầy, Đại đồ đệ ấy là tên tớ. Sao mầy không nhắc?

Cũng trong sự không thể che giấu khiến tình thương lộ ra khi Hành Giả nói: Chỉ nhân sư phụ phùng tai nạn,  hà nại cù lao vạn lý chinh. Vâng, thương thầy hoạn nạn nên mình cực nhọc bao nhiêu cũng không nề hà. Cái giận thầy quá nhỏ không che hết được tình thương thầy mênh mông hơn, và Hành Giả hăng hái lên đường, hăng hái tẩy sạch yêu khí, sửa soạn đón Phật tâm trong khi sẵn sàng trừ gian diệt bạo.  Tuồng Nôm chúng ta không biết nó nên không thấy được cái hay, cái tài giỏi trong sự sáng tác của ông bà mình.

Phiên âm và giới thiệu tuồng Nôm với nhiều mục đích, trong đó có mục tiêu đem đến cho quảng đại quần chúng cái nhìn đứng đắn về tuồng hát bội Nôm.

  

Ghi chú:

Bản tuồng Tây Du Ký tuy dựa trên truyện Tây Du Ký, nhưng cái hay của bản mô phỏng phần nhiều là do tài của người chấp bút. Khảo sát tuồng là tìm hiểu một khía cạnh của văn hóa Việt cũng như nghiên cứu về Đoạn Trường Tân Thanh, dính dấp tới văn hóa Trung Hoa có thể nói là tối thiểu. Ba (03) bài giới thiệu nầy dựa trên bản phiên âm toàn hồi 31 của chúng tôi. (NVS)

  

 

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA, March 17, 2017)

  



[1]Đánh hai chục hèo gọi là lễ ra mắt. Hành Giả cũng biết khôi hài ghê!

[2] Chữtống hành送行nầy Bát Giái nghe đã rỡn tóc gáy: Đưa đi, cũng có nghĩa là tống biệt vào cõi chết.

[3] Ta nên hiểu câu nầy như là lời mai mỉa vì lòng Hành Giả còn giận hờn: Nói chuyện ông Tam Tạng làm chi, ông ta là người nhơn nghĩa, tôi kính trọng lắm!

[4] Cái tình thiệt trong thâm tâm của Hành Giả làđây: Thân tuy làm ma vương ở Thủy Liêm động nhưng lòng vì kinh vì Phật, nghĩ tới Thầy mình luôn.

[5]Man 瞒: Lừa dối.

[6]Nhiêu dung饒容: Tha tội.

[7] Tưởng anh tối dạ. Than ôi ở đời nhiều kẻ nghĩ rằng người khác tối dạ hơn mình!

[8] Làm bộ chê trước để khen sau. Tâm lý dử ha!

[9]Cung thiệt供舌: Khai không dối trá. Chữcung cho thấy Bát Gái dùng lời rất là tâm lý, tự hạ mình như là tội nhơn.

[10]Đồ kinh途経: Trên đường đi thỉnh kinh.

[11] Nhân lúc thầy trò tan nát.

[12] Ai dèđâu Tiểu Long có lòng tốt. Tâm hão, tức hão tâm, dùng theo kiểu Việt Nam để hợp vần với Cao lão ở trên.

[13]Cựu ố舊惡: Chuyện ghét bỏ nhau ngày trước.

[14]Đông Tây: chuyện nầy chuyện kia, vật nầy vật kia.

[15] Sao chẳng đem tên ta ra mà dọa nó?

[16]Thây ai đồ đệ : Kệ thằng đồ đệđó. Thây ai, thây nó… là hai nhóm chữ người miền Nam trước đây hay dùng để chỉ mình bỏ qua, không cần đểý.

[17]Dong容: tha cho, thứ cho.

[18]Chàng払: Đây là chàng ta, anh ta, hắn.

[19]Ngỏa nguê瓦危: Thích thú vì được thưởng thức điều gì, món gì mình ưng ý lắm. Tựđiển của Huình Tịnh Của: Ngỏa nguê: Đủ no mọi vẻ, bỉ bàng chẳng thiếu sự chi. Chữ ngỏa nguê dùng ởđây quá gợi hình, rất có giá trị.

[20]Nấu dầu là một thứ hình phạt kinh khủng, thường chỉ việc trị tội dưới âm phủ nên Ngộ Không nghe mình bị cho nấu dầu là quá giận.

[21] Ngộ Không nói mình theo Bát Giái vì giận Hoàng Bào..

[22] Khi mà thằng yêu đó bị bắt rồi thì ta lại về hoa sơn động. Lời nói nầy Hành Giả lập lại sau đó chứng tỏông còn gận thầy và thấy việc đi thỉnh kinh nhiêu khê vì nhiều vấn đề nội bộ hơn là bên ngoài.

[23] Các con cái ta, xin đừng than thở. Thủy Liêm động phủ, là nơi ta ở. Ngày nay ra đi, ngày sau lại về. Các con cái ta xin đừng than thở. Tư ta咨嗟: than thở, than van. Khúc xướng chia ta nầy quá buồn dầu có không bao nhiêu chữ! Người sángtác quả là tài năng!

[24]Đoạn nầy thiệt hay, cho thấy cái tâm thành của Ngộ Không.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.