Hôm nay,  

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

2/3/201700:03:00(View: 9748)

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

 

Bùi Văn Phú

 

Một tuần sau khi nhậm chức, hôm 27/1/2017 Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ với những hạn chế mới.


Tôi phản đối sắc lệnh này vì nó có thể vi phạm pháp luật hiện tại và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Theo sắc lệnh này, việc nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ sẽ tạm đình chỉ 4 tháng.


Đối với bảy quốc gia gồm Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia thì các chương trình tị nạn, di dân sẽ bị đình hoãn cho tới khi Bộ Ngoại giao xem xét lại thủ tục thanh lọc những người muốn vào Mỹ, sau đó sẽ tham khảo với giới chức an ninh và quốc phòng để bảo đảm những người được cho vào Mỹ sẽ không đe dọa an ninh Hoa Kỳ.


Bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh là những nước với đa số dân theo Hồi giáo. Riêng người dân từ Syria sẽ không được vào Mỹ với tư cách tị nạn cho đến khi có lệnh mới.


Chiều ngày 28/1/2017 hơn một trăm người có nguồn gốc từ 7 quốc gia vừa kể và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ đã bị nhân viên di trú tra vấn khi qua các phi cảng New York, Philidelphia, Los Angeles và San Francisco.


Hàng nghìn người đã kéo đến phi trường biểu tình phản đối chính sách mới của chính quyền Trump. Nhiều nhà hoạt động dân quyền và luật sư di trú đã có mặt tại chỗ để tìm cách giúp những hành khách bị ảnh hưởng.


Tôi cho rằng việc hành khách từ 7 quốc gia đó bị tra vấn thêm là điều vi phạm luật lệ hiện hành vì mang tính phân biệt đối xử.


Nhiều người Việt có thẻ xanh, đi Việt Nam rồi trở lại Mỹ không có ai bị tra hỏi thêm hay làm khó dễ liên quan đến di trú, nếu đã không có hành vi phạm pháp. Những người từ các quốc gia khác cũng thế, nếu là thường trú nhân Hoa Kỳ cũng không gặp khó khăn khi trở lại Mỹ.


Thế thì tại sao người dân từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới, cũng có thẻ xanh, nhưng chỉ vì họ đến từ những quốc gia đạo Hồi thì lại bị đối xử khác biệt?


Tổng thống Trump cho rằng sắc lệnh đó nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho nước Mỹ.


Nhiều người phản đối lập luận vừa nêu và cho rằng điều đó sẽ không giúp cho an ninh của Mỹ mà còn có ảnh hưởng xấu tới Hoa Kỳ trên thế giới.


Hầu hết các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ và cũng có một số vị dân cử thuộc Đảng Cộng hòa như các Thượng Nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham phản đối sắc luật này.


Các nhà ngoại giao là những người trực tiếp thi hành chính sách tị nạn và di dân của chính phủ Mỹ. Sắc luật mới đã khiến cả nghìn giới chức ngoại giao làm việc tại nhiều nơi trên thế giới bày tỏ ý kiến không đồng tình với chính sách mới của Tổng thống Trump.


Các tổ chức bảo vệ dân quyền mạnh mẽ phản đối và ngay lập tức Liên đoàn Dân quyền Mỹ (American Civil Liberties Union, A.C.L.U) đã đứng đơn kiện hành pháp. Một thẩm phán ở New York ngay sau đó đã ra án lệnh tạm thời không cho giới chức di trú giam giữ những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh.


Có những ý kiến cho rằng nếu để những người có gốc Hồi giáo nhập cư là sẽ gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố.


Chính quyền Trump đưa ra lý do an ninh, vì sợ khủng bố xâm nhập vào Mỹ. Nhưng 19 tên khủng bố tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 không phải là người từ 7 quốc gia được nêu tên trong sắc lệnh của Tổng thống Trump. Trong 19 tên khủng bố đó, 15 tên đến từ Saudi Arabia, còn lại từ Ai Cập, Lebanon và United Arab Emirates.


Đồng ý rằng vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ năm 2001 khiến 3.000 người thiệt mạng là một biến cố kinh hoàng. Từ đó các chính sách và biện pháp an ninh của nước Mỹ đã hoàn toàn thay đổi để bảo đảm những vụ tấn công như thế sẽ không xảy ra nữa.


Tại Hoa Kỳ từ đó đến nay đã có thêm một vài vụ tấn công khác mang tính cách khủng bố, như ở Florida và California mà kẻ chủ mưu có nguồn gốc từ quốc gia theo đạo Hồi.


Nhưng trong nội địa nước Mỹ cũng đã có nhiều vụ tấn công giết người hàng loạt không do người Hồi giáo chủ mưu.


Vụ đánh bom vào tòa nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995 làm 168 người chết, mấy trăm người bị thương. Giáng Sinh năm 2012 có nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook gây tử vong cho 21 học sinh.


Năm 2007 một sinh viên gốc Nam Triều Tiên dùng súng tấn công vào trường Virginia Tech University cũng gây tử vong cho 32 người.


Năm 1991 ở Sacramento, California, có ba anh em gốc Việt đem súng vào một tiệm bán đồ điện tử bắt giữ người làm con tin và gây tử thương cho 6 người.


Nhưng chính sách di trú của Hoa Kỳ đã không có những thay đổi nhắm vào người tị nạn hay di dân từ Nam Triều Tiên hay Việt Nam.


Hơn 40 năm đã trôi qua từ đợt di tản của người Việt tị nạn cộng sản năm 1975. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nhiều vị dân cử Mỹ thời đó đã không đồng ý với chính sách của Tổng thống Gerald Ford cho nhận người Việt vào Mỹ định cư. Phản đối mạnh mẽ nhất là các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ như Thượng Nghị sĩ Joe Biden (sau này là phó tổng thống), Thượng Nghị sĩ George McGovern, và Thống đốc California thời đó là Jerry Brown.


Khi có làn sóng vượt biển thì Tổng thống Jimmy Carter đã giang tay đón nhận thuyền nhân và sau nhiều chương trình cho người Việt vào Mỹ định cư như H.O., con lai, ROVR, đến nay vẫn còn chương trình đoàn tụ gia đình đã cho hàng trăm nghìn người Việt có cơ hội định cư tại Mỹ.


Thế thì tại sao chính sách mới của Tổng thống Trump lại ngăn cản những người đến từ một vùng đất khác hay có tôn giáo khác vào Mỹ? Đó là lý do tôi phản đối sắc luật này vì có tính phân biệt đối xử căn cứ vào chủng tộc, tôn giáo.


Người Mỹ gốc Việt cũng đều là người tị nạn chạy trốn áp bức hay di dân vào Mỹ để tìm cơ hội thăng tiến đời sống. Những người đến Mỹ từ những quốc gia khác cũng chỉ có mơ ước như chúng ta.


Hoa Kỳ là một quốc gia hình thành và phát triển bởi những di dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Trước khi có biến cố 11/9 đã có nhiều công dân Mỹ với nguồn gốc từ những quốc gia đạo Hồi và, cũng như mọi di dân khác chọn Hoa Kỳ làm quê hương, họ đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước này.


Steve Jobs sáng lập ra công ty Apple là người gốc Syria.


[Nguồn: VOA]

blank

H01: Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

blank

H02: Người tị nạn Việt rời trại Bataan, Philippines đi Mỹ định cư năm 1987 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


Reader's Comment
2/3/201715:06:40
Guest
I think this writer has memory problem don t know how old is he ? even his name what was his background ? Could you (writer this seedion) tell yourself to Vietnamese about your background pls?
2/3/201714:55:37
Guest
Chắc ông Bùi văn-Phú còn nhớ rất rõ là Jerry Brown, Thống-đốc Ca-li thuộc đảng Dân-chủ của Ông( Phú) đà từ chối Tỵ-nạn Cộng-sản Việt nam vào Ca-Li (lúc đó đã không có khủng bố như hiện nay). Tôi nghĩ Ông Phú, cũng là Tỵ nạn Việt, nên học thuộc bài học Lịch-sử đau thương này, trước khi đặt bút viết bài .Một người có lương tri như Ông không nên có thái độ thiên lêch như vậy.Chỉ nên viết và nói những điều "chân thật" mà thôi. Viết "tầm phào" "ba láp " như Ông{Phú) chỉ tỗ cho VietUS khinh chê. Ông Phú nhớ rõ chưa.!!!! ???Vubinh
2/3/201714:49:35
Guest
Ông Phú ơi, ông muốn Tổng Thống Trump phải mở toang cửa biên giới như
ông Obama hay bà Clinton ? Người dân Âu Châu rất xúc động khi nhìn thấy
những người ở các quốc gia Trung Đông đang ở trong tình trạng chiến tranh,
vì thế họ mở rộng vòng tay tiếo đón, nào là Syria, Iraq, Pakistan v.v... Chuyện gì
đã xảy ra ở Bỉ, Đức, Pháp....sau khi những người tị nạn Hồi Giáo nầy được
yên nơi, yên chỗ ? Không phải tất cả người Hồi Giáo đều là khủng bố, nhưng làm
sao có thể biết được ai là ai ? Lịnh cấm tạm thời của ông Trump chỉ nhằm mục đích
xem xét lại vấn đề an ninh một cách kỹ lưỡng, cẩn trọng hơn nhằm bảo vệ sự
an toàn cho nước Mỹ, tuy rằng, không thể có biện pháp nào bảo đảm được
100% ngăn cản được những người Hồi Giáo quá khích lợi dụng làm người
tị nạn dể chờ cơ hội ra tay....
2/3/201713:31:24
Guest
Xin hỏi tác giả bài ông có biết thống đốc đang ngồi của tiểu bang CAL ngày xưa không cho người Việt tị nạn vô cư ngụ tại tiểu. Bang CAL , và củng mai là Việt cộng không cho người qua khủng bố nếu có thì sẻ bị cấm toàn nước mỷ ,
2/3/201711:49:51
Guest
Thưa anh Bùi Văn Phú,
<br></div>Khi so sánh giữa những người tị nạn VN năm 1975 và di dân sau này với thành phần tị nạn của một số nước ở Trung Đông là khập khiễng. Quốc gia nào cũng có những luật lệ, kỷ cương,... của Quốc Gia đó. Đừng vì cảm tính mà đưa ra một quan điểm không giống thứ gì nữa. Vắt tay lên trán suy nghĩ đi, sẽ thấy được câu trả lời cho anh. Tám năm rồi, đất nước tan hoang thi còn tiếc rẻ chi mữa mà không xoa bàn làm lại.
2/3/201709:10:51
Guest
Trump sẵn sàng để thiên hạ nói xấu về mình, nhưng cần nước Mĩ an toàn nhất có thể, điều này tốt hay xấu ?
Tôi ở đây, chắc chắn điều này tốt !
Tại sao Trump phải làm thế, hãy nhìn nước Đức hiện nay, Paris nữa kìa, danh sách khủng bố lên tới hằng trăm ttoàn là dân mới trong 7 quốc gia Trump chú ý !
Trong thời gian nghi hoặc cần phải thiết quân luật để truy lùng .... đó là việc Trump phải làm, vì trước ngày Obama về vườn đã thả cửa lỏng lẻo lắm để có những người chưa được kiểm tra kỹ cũng được ghi dang vào Mỹ !
Tại sao trong thời gian chuyển tiếp Trump đã lên tiếng nghi kị nhiều thứ mà còn bỏ nước Mỹ mà đi, biết đâu đi để được huấn luyện, để nhận chỉ thị ! Có thẻ xanh kể cả quốc tịch cũng cần rà soát lại ! Có thể cần tới máy kiểm tra nói dối !
An nguy và an toàn cho nước Mĩ, Phú phản đối, nhưng mười người như Nguyên tôi ủnh hộ ! Rõ ràng tôi thắng ?
Tha hồ kiện Trump, thoải mái ! Nguyên mà làm chánh án, tuyên bố Trump trắng án ! Trump được quyền, Trump đúng, làm vì an ninh trăm họ ! OK !
Khuyên Phú đừng múa mép, buồn lắm ! Một anh viết quyèn quyẹt, you giỏi bằng một luật sư của Trump không ? Huống chi Trump có cả dàn cố vấn trong mọi vấn đề ! Tốt nhất là im lặng vì càng nói, vết bút ccòn lại càng bị chê cười mãi !
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ UBTB Thượng Viện: Đánh giá của Cộng đồng Tình báo xác định Nga đã tiến hành một chiến dịch nhiều mặt chưa từng có để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.✱ NY Post: TT Trump phản bác về cáo buộc Nga đã giúp Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 là "kinh tởm"-“It’s fake news". ✱ Cựu TT Trump: Không có gì phải bàn cãi rằng giải thưởng của Tổ chức Pulitzer trao cho các cơ quan truyền thông dựa trên thông tin sai sự thật và bịa đăt. ✱ Ngày 27.5.2022, Cựu TT Trump: Những diễn biến trong phiên tòa hình sự đang diễn ra với Michael Sussman, cựu luật sư Chiến dịch Clinton năm 2016. Ông Sussman bị truy tố vì đã nói dối FBI ✱ Ngày 31.5.2022, bồi thẩm đoàn "phiên tòa hình sự" (do Công tố viên Đặc biệt Dunham triệu tập) công bố kết quả về cáo buộc "Ông Sussman đã nói dối FBI"... ✱ Ngày 3.6.2022, Cơ quan An Ninh Mạng (CISA) phổ biến bản văn tái xác nhận tuyên bố của cựu Giám Đốc CISA trước đây về cuộc bầu cử tổng thống 2020...
Sống lâu bao nhiêu đảng Cộng sản Việt Nam càng lộ ra nhiều “chứng tật”, nhưng ngoài chứng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống đang đe dọa sự sống còn của chế độ, cán bộ, đảng viên còn mắc bệnh “lười đọc báo đảng” khiến công tác xây dựng,chỉnh đốn đảng không đi đến đâu...
Dân tộc này chưa xét đến công/tội của ĐCSVN. Chuyện đâu còn có đó. Không nên cứ lật đật phong thánh cho nhau, và cầm đèn chạy trước ô tô, như thế. Nó cán cho chết mẹ...
Đã đến thời điểm quan trọng nhất trong sự tồn tại của Ủy Ban Đặc Biệt Hạ Viện điều tra vụ bạo loạn Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021. Tối Thứ Năm, 9 tháng 6 năm 2022, Ủy ban sẽ tổ chức buổi điều trần đầu tiên trên truyền hình. Sự kiện được phát sóng bởi hầu hết các mạng lưới và băng tần tin tức lớn. Đối với một số người, đây là cuộc điều tra kịch tính nhất của Quốc Hội, kể từ phiên điều trần vụ Watergate nửa thế kỷ trước. Còn một số người khác - những người ủng hộ của cựu Tổng thống Trump – họ ó thể nhắm mắt bịt tai trước các phiên điều trần.
Với cái thế nước chông chênh hiện nay, và trong tình cảnh thù trong/giặc ngoài như hiện tại mà nhà nước vẫn nhất định không chịu ăn chia với nhà chùa thì e chả phải là một quyết định khôn ngoan...
Chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine đang diễn ra cực kỳ sôi động. Điển hình là thảm cảnh dân chúng tỵ nạn ngày càng trầm trọng. Gần đây nhất, theo Phủ Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, kể từ khi có cuộc chiến cho đến nay, có trên 6 triệu 6 người dân tỵ nạn tại các nước lân cận, nhiều nhất là Ba Lan, và khoảng 7 triệu người tỵ nạn trong nước. Con số này sẽ còn thay đổi trong tương lai...
Kinh Kim cang là một trong những bản kinh quan trọng và sớm nhất trong kinh điển Phật giáo Đại thừa. Ở đây, chúng ta sẽ trình bày ý nghĩa của đề kinh Kim cang từ nguyên gốc tiếng Phạn và từ được dịch sang tiếng Hán. Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau. Prajñāpāramitā phiên âm tiếng Hán là Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nó có khả năng cắt chém như kim cang, hay chính xác: như sấm sét (búa thiên lôi). Hiện nay có hai bản dịch phổ biến: một là Kim cang Bát-nhã ba-la-mật do ngài La-thập dịch sang Hán; hai là Kim cang năng đoạn Bát-nhã ba-la-mật đa của Ngài Huyền Trang dịch.
Thông thường, khi người Mỹ gọi là "Big Lie", tương đương với "nói láo". Sự phân chia trong ngôn ngữ Việt, giúp con người xử lý với nhau theo mức độ nặng nhẹ. Bạn bè nói tào lao, nói xạo là chuyện bình thường. Nói xạo cao cấp gọi là "nổ". Nổ thường xuyên, nổ lớn, nhiều người tránh xa. Vợ chồng nói dối với nhau cũng là chuyện hay xảy ra, nhưng không có hậu quả lớn, thường chỉ khóc lóc, cãi cọ, quát tháo hoặc năn nỉ. Có bồ bịch bên ngoài mà về nhà nói với vợ hoặc chồng là không có, điều này là "nói láo", có khả năng đưa đến ly thân hoặc ly dị và đôi khi, giải quyết bằng thuốc chuột đưa đến tử vong. Vợ chồng có thể nói dối, đừng bao giờ nói láo. Xét chung, nói không đúng sự thật, dù có tên gọi khác nhau, vẫn có mẫu số chung là "không đúng sự thật." Muốn luận tội phải xem xét hậu quả của ý đồ và sự thiệt hại. Vì vậy, những tên gọi khác nhau có thể nhìn như tội danh khác nhau như ăn cắp vặt và ăn cướp ngân hàng.
Nhiều người đã đổ lỗi cho nhiều thứ, từ bệnh tâm thần đến chưa đủ an ninh, là nguyên do khiến các vụ xả súng hàng loạt thương tâm đang xảy ra với tần suất ngày càng cao ở các trường học, văn phòng và rạp hát trên khắp đất nước. Vụ mới nhất, xảy ra vào ngày 24 tháng 5 năm 2022, tại một trường tiểu học ở Texas và khiến ít nhất 19 trẻ em và 2 giáo viên thiệt mạng, là vụ xả súng hàng loạt thứ 213 trong năm nay - và là vụ thứ 27 diễn ra tại một trường học. Tuy nhiên, trong phần lớn các cuộc tranh cãi về nguyên nhân gốc rễ của bạo lực súng đạn hiện nay ở Hoa Kỳ, các nhà sản xuất súng lại thường không bị nhắc tới. Là một nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, giáo sư Michael Siegel cho rằng điều này thật kỳ quặc, vì có bằng chứng cho thấy văn hóa xung quanh việc sở hữu súng góp phần đáng kể vào bạo lực súng đạn. Và các nhà sản xuất súng giữ một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến văn hóa súng đạn của người dân Hoa Kỳ.
Câu nói của ông tài xế taxi khiến mặt tôi đỏ lên vì ngượng. Tất nhiên, tôi không dám ngượng thay cho dân Hà Nội...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.