Hôm nay,  

Tổng thống của ai

1/21/201708:10:00(View: 7698)
Tổng thống của ai
 
Bùi Văn Phú

Nước Mỹ đã có lãnh đạo mới là Donald John Trump, tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Lễ nhậm chức của Tổng thống Trump hôm 20/1/2017 đã đánh dấu một cuộc chuyển giao quyền hành êm thắm trong tinh thần dân chủ pháp trị.


Nhưng không khí chính trị nước Mỹ đang chờ đợi những sôi động và nhiều điều khó tiên đoán được với lãnh đạo mới.


Không như ngày này của tám năm trước, cũng là chuyển giao quyền lãnh đạo từ đảng cầm quyền sang cho đảng đối lập mà khi đó lòng dân hân hoan vui mừng và hy vọng.


Sáng ngày 20/1/2009, vùng Vịnh San Francisco tràn ngập niềm vui khi người dân có cơ hội theo dõi trực tiếp truyền hình lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama. Từ học sinh, sinh viên đến các tầng lớp dân chúng hầu hết đều reo mừng khi được chứng kiến một người da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ tuyên thệ nhậm chức lãnh tổng thống. Nhiều người, đặc biệt là người da đen, đã khóc khi được nhìn thấy hình ảnh đó.


Sinh viên Đại học Berkeley có truyền thống chống chính phủ, bất kể đó là lãnh đạo từ Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, nhưng hôm đó, một ngày nắng đẹp và se lạnh, tại Sproul Plaza, nơi nổi tiếng với những cuộc xuống đường chống chính phủ từ hơn nửa thế kỷ qua, nhiều nghìn sinh viên chăm chú theo dõi lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama được trực tiếp truyền đi qua màn hình lớn dựng lên giữa sân trường.


Khi Tổng thống Barack Obama vừa dứt lời tuyên thệ bảo vệ hiến pháp, sân trường vang vang những tràng pháo tay bày tỏ nỗi vui.


Năm nay không khí vùng Vịnh San Francisco khác hẳn. Ngay sau ngày bầu cử vào tháng 11 vừa qua với chiến thắng thuộc về Donald Trump, quanh đây đã có nhiều cuộc biểu tình chống đối tổng thống đắc cử. Nhiều người tham gia đã mang theo biểu ngữ với hàng chữ “Not My President” vì quan ngại những thay đổi chính sách sắp được ông Trump đề ra, nhất là về số phận của những người nhập cư lậu mà California hiện có hàng triệu cư dân, và về những phát ngôn mang tính bốc đồng, nhục mạ phụ nữ và sỉ vả mọi giới của ông Trump.


Ngày nhậm chức 20/1/2017 của Tổng thống Donald Trump cũng đã không được cư dân vùng Vịnh San Francisco hân hoan chào đón, mà trái lại từ San Francisco, Oakland, San Jose, Berkeley có xuống đường phản đối, như ở nhiều thành phố khác trên nước Mỹ.


Đến nay cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 còn là tiêu điểm của những điều tra từ các cơ quan công quyền và của giới truyền thông về sự kiện những email bị xóa từ máy chủ của cựu ngoại trưởng và ứng viên tổng thống Hillary Clinton, về những vụ xâm nhập vào mạng của ban vận động của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ và quan trọng nhất là sự kiện cho rằng Nga đã có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử hay không.


Tổng thống Donald Trump cũng sẽ tiếp tục là tâm điểm của những soi rọi, vì trước khi tranh cử tổng thống ông chưa từng giữ chức vụ nào trong tổ chức công quyền, vì thế nhân thân của ông chưa bị đặt dưới kính hiển vi để được xem xét cặn kẽ từng chi tiết về những gì ông đã làm trong kinh doanh, đã có quan hệ với những ai, cho đến chuyện tình cảm gia đình.


Vì chưa tham gia chính quyền nên ông Trump không có một hồ sơ về chủ trương lãnh đạo và các chính sách, điều này làm cho giới quan sát chính trị Mỹ, đối nội cũng như đối ngoại, và truyền thông hoang mang vì không biết tân tổng thống sẽ điều hành đất nước theo chiều hướng nào.


Giới truyền thông khuynh tả sẽ truy tìm để tấn công Tổng thống Donald Trump, cũng như truyền thông khuynh hữu trong nhiều năm đã nhắm tới để hạ uy tín của Tổng thống Obama. Ngay cả chính Donald Trump trước đây vẫn cứ cho rằng Tổng thống Obama không được sinh ra ở Mỹ.


Chiến thắng của Donald Trump làm ngạc nhiên rất nhiều người, nhất là truyền thông Mỹ mà đa số có khuynh hướng ủng hộ Đảng Dân chủ, vì thế đã nảy sinh ra dư luận cho rằng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ bị Nga làm thay đổi khiến cho một dân cử của Đảng Dân chủ là Dân biểu John Lewis mới đây phát biểu rằng Donald Trump không phải là tổng thống hợp pháp.


Nếu điều này là có thực, trách nhiệm trước hết thuộc về Tổng thống Barack Obama vì ông đã để cho tình báo Nga xâm nhập được vào các cơ quan công quyền của Hoa Kỳ.


Tôi ủng hộ những tiếng nói phản đối Tổng thống Donald Trump về những chính sách sắp có dưới sự lãnh đạo của ông, nhưng những người cho rằng ông không phải là một tổng thống hợp pháp tức là họ không công nhận các định chế công quyền của đất nước này.


Trước phát biểu của Dân biểu John Lewis, tổng thống đắc cử Donald Trump đã lên tiếng chê bai vị dân biểu này là người chẳng làm được gì mà chỉ nói – dù trong thực tế Dân biểu Lewis là một trong những người tiên phong của phong trào tranh đấu cho dân quyền thời thập niên 1960. Phản ứng lại với phát biểu của Trump và để bênh vực cho người đồng viện, 62 dân cử của Đảng Dân chủ đã quyết định tẩy chay lễ nhậm chức tổng thống. Trong số những dân cử tham gia tẩy chay có 13 dân biểu từ California, là tiểu bang mà Hillary Clinton đã chiếm được đa số phiếu trong kỳ bầu chọn vừa qua.


Dù biện minh hành động này bằng lí do nào đi nữa, sự việc các dân cử Đảng Dân chủ tẩy chay lễ nhậm chức của một tân tổng thống cho thấy nhiều thành viên của đảng này vẫn còn cay cú với kết quả bầu cử vừa qua.


Donald Trump được bầu chọn làm lãnh đạo Hoa Kỳ vì người dân Mỹ muốn có những thay đổi.


Tôi đã trải qua nhiều kỳ bầu chọn tổng thống Mỹ và nhận thấy là từ năm 1992 cử tri không muốn một đảng cầm quyền lâu quá, nên cứ mỗi 8 năm quyền lực lại chuyển từ đảng cầm quyền sang cho đảng đối lập. Năm 1992 Tổng thống Cộng hòa George H.W. Bush (Cha) chuyển quyền qua cho Tổng thống Dân chủ Bill Clinton. Tám năm sau Tổng thống Clinton chuyển quyền qua cho Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (Con). Năm 2008 có Tổng thống Dân chủ Barack Obama và giờ đây là Tổng thống Cộng hòa Donald Trump.


Hơn nửa thế kỷ qua, từ thời Tổng thống John F. Kennedy đến nay, ngoài 12 năm Cộng hòa liên tục nắm chức tổng thống với Ronald Reagan và Bush (Cha), còn lại đảng cầm quyền chỉ làm chủ Bạch Ốc dài nhất là 8 năm rồi quyền lãnh đạo lại được người dân chuyển qua cho đảng đối lập.


Tôi đã không ủng hộ ứng viên Donald Trump và sẽ lên tiếng phản đối nếu chính phủ mới có những chính sách về kinh tế, thuế, di dân, y tế, giáo dục hay quan hệ quốc tế mà tôi không đồng ý.


Nhưng kể từ hôm nay, Tổng thống Donald Trump là tổng thống của tôi, của mọi công dân Hoa Kỳ.


Với Donald Trump làm tổng thống thì có người vui và cũng có người không hài lòng. Nhưng đó là ý dân đã chọn. Tương lai tốt xấu ra sao tùy thuộc vào những chính sách do ông Trump đề xuất. Đồng ý hay không, bốn năm nữa chúng ta sẽ quyết định bằng lá phiếu của mình.


© 2017 Buivanphu

blank

H01: Sinh viên Đại học Berkeley xuống đường phản đối Tổng thống Donald Trump trong ngày ông nhậm chức 20/1/2017 (ảnh: Bùi Văn Phú)


blank

H02: Kêu gọi phản kháng chống lại Tổng thống Donald Trump (ảnh: Bùi Văn Phú)

 


Reader's Comment
1/24/201718:49:40
Guest
Lewis là trái bom thối PVP có hiểu không ?
- 304 phiếu đại cử tri đoàn vote cho Trump / 227 vote cho Hillary không có Nga tàu gì dính vào đó mà dám nói rằng Donald Trump không hợp pháp ! Rõ ràng một nghị sĩ mà nói ngu si đần độn như vậy !
Âm mưu của Obama và nhóm Lewis và dân chủ muốn làm một cú chót là muốn đảo chính, muốn dùng quân đội để xiếtt quân luật ngăn không cho Trump nhậm chức trong ngày đã ấn định 20/1/2016, PVP có biết không ? Lấy cớ vì ngoại quốc, vì Nga đã tác động bầu cử nên tạm hoãn điều tra ! Để trong thời gian điều tra thì Obama vẫn cứ tại vi, vẫn cứ tác oai tác quái làm những điều mình muốn, PVP có hiểu mưu nguy hiểm của những trái bom thối kiểu như Lewis không ? Một loại gian manh và tiểu nhân, tiểu tới độ rất ti tiểu !
Vì một khe hở rất nhỏ mà chính Trump đã phá nổi cuộc đảo chính ....
Trump thật tuyệt vời ! Dân Chủ, Obama, Lewis đã bị thế giới chỉ mặt nên bẽ bàng, không dám nhìn mặt TT Trump nên đành chui xó bếp vậy, giống như kiểu VN có câu - đẹp tốp khoe ra, xấu xa đậy điệm ! Loài sấp mặt Lewis đáng xấu hổ ! MLK là anh hùng, nhưng đầy tớ Lewis chỉ là thứ chó !
1/23/201715:42:54
Guest
81 khùng !
Bạn chỉ đáng ở vn để tung hô cs chứ sống ở Mỹ chật đất vì rõ ràng bạn là tên hèn người vn thế mà cũng xưng rằng có quốc tịch Mỹ. Nếu không phải TT/Trump của nước Mỹ của tôi thì tôi cho 5 đồng USA thêm cho có tiền mua vé one way về sống với cs nhé...đồng ý hay phản đối thì ít ra mình cũng có chút danh dự của người tự trọng chứ.
1/22/201718:58:06
Guest
Ai không chấp nhận Tổng thống Trump thì hãy can đảm cuốn gói về cố quốc mà sống . Xứ Mỹ không cần hạng người không biết tôn trọng luật pháp .Có lẽ chỉ là bọn ăn bám , bọn ở lậu và bọn con cháu cs mong được lưu lại trên đất nước xinh đẹp này .
1/22/201717:13:42
Guest
Thứ bảy 1/ 21/ 17, 2.6 triệu phụ nữ ở 50 tiểu bang Hoa kỳ và 32 quốc gia khác xuống đường biểu tình phản đối Trump khinh miệt phụ nữ, kỳ thị chủng tộc :

Hoa Thịnh Đốn : 500,000 người
Nữu Ước: 400,000 người
California: San Francisco : 100,000 người . Oakland: 60,000 người
Boston ( Mass.): 100,000 người

http://www.usatoday.com/story/news/politics/2017/01/21/chicago-womens-rally-massive-march-canceled/96882902/
1/22/201705:07:16
Guest
"Nhưng kể từ hôm nay, Tổng thống Donald Trump là tổng thống của tôi, của mọi công dân Hoa Kỳ (*)."
Sorry nghe ông Phú. Nếu ông noí lộn thì nên noí lại
Ông này là một tay ba chớp, ăn noí phức tạp ... không giống ai !!!
(*) Tôi là công dân Mỹ và ông Trump không phaỉ là Tổng Thống cuả tôi .
1/22/201704:44:59
Guest
Thôi rồi ! ông tông tông O3ma đã gạt lệ chia tay các fan của ông và ông phải di tản khỏi Nhà Trắng nhường quyền chủ nhân cho tổng thống 45 của Hoa Kỳ là ông Trum. Đảng Dân Chủ như hụt hẫng mất chỗ dựa quan trọng bao nhiêu trận đánh phá ông Trum như : Đòi đếm phiếu lại ,khủng bố tinh thần đại cử tri đoàn và trận đánh sau cùng là tố cáo bọn tình báo Nga ngố đã xâm nhập vào hệ thống bầu cử và anh Nga ngố tung nhiều tin để đánh phá bà Hillary Clinton ,đúng là anh Nga ngố là anh đểu dám cả gan vuốt râu hùm và anh Nga ngố có cái tính thiên vị là không phá ông Trum.
Cũng vì những nghi ngờ này nên tông tông Dân Chủ phải ra tay trước khi bye bye quyên lực.
Ông O3ma trở thành công dân bình thuờng thì Dân Chủ mất đầu tầu và các cáo buộc cũng trở thành dĩ vãng và các việc làm vừa qua của đảng Dân Chủ được đánh giá là những hành động không được đẹp và phần nào làm cản trở cho chính quyền chuyển tiếp.
Người dân lần đầu tiên thấy các cơ quan an ninh của ta mau mắn đi thu thập mọi tin tức ,từ tin của anh tình bao Anh đã về vườn ,tình báo vỉa hè ,tình báo nghi ngờ để hỏa tốc báo cáo cho tông tông O3ma trước khi về vườn.
Còn cái việc bà Hillary Clinton có thiết lập hệ thống i meo riêng tại nhà bà mà ba bốn năm các anh tình báo cũng ấm a ấm ờ chả tìm thấy một chứng cớ phạm pháp của bà ngoại trưởng.
Giờ thì ông Trum đã được ông xếp của Tối Cao Pháp Viện làm lễ tuyên thệ tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ với sự chứng kiến của Quốc Hội ,Quân Đội ,các Công Chức nhà nước và cả triệu người Mỹ tham dự ngày trọng đại của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Có một số bà phụ nữ phần đông là các bà Mỹ đen ,các bà Mễ ...cùng với các ông Mỹ đen ,dân Latino và các Fan cuông của đảng Dân Chủ vẫn không chấp nhận ông Trum làm tổng thống của Hoa Kỳ . Khổ cho các ông này là dù các ông bà nay có ầm ĩ phản đối thì cũng không làm thay đổi được vì hiến pháp của Hoa Kỳ phải được tôn trọng trên hết .
Phụ nữ xuống đường đòi các quyền của phụ nữ.
Ông tổng thống Trum mới tuyên thệ nhận chức thì làm sao làm mất các quyền của phụ nữ.
Còn các ông di dân lậu sống bất hợp pháp ,các ông lấy cái quyền gì mà đòi hỏi chính quyền phải thỏa mãn các quyền lợi mà các ông đòi hỏi.Các ông chỉ có quyền đòi hỏi ở nước của các ông thì mới hợp lệ.
Còn các ông bà Hồi Giáo nếu là người ngay lành không liên quan đến khủng bố thì đâu có ai bắt bớ bỏ tù.
Còn các ông Mỹ đen bị cảnh sát kỳ thị sao các ông không biểu tình với ông O3ma mà lại đi biểu tình ngày nhận chức của tân tổng thống.
Còn một số ông nghị đảng Dân Chủ không đi tham dự ngày tuyên thệ của tân tổng thống viện lý do là do Nga nên ông Trum mới đắc cử,mấy ông là những nhà lập pháp mà chính các ông luật cũng không thông ,thật tội các ông quá.
Ông Trum đã trở thành tổng thứ 45 của Hoa Kỳ ,những việc ông đã nói và đã hứa với công dân Hoa Kỳ ,chúng ta là những người Mỹ có bổn phận ủng hộ ông cũng có quyền giám sát những việc ông làm và chúng ta cũng có quyền phê phán những việc ông làm không có lợi cho người dân và đất nước Hoa Kỳ .
Cá nhân tôi tin là những ngày tháng phải đạo chính trị đã qua rồi.
Hãy nhớ cho nước Mỹ là một nước dân chủ và tự do nhất thế giới.
1/22/201702:06:40
Guest
Rất đồng ý với tác giả Vì evil versus devil nên tôi không bỏ phiếu cho một ai nhưng truyền thông "thổ tả" chơi Trump "lút ga" nên dần dần tôi có cảm tình với Vit-Xìtrum và "thương hại" Ổng ta. Nhưng dù bầu cho ai, là công dân Mỹ tôi nghĩ nên hành động như ông Bùi Văn Phú là howpj lý nhất. Rồi để 100 ngày sau hãy hành động.
1/21/201721:12:41
Guest
"Tôi đã không ủng hộ ứng viên Donald Trump và sẽ lên tiếng phản đối nếu chính phủ mới có những chính sách về kinh tế, thuế, di dân, y tế, giáo dục hay quan hệ quốc tế mà tôi không đồng ý"
Bùi Văn Phú LÀ CÁI...GÌ VẬY ? Tiếng nói của ông có trọng lượng chỉ của một (1) người là chính ông, cao lắm là thêm vợ ông nữa là hai (2). Vậy mà nói câu trên như TUYÊN CÁO.
Hợm hỉnh !
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.