Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Sương Nguyệt Anh: Nguyễn Ngọc Khuê

12/27/201600:01:00(View: 6285)
SƯƠNG NGUYỆT ANH: NGUYỄN NGỌC KHUÊ
(1864 - 1922)
 
Nguyễn Ngọc Khuê là nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Anh, quê tỉnh Bến Tre. Bà là con gái nhà nho Nguyễn Đình Chiểu. 
 
Bà có tiếng tài sắc, ông phủ Ba Tường làm quan cho Pháp là người có quyền thế, nhờ mai mối cùng đến nhà cụ Đồ Chiểu để cầu hôn, khách chưa kịp thưa lời thì cô Khuê đến bên cha: “Cha ơi, hôm qua cha đọc cho con nghe đoạn này phải không?” Rồi đọc to: “Sống làm chi theo quân phản đạo, quăng bùa hương, xô bàn đọc, thấy lại thêm buồn! Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ!”. Khách đành lủi thủi ra về, để tránh tai họa gia đình bà dời nhà đến ở Rạch Miễu, bà kết hôn với ông Nguyễn Công Tính, sinh một gái là Nguyễn Thị Vinh, chồng mất sớm. 
 
     Bà là người phụ nữ làm chủ bút tờ báo “Nữ giới chung” là tiếng chuông của nữ giới với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương, đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội đương thời. Báo ra mắt ngày 1-2-1918, tại Sài Gòn, là tờ báo của phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam.
 
Năm 1914, thế chiến thứ I bùng nổ, Pháp mộ lính người Việt, đưa đi làm bia đỡ đạn. Bà phản đối qua bài thơ chữ Nho “Chinh phụ thi”, bày tỏ tâm tình người vợ xót xa biệt ly chồng không hẹn ngày về, em bà là Nguyễn Đình Chiêm dịch ra Nôm:
 
Cỏ rạp thân mềm liễu rủ hoa
Chàng đi bao thuở lại quê nhà?
Nửa đêm trăng xế lòng ngao ngán
Chiếc gối quyên gào luỵ nhỏ sa!
Ải bắc mây giăng che bóng nhạn
Vườn xuân nắng tạc ủ mày nga
Nhớ nhau mấy lúc chiêm bao thấy...
Nghìn dặm lang quân biết chẳng là?!
 
Cảm niệm: Bà Sương Nguyệt Anh
  
Sương Nguyệt Anh, lo lắng núi sông
Hồng nhan, thi phú vững vàng thông
Chống Tây mộ lính, gìn nòi giống!
“Báo Nữ đầu tiên”, mong mỏi trông
  
Nguyễn Lộc Yên 


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.