Hôm nay,  

Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (33-35)

19/11/201600:01:00(Xem: 4550)

Chú Giải

Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký

 

Nguyễn Văn Sâm
   

 

(Chuyện 33-35. Sẽ đăng tiếp)

 

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.

Tại sao quyển truyện mỏng nầy lại có sức hấp dẫn như vậy? chính là nhờ ông Trương khi viết đã đưa ra hai mục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn

1. Giáo dục về luân lý. Người đọc cẩnthận sẽ thấy những bài học tốt cho cách ở đời, cách xử thế, ứng xử trong trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin..

2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện làm văn chương, mặc dầu điều nầy không hẵn là xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của người bình dân. Người đọc đón nhận cũng vì lẽ đó.

Ngoài ra vì tác giả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng có thể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng chữ của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự chú giải những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời.

  

Victorville, CA, tháng 11, 2016

 

 blank

33. Anh làm quan, em làm dân.

 

     Hai anh em ruột đi học với nhau một thầy, tháng ngày sôi kinh nấu sử[1] với nhau. Tới kỳ ra đi thi, người anh đậu được làm quan trấn nhậm nhằm chỗ người em ở. Mà vô tình, chẳng có đoài hoài tời lui thăm viếng gì hết thảy. Thiên hạ xầm xì xầm xả[2] với nhau: Lạ! Sao anh em ở với nhau như mặt trời mặt trăng[3]? (tr. 52)

     Người em mới bỏ chỗ ấy, mà xuống dưới rừng sác[4] mà ở. Thì may[5] người anh làm quan, đi vãng dân[6] tại chỗ ấy, mới ghé lại nhà, lấy viết, viết bốn câu thơ mà hỏi:

Tư bề sóng bổ xao.

Ở đây nhờ lộc nào?

Con cái đặng mấy đứa?

Sưu thuế đóng làm sao[7]?

     Người em lấy viết, viết lại bốn câu nầy:

Tư bề sóng bổ xuyên.

Ở đây nhờ lộc thuyền.

Vợ xé gai chằm lưới.

Chồng đánh cá đổi tiền[8].

 

 

34. Thằng chồng khờ, ngồi ăn có dây dụi.

 

     Có hai vợ chồng. Vợ thì lanh lợi tử tế, còn chồng thì có chứng láu ăn[9]. Hễ ngồi lại lua láu[10] ăn hối ăn hả. Cho nên vợ nó lấn lướt[11] nó đặng.

     Bữa kia có anh em bạn tới nhà chơi, nó nói với vợ nó: Có khách, mầy phải thưa phải dạ cho tử tế, kẻo người ta chê cười. Vợ nó ừ. Một lát nó làm bộ xăng văng[12] chạy vô hối dọn cơm, thoắng đi mà ăn[13]. Con vợ thấy nó đặng nề[14] làm rộn bộ[15] quá, ních chiếc đũa bếp lên đầu[16] nó một cái cốc. (tr. 53)

     Nó giả đò nó đánh vợ: Tao đã biểu cho săn tay[17] nghé! Chậm sao hơn là rùa!

     Khách nghe mới la: Cái anh thì thôi, để thủng thẳng cho chỉ mần! Đói khát gì mà hối dữ vậy?

     Lộn ra ngồi cầm khách một chặp lại chạy vô. Nó lại đánh cho nữa[18]. Đến chừng gần bưng cơm, vợ nó ngắt nó vô dặn: Nầy! Có người ta, ăn thì phải cho tề chỉnh, đừng có giữ theo chứng cũ gắp lia băng cung[19] mà xấu hổ, chúng cười. É, mà anh hay quên lắm! Để tôi cột cái dây dụi, hễ chừng nào tôi giựt cái dây dụi, thì gắp thì ăn.

     Xong xả rồi, ra mời anh em ngồi lại. Ban đầu còn giữ, khi vợ nó nhắp[20], thì nó và nó ăn. Vợ nó mắc xớ rớ trong bếp. Rồi thì con gà chạy ngang qua, mắc dây giựt lia! Nó ở ngoài tưởng vợ nó giựt lia, bỏ đũa xuống, hai tay bốc thuồn vào họng. Khách ngồi sửng, không biết làm sao, mà nó làm dị cục làm vậy.

 

 

35. Đại Trượng Phu, Chí Quân Tử với Phú trưởng giả.

 

     Thuở xưa kia có hai người anh em bạn thiết, một người tên là Đại Trượng Phu, người kia tên là Chí Quân Tử. Anh trước giàu có, anh sau thì nghèo. Năng tới lui chơi bời với nhau. (tr. 54)

     Hai vợ chồng anh Đại Trượng Phu thấy anh kia nghèo cực, thì nói: Thôi anh gnhèo không có vốn mà buôn bán, có muốn lấy năm ba trăm chi đó thì lấy, mà dùng làm vốn đi buôn cho té ra một hai đồng, mà chi độ thê nhi.

     Anh Chí Quân Tử nghĩ đi nghĩ lại, mình lấy thì được đó, hai vợ chồng cũng tử tế có lòng thương, mà mai sau rủi có lỗ hay là điều nào, thì biết lấy chi mà trả. Nếu không dám lãnh, nghèo thì chịu vậy: Cám ơn anh chị có lòng với em út! Tôi tính cũng không buôn bán chi, mà hòng lấy của anh chị khó lòng.

     Vợ chồng Đại Trượng Phu, nhà thôi đã đủ đồ, chẳng thiếu vật chi, đồ nữ trang cũng hiếm chẳng thiếu gì, mới tính với nhau lấy vàng đem cho thợ khéo, kéo chỉ ra đậu một con rùa vàng để chơi. Đưa năm lượng.

     Cách ít lâu, Quân Tử lại nhà chơi. Đại Trượng Phu, mới hỏi:

     _Anh đã có thấy rùa vàng hay chưa?

     – Rùa vàng hiếm chi, thiếu gì?

     – Không, không phải rùa vàng ngoài đồng đâu. Cái nầy là rùa vàng làm bằng vàng thật.

     – Cái thì chưa thấy.

     Đại Trượng Phu mới biểu vợ đi lấy đem ra coi. Coi rồi để trong cái dĩa, ngồi uống rượu, nói chuyện hoài, rót thêm rót thêm hoài, hai anh em nằm ngủ quên đi. (tr. 55)

    Thằng con trai anh Đại Trượng Phu đi học trường xa, chạy về thăm nhà. Thấy con rùa tốt gói trong khăn cầm, đem đi chơi. Đến khi tỉnh dậy, quên lửng con rùa vàng.

     Quân Tử từ giã kiếu về, một chặp lâu Đại Trượng Phu sực nhớ lại con rùa, chạy về hỏi vợ, vợ nói không cất. Khó a! không biết tính làm sao, không có lẽ nghi cho anh em, người có bụng dạ tốt.

     Bữa kia Đại Trượng Phu đi lên nhà Quân Tử chơi, thì hỏi mánh rằng: Hôm trước đó, con rùa vàng anh có cầm về chị coi không? Chẳng lành thì chớ! Quân Tử sợ anh em nghi, thì chịu bốc lấy mình có cầm về. Đại Trượng Phu mới nói: Thôi để đó mà chơi, hề gì.

     Bước hơn ra về, hai vợ chồng Quân Tử không biết tính làm sao lo mà trả cho được, người ta thấy mình nghèo, người ta nghi cũng phải, không phép chối[21] đi. Vậy mới bán nhà bán cửa, dắt nhau đi tới với ông Phú Trưởng Giả giàu có muôn hộ, vào lạy ổng, xin ở làm tôi, mà xin năm lượng vàng[22] làm rùa mà trả cho ảnh. Ông Phú Trưởng Giả nghe biết việc, thì lấy vàng, kêu anh thợ làm con rùa vàng rước tới làm, rồi giao cho hai vợ chồng đem về trả. Mà không cho cố thân[23], giúp mà thôi. Đàng kia cũng không chịu, cứ ở làm bộ hạ chơn tay[24].

     Cách đôi ba bữa, con trai Đại Trượng Phu, (tr. 56) chơi no[25] con rùa, cầm về đi thăm nhà luôn trót thể, vào mới hỏi: Cha mẹ thì thôi! Hổm nay là tôi, phải người ta lạ, người ta đã lấy mất con rùa vàng đi còn gì? Hai vợ chồng chưng hửng, lấy làm lạ: Mẻ! Rùa nào con mình lấy đi chơi? Rùa nào anh kia đem trả, không hiểu được.

     Mới định chừng có khi anh Quân Tử sợ mình có nghi lòng ảnh, nên mới làm của khác đem mà thế.

     Đại Trượng Phu lật đật chạy lên trên nhà Quân Tử hỏi thăm, thì người ta nói: Quân Tử đã bỏ xứ đi đâu trên ông Phú Trưởng Giả, cố thân mà lấy vàng thường con rùa vàng nào đó, nghe nói vậy, không biết nữa.

     Nghe vậy lại càng thêm lo. Tìm tới nhà Phú Trưởng ông, hỏi thăm có hai vợ chồng Quân Tử hay không. Người ta nói có. Kêu ra, hai đàng khóc ròng. Đại Trượng Phu vào trả con rùa vàng cho Phú ông, mà lãnh vợ chồng Quân Tử về. Phú ông là người nhơn[26], không chịu lấy rùa: Ảnh có mượn của tôi sao anh trả? Còn hai vợ chồng Quân Tử, tôi có bắt buộc chi, mà anh xin lãnh?

    Tính không xong, trả vàng không lấy, hai vợ chồng Quân Tử mắc nợ không đi, trả rùa cho Quân Tử, Quân Tử không lấy. Túng mới đề điệu nhau ra quan, mà xin quan xử.

    Té ra ba nhà hết thảy đều thật là người ngay lành trung trực, chẳng biết kể của cải ra (tr. 57) giống gì[27], nguyên lo tu đạo đức, lấy nhơn ngãi mà ở với nhau. Ấy mới thật là người quân tử.

 

 

 



[1] Sôi kinh nấu sử: Học hành cần mẫn. "Sĩ thì nấu sử sôi kinh, Làm nên khoa bảng công danh để truyền." (Cadao)

[2] Xầm xì xầm xà: Xì xầm.

[3] Như mặt trời mặt trăng: Tránh nhau, không chịu gặp mặt. Như là kẻ thù, rất ghét nhau.

[4] Rừng sác: Rừng cây mọc theo đất thấp ở ven biển. Còn gọi là rừng nước mặn.

[5] Thì may: Gặp chuyện may mắn. Nay nói thời may thấy chữ thì may hơi bợ ngợ.

[6] Vãng dân: Quan đi thăm dân cho biết sự tình.

[7] Hay ở chỗ người anh hỏi đời sống của em nhưng vẫn không quên chuyện của mình, kẻ cầm quyền, hỏi về tiền đóng thuế.

[8] Chúng tôi kiếm tiền cực lắm, cả vợ chồng đều phải cật lực…

[9] Láu ăn (chứng): Tật ham ăn.

[10] Lua láu: Ăn uống lật đật, và liên tu như sợ người ta ăn hết.

[11] Lấn lướt: Hổn hào, cầm quyền, lớn lối.

[12] Xăng văng: Làm bộ mau mắn nhặm lẹ nhưng chẳng ra tích sự gì.

[13] Thoắng đi mà ăn: Mau lên để dọn ra ăn.

[14] Đặng nề: Đắc thế, được thế, được mợi. 

[15] Làm rộn bộ: HTC, Làm bộ lăng xăng, rộn ràng mà thường không được sự gì.

[16] Ních chiếc đủa bếp lên đầu: Khỏ đủa bếp lên đầu. Ních: Đánh, như ních đòn là đánh đòn

[17] Săn tay: Mau tay, làm cho nhanh.

[18] Chữ đây chỉ người vợ.

[19] Lia băng cung: HTC: Cho mau, mau quá. (Tiếng hối cũng là tiếng trách).

[20] Nhắp: Thả cho dùn rồi giựt. Nhắp nhắp: thả giựt, thả giựt cho cá thấy mồi.

[21] Không được phép chối: Không nên nói là không có trách nhiệm, không phải mình làm…

[22] Năm lượng vàng, số tiền coi bộ bộn à nha!

[23] Cố thân: Làm mướn để trừ nợ.

[24] Bộ hạ chơn tay: Người tín cẩn giúp việc.

[25] Chơi no: Chơi tới chán không muốn chơi nữa.  Chơi đã đủ cho sự ham thích. No: Tiếng xưa có nghĩa là đủ, đầy, nay còn từ no trong nghĩa no bụng. No ngày khẳm tháng: Đủ ngày đủ tháng, nói về thai nhi.

[26] Người nhơn: Người nhơn đức, nhơn hậu, có long thương người.

[27] Chẳng biết của cải ra giống gì: Không coi trọng của cải bạc tiền.



.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.