Hôm nay,  

Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (33-35)

19/11/201600:01:00(Xem: 4519)

Chú Giải

Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký

 

Nguyễn Văn Sâm
   

 

(Chuyện 33-35. Sẽ đăng tiếp)

 

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.

Tại sao quyển truyện mỏng nầy lại có sức hấp dẫn như vậy? chính là nhờ ông Trương khi viết đã đưa ra hai mục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn

1. Giáo dục về luân lý. Người đọc cẩnthận sẽ thấy những bài học tốt cho cách ở đời, cách xử thế, ứng xử trong trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin..

2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện làm văn chương, mặc dầu điều nầy không hẵn là xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của người bình dân. Người đọc đón nhận cũng vì lẽ đó.

Ngoài ra vì tác giả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng có thể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng chữ của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự chú giải những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời.

  

Victorville, CA, tháng 11, 2016

 

 blank

33. Anh làm quan, em làm dân.

 

     Hai anh em ruột đi học với nhau một thầy, tháng ngày sôi kinh nấu sử[1] với nhau. Tới kỳ ra đi thi, người anh đậu được làm quan trấn nhậm nhằm chỗ người em ở. Mà vô tình, chẳng có đoài hoài tời lui thăm viếng gì hết thảy. Thiên hạ xầm xì xầm xả[2] với nhau: Lạ! Sao anh em ở với nhau như mặt trời mặt trăng[3]? (tr. 52)

     Người em mới bỏ chỗ ấy, mà xuống dưới rừng sác[4] mà ở. Thì may[5] người anh làm quan, đi vãng dân[6] tại chỗ ấy, mới ghé lại nhà, lấy viết, viết bốn câu thơ mà hỏi:

Tư bề sóng bổ xao.

Ở đây nhờ lộc nào?

Con cái đặng mấy đứa?

Sưu thuế đóng làm sao[7]?

     Người em lấy viết, viết lại bốn câu nầy:

Tư bề sóng bổ xuyên.

Ở đây nhờ lộc thuyền.

Vợ xé gai chằm lưới.

Chồng đánh cá đổi tiền[8].

 

 

34. Thằng chồng khờ, ngồi ăn có dây dụi.

 

     Có hai vợ chồng. Vợ thì lanh lợi tử tế, còn chồng thì có chứng láu ăn[9]. Hễ ngồi lại lua láu[10] ăn hối ăn hả. Cho nên vợ nó lấn lướt[11] nó đặng.

     Bữa kia có anh em bạn tới nhà chơi, nó nói với vợ nó: Có khách, mầy phải thưa phải dạ cho tử tế, kẻo người ta chê cười. Vợ nó ừ. Một lát nó làm bộ xăng văng[12] chạy vô hối dọn cơm, thoắng đi mà ăn[13]. Con vợ thấy nó đặng nề[14] làm rộn bộ[15] quá, ních chiếc đũa bếp lên đầu[16] nó một cái cốc. (tr. 53)

     Nó giả đò nó đánh vợ: Tao đã biểu cho săn tay[17] nghé! Chậm sao hơn là rùa!

     Khách nghe mới la: Cái anh thì thôi, để thủng thẳng cho chỉ mần! Đói khát gì mà hối dữ vậy?

     Lộn ra ngồi cầm khách một chặp lại chạy vô. Nó lại đánh cho nữa[18]. Đến chừng gần bưng cơm, vợ nó ngắt nó vô dặn: Nầy! Có người ta, ăn thì phải cho tề chỉnh, đừng có giữ theo chứng cũ gắp lia băng cung[19] mà xấu hổ, chúng cười. É, mà anh hay quên lắm! Để tôi cột cái dây dụi, hễ chừng nào tôi giựt cái dây dụi, thì gắp thì ăn.

     Xong xả rồi, ra mời anh em ngồi lại. Ban đầu còn giữ, khi vợ nó nhắp[20], thì nó và nó ăn. Vợ nó mắc xớ rớ trong bếp. Rồi thì con gà chạy ngang qua, mắc dây giựt lia! Nó ở ngoài tưởng vợ nó giựt lia, bỏ đũa xuống, hai tay bốc thuồn vào họng. Khách ngồi sửng, không biết làm sao, mà nó làm dị cục làm vậy.

 

 

35. Đại Trượng Phu, Chí Quân Tử với Phú trưởng giả.

 

     Thuở xưa kia có hai người anh em bạn thiết, một người tên là Đại Trượng Phu, người kia tên là Chí Quân Tử. Anh trước giàu có, anh sau thì nghèo. Năng tới lui chơi bời với nhau. (tr. 54)

     Hai vợ chồng anh Đại Trượng Phu thấy anh kia nghèo cực, thì nói: Thôi anh gnhèo không có vốn mà buôn bán, có muốn lấy năm ba trăm chi đó thì lấy, mà dùng làm vốn đi buôn cho té ra một hai đồng, mà chi độ thê nhi.

     Anh Chí Quân Tử nghĩ đi nghĩ lại, mình lấy thì được đó, hai vợ chồng cũng tử tế có lòng thương, mà mai sau rủi có lỗ hay là điều nào, thì biết lấy chi mà trả. Nếu không dám lãnh, nghèo thì chịu vậy: Cám ơn anh chị có lòng với em út! Tôi tính cũng không buôn bán chi, mà hòng lấy của anh chị khó lòng.

     Vợ chồng Đại Trượng Phu, nhà thôi đã đủ đồ, chẳng thiếu vật chi, đồ nữ trang cũng hiếm chẳng thiếu gì, mới tính với nhau lấy vàng đem cho thợ khéo, kéo chỉ ra đậu một con rùa vàng để chơi. Đưa năm lượng.

     Cách ít lâu, Quân Tử lại nhà chơi. Đại Trượng Phu, mới hỏi:

     _Anh đã có thấy rùa vàng hay chưa?

     – Rùa vàng hiếm chi, thiếu gì?

     – Không, không phải rùa vàng ngoài đồng đâu. Cái nầy là rùa vàng làm bằng vàng thật.

     – Cái thì chưa thấy.

     Đại Trượng Phu mới biểu vợ đi lấy đem ra coi. Coi rồi để trong cái dĩa, ngồi uống rượu, nói chuyện hoài, rót thêm rót thêm hoài, hai anh em nằm ngủ quên đi. (tr. 55)

    Thằng con trai anh Đại Trượng Phu đi học trường xa, chạy về thăm nhà. Thấy con rùa tốt gói trong khăn cầm, đem đi chơi. Đến khi tỉnh dậy, quên lửng con rùa vàng.

     Quân Tử từ giã kiếu về, một chặp lâu Đại Trượng Phu sực nhớ lại con rùa, chạy về hỏi vợ, vợ nói không cất. Khó a! không biết tính làm sao, không có lẽ nghi cho anh em, người có bụng dạ tốt.

     Bữa kia Đại Trượng Phu đi lên nhà Quân Tử chơi, thì hỏi mánh rằng: Hôm trước đó, con rùa vàng anh có cầm về chị coi không? Chẳng lành thì chớ! Quân Tử sợ anh em nghi, thì chịu bốc lấy mình có cầm về. Đại Trượng Phu mới nói: Thôi để đó mà chơi, hề gì.

     Bước hơn ra về, hai vợ chồng Quân Tử không biết tính làm sao lo mà trả cho được, người ta thấy mình nghèo, người ta nghi cũng phải, không phép chối[21] đi. Vậy mới bán nhà bán cửa, dắt nhau đi tới với ông Phú Trưởng Giả giàu có muôn hộ, vào lạy ổng, xin ở làm tôi, mà xin năm lượng vàng[22] làm rùa mà trả cho ảnh. Ông Phú Trưởng Giả nghe biết việc, thì lấy vàng, kêu anh thợ làm con rùa vàng rước tới làm, rồi giao cho hai vợ chồng đem về trả. Mà không cho cố thân[23], giúp mà thôi. Đàng kia cũng không chịu, cứ ở làm bộ hạ chơn tay[24].

     Cách đôi ba bữa, con trai Đại Trượng Phu, (tr. 56) chơi no[25] con rùa, cầm về đi thăm nhà luôn trót thể, vào mới hỏi: Cha mẹ thì thôi! Hổm nay là tôi, phải người ta lạ, người ta đã lấy mất con rùa vàng đi còn gì? Hai vợ chồng chưng hửng, lấy làm lạ: Mẻ! Rùa nào con mình lấy đi chơi? Rùa nào anh kia đem trả, không hiểu được.

     Mới định chừng có khi anh Quân Tử sợ mình có nghi lòng ảnh, nên mới làm của khác đem mà thế.

     Đại Trượng Phu lật đật chạy lên trên nhà Quân Tử hỏi thăm, thì người ta nói: Quân Tử đã bỏ xứ đi đâu trên ông Phú Trưởng Giả, cố thân mà lấy vàng thường con rùa vàng nào đó, nghe nói vậy, không biết nữa.

     Nghe vậy lại càng thêm lo. Tìm tới nhà Phú Trưởng ông, hỏi thăm có hai vợ chồng Quân Tử hay không. Người ta nói có. Kêu ra, hai đàng khóc ròng. Đại Trượng Phu vào trả con rùa vàng cho Phú ông, mà lãnh vợ chồng Quân Tử về. Phú ông là người nhơn[26], không chịu lấy rùa: Ảnh có mượn của tôi sao anh trả? Còn hai vợ chồng Quân Tử, tôi có bắt buộc chi, mà anh xin lãnh?

    Tính không xong, trả vàng không lấy, hai vợ chồng Quân Tử mắc nợ không đi, trả rùa cho Quân Tử, Quân Tử không lấy. Túng mới đề điệu nhau ra quan, mà xin quan xử.

    Té ra ba nhà hết thảy đều thật là người ngay lành trung trực, chẳng biết kể của cải ra (tr. 57) giống gì[27], nguyên lo tu đạo đức, lấy nhơn ngãi mà ở với nhau. Ấy mới thật là người quân tử.

 

 

 



[1] Sôi kinh nấu sử: Học hành cần mẫn. "Sĩ thì nấu sử sôi kinh, Làm nên khoa bảng công danh để truyền." (Cadao)

[2] Xầm xì xầm xà: Xì xầm.

[3] Như mặt trời mặt trăng: Tránh nhau, không chịu gặp mặt. Như là kẻ thù, rất ghét nhau.

[4] Rừng sác: Rừng cây mọc theo đất thấp ở ven biển. Còn gọi là rừng nước mặn.

[5] Thì may: Gặp chuyện may mắn. Nay nói thời may thấy chữ thì may hơi bợ ngợ.

[6] Vãng dân: Quan đi thăm dân cho biết sự tình.

[7] Hay ở chỗ người anh hỏi đời sống của em nhưng vẫn không quên chuyện của mình, kẻ cầm quyền, hỏi về tiền đóng thuế.

[8] Chúng tôi kiếm tiền cực lắm, cả vợ chồng đều phải cật lực…

[9] Láu ăn (chứng): Tật ham ăn.

[10] Lua láu: Ăn uống lật đật, và liên tu như sợ người ta ăn hết.

[11] Lấn lướt: Hổn hào, cầm quyền, lớn lối.

[12] Xăng văng: Làm bộ mau mắn nhặm lẹ nhưng chẳng ra tích sự gì.

[13] Thoắng đi mà ăn: Mau lên để dọn ra ăn.

[14] Đặng nề: Đắc thế, được thế, được mợi. 

[15] Làm rộn bộ: HTC, Làm bộ lăng xăng, rộn ràng mà thường không được sự gì.

[16] Ních chiếc đủa bếp lên đầu: Khỏ đủa bếp lên đầu. Ních: Đánh, như ních đòn là đánh đòn

[17] Săn tay: Mau tay, làm cho nhanh.

[18] Chữ đây chỉ người vợ.

[19] Lia băng cung: HTC: Cho mau, mau quá. (Tiếng hối cũng là tiếng trách).

[20] Nhắp: Thả cho dùn rồi giựt. Nhắp nhắp: thả giựt, thả giựt cho cá thấy mồi.

[21] Không được phép chối: Không nên nói là không có trách nhiệm, không phải mình làm…

[22] Năm lượng vàng, số tiền coi bộ bộn à nha!

[23] Cố thân: Làm mướn để trừ nợ.

[24] Bộ hạ chơn tay: Người tín cẩn giúp việc.

[25] Chơi no: Chơi tới chán không muốn chơi nữa.  Chơi đã đủ cho sự ham thích. No: Tiếng xưa có nghĩa là đủ, đầy, nay còn từ no trong nghĩa no bụng. No ngày khẳm tháng: Đủ ngày đủ tháng, nói về thai nhi.

[26] Người nhơn: Người nhơn đức, nhơn hậu, có long thương người.

[27] Chẳng biết của cải ra giống gì: Không coi trọng của cải bạc tiền.



.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.