Hôm nay,  

Việt Nam miễn cưỡng phê chuẩn TPP là tin xấu cho Washington

27/10/201600:01:00(Xem: 6014)

Việt Nam miễn cưỡng phê chuẩn TPP là tin xấu cho Washington

Nikkei

Tác giả: Kazuki Kagaya

Dịch giả: Trần Văn Minh

27-10-2016
blank

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ TPP, nếu thỏa thuận thương mại này cất cánh.
   

Quyết định của Việt Nam hoãn phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một đòn giáng nữa xuống hiệp định thương mại đang bị trở ngại và một bước lùi trong tham vọng kinh tế của Mỹ ở Châu Á.

Hiệp định TPP gồm 12 nước nhằm mục đích tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và Việt Nam hy vọng việc tham gia hiệp ước sẽ dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu. Nhưng ngay cả ở Mỹ, nước dẫn đầu các cuộc đàm phán về hiệp định, sự phê chuẩn TPP vẫn chưa thấy đâu. Điều này rõ ràng thuyết phục Việt Nam cũng nên xúc tiến từ từ.

Một quan chức của Phòng Thư ký Quốc hội Việt Nam nói với các phóng viên vào ngày 18 tháng 10 rằng sự phê chuẩn TPP không nằm trong nghị trình của kỳ họp hiện nay, kéo dài tới cuối tháng Mười Một, cho thấy điều chắc chắn rằng nước này sẽ không phê chuẩn hiệp ước trong năm nay.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, cho biết trong tháng Chín rằng sự phê chuẩn của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như động thái của các thành viên đàm phán khác của TPP và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 8 tháng 11 tại Hoa Kỳ.

Cùng thời gian, Philippines, đang cứu xét sẽ tham gia TPP sau Việt Nam, rõ ràng đã thay đổi lập trường trong những tuần gần đây, tách xa khỏi Washington và tiến gần hơn với Bắc Kinh.

Với sự phê chuẩn TPP có nhiều khả năng bị khựng lại ở một số quốc gia, ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á có vẻ suy yếu một cách nhanh chóng.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt hết khả năng của mình đằng sau TPP, và 12 quốc gia đã đạt đến một thỏa thuận sơ khởi vào năm 2015. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ không hứng thú với thỏa thuận này, sợ sẽ gây tổn thương cho ngành sản xuất của Mỹ và các ngành công nghiệp khác. Cả hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump đều chống lại hiệp định.

Thậm chí nếu TPP sống sót sau cuộc bầu cử tổng thống, có vẻ chắc chắn rằng sẽ có những thay đổi trong hiệp định. Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là càng ít cần phải vội vã phê chuẩn.

Để có hiệu lực, TPP phải được phê chuẩn bởi ít nhất 6 nước với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cộng lại bằng ít nhất 85% tổng GDP của 12 quốc gia ký kết. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ và Nhật Bản phải là một trong 6 nước, với hai nước cộng lại tạo nên khoảng 80% GDP trong khu vực.



.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.