Hôm nay,  

Việt Nam miễn cưỡng phê chuẩn TPP là tin xấu cho Washington

27/10/201600:01:00(Xem: 5679)

Việt Nam miễn cưỡng phê chuẩn TPP là tin xấu cho Washington

Nikkei

Tác giả: Kazuki Kagaya

Dịch giả: Trần Văn Minh

27-10-2016
blank

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ TPP, nếu thỏa thuận thương mại này cất cánh.
   

Quyết định của Việt Nam hoãn phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một đòn giáng nữa xuống hiệp định thương mại đang bị trở ngại và một bước lùi trong tham vọng kinh tế của Mỹ ở Châu Á.

Hiệp định TPP gồm 12 nước nhằm mục đích tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và Việt Nam hy vọng việc tham gia hiệp ước sẽ dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu. Nhưng ngay cả ở Mỹ, nước dẫn đầu các cuộc đàm phán về hiệp định, sự phê chuẩn TPP vẫn chưa thấy đâu. Điều này rõ ràng thuyết phục Việt Nam cũng nên xúc tiến từ từ.

Một quan chức của Phòng Thư ký Quốc hội Việt Nam nói với các phóng viên vào ngày 18 tháng 10 rằng sự phê chuẩn TPP không nằm trong nghị trình của kỳ họp hiện nay, kéo dài tới cuối tháng Mười Một, cho thấy điều chắc chắn rằng nước này sẽ không phê chuẩn hiệp ước trong năm nay.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, cho biết trong tháng Chín rằng sự phê chuẩn của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như động thái của các thành viên đàm phán khác của TPP và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 8 tháng 11 tại Hoa Kỳ.

Cùng thời gian, Philippines, đang cứu xét sẽ tham gia TPP sau Việt Nam, rõ ràng đã thay đổi lập trường trong những tuần gần đây, tách xa khỏi Washington và tiến gần hơn với Bắc Kinh.

Với sự phê chuẩn TPP có nhiều khả năng bị khựng lại ở một số quốc gia, ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á có vẻ suy yếu một cách nhanh chóng.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt hết khả năng của mình đằng sau TPP, và 12 quốc gia đã đạt đến một thỏa thuận sơ khởi vào năm 2015. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ không hứng thú với thỏa thuận này, sợ sẽ gây tổn thương cho ngành sản xuất của Mỹ và các ngành công nghiệp khác. Cả hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump đều chống lại hiệp định.

Thậm chí nếu TPP sống sót sau cuộc bầu cử tổng thống, có vẻ chắc chắn rằng sẽ có những thay đổi trong hiệp định. Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là càng ít cần phải vội vã phê chuẩn.

Để có hiệu lực, TPP phải được phê chuẩn bởi ít nhất 6 nước với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cộng lại bằng ít nhất 85% tổng GDP của 12 quốc gia ký kết. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ và Nhật Bản phải là một trong 6 nước, với hai nước cộng lại tạo nên khoảng 80% GDP trong khu vực.



.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.