Hôm nay,  

Thư ngỏ về việc giải quyết thảm họa do Formosa gây ra

16/10/201608:19:00(Xem: 3428)

Thư ngỏ về việc giải quyết thảm họa do Formosa gây ra

 

Ngày 15 tháng 10 năm 2016

 

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây – gồm các tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân ở nhiều lĩnh vực trong xã hội – thông qua thư ngỏ này bày tỏ thái độ và kêu gọi toàn thể đồng bào cả nước hưởng ứng.

Chúng tôi nhìn nhận sự kiện hàng trăm gia đình người dân ở miền Trung Việt Nam liên tiếp nộp đơn kiện công ty Formosa, đòi bồi thường và chấm dứt hoạt động của công ty này tại Việt Nam, là một bước tiến cần thiết và đáng trân trọng của xã hội dân sự.

Chúng tôi gửi lời cám ơn đến những người dân đã đứng ra hành động, đại diện cho hàng triệu người Việt Nam khác đang đấu tranh và hy vọng vào lẽ phải và công lý trên đất nước mình. Những người dân này đã chứng minh rằng không có một thế lực hay tổ chức nào có hành động đen tối trên đất nước này có thể ngang nhiên tồn tại. Lòng yêu nước và yêu cuộc sống bình yên ngay chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình đã khiến họ có đủ sức mạnh và lòng dũng cảm để đứng lên.

Chúng tôi cám ơn sự hùng mạnh và ôn hòa của cuộc biểu tình ngày 2/10/2016, với gần 18.000 người tham gia, nhằm biểu tỏ đòi hỏi phải bồi thường thích đáng cho người dân, đòi biển sạch, đòi công ty Formosa phải ngừng hoạt động sau quá nhiều lần bị phát hiện các loại chất thải trên biển và trên bộ. Sự có mặt của những người biểu tình nhắc cho ngài thủ tướng nhớ lại lời cam kết của ông về việc sẽ cấm Formosa hoạt động nếu tái phạm việc gây ô nhiễm.

Chúng tôi trân trọng cám ơn các linh mục và giáo dân của huyện Kỳ Anh, của Giáo phận Vinh đã đi đầu gánh vác việc đòi công lý – một việc lẽ ra phải là của cả nước. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi đồng bào, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo như Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… hãy cùng hướng về đồng bào miền Trung, cùng đồng tâm hiệp ý với những người chị, người mẹ, những anh em… đang hành động để đất nước được trong sạch, để tương lai được minh bạch, được xứng đáng để hy vọng. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi đồng bào, bao gồm cả các tín đồ của các tôn giáo như Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,… hãy cùng hướng về đồng bào miền Trung, cùng đồng tâm hiệp lực với những người chị, người mẹ, người anh em… đang hành động để đất nước được yên bình và phát triển.

Chúng tôi kêu gọi Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam chọn một thái độ đúng, đứng về phía nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của người dân trong việc khôi phục lại môi trường, chấm dứt ngay lập tức việc hủy hoại môi trường, chấm dứt việc khai thác tài nguyên do cha ông để lại một cách vô nguyên tắc.

Chúng tôi phản đối mọi hành động đàn áp, đe dọa và gây khó dễ trong đời sống đối với người biểu tình sau cuộc biểu tình lịch sử 2-10-2016, phản đối việc sách nhiễu các nhà hoạt động ôn hòa thực thi quyền của mình tại Vũng Tàu, phản đối việc bắt nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... – những việc chỉ  đổ thêm dầu vào lửa và không có lợi cho bất cứ ai, kể cả  nhà nước Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ và chấm dứt ngay lập tức việc bắt bớ và gây khó dễ cho những cá nhân và tổ chức dân sự có tiếng nói phản biện ôn hòa.

Chúng tôi  kêu gọi sự lắng nghe từ những người cầm quyền. Đây là thời cơ đẹp nhất để những người lãnh đạo chứng minh rằng mình sống và làm việc cho tôn chỉ tổ quốc, và nhân dân. Nhân dân hãy còn hy vọng như vậy, trước khi mất sạch niềm tin vào nhà cầm quyền.

Nguyện cầu anh linh tiên tổ, anh linh các anh hùng liệt sĩ soi đường cho dân tộc Việt Nam đi tới, vượt qua khổ nạn.

Nguyện cầu dân tộc Việt Nam thống nhất và đồng lòng phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng.

Đồng ký tên, dưới đây:

 

Tổ chức Xã hội Dân sự

  1. Bauxite Việt Nam: GS Phạm Xuân Yêm đại diện
  2. Văn đoàn Độc lập Việt Nam: nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
  3. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: TS Nguyễn Bá Tùng đại diện

 

Cá nhân

  1. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn

  2. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội

  3. Minh Phạm Gia, TS, Hà Nội

  4. Lê Xuân Khoa, nguyên GS Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ

  5. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

  6. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

  7. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

  8. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội

  9. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao động

  10. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 

  11. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

  12. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM

  13. Nguyễn Đăng Quang, Hà Nội

  14. Bùi Minh Quốc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Đà Lạt

  15. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt

  16. Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội

  17. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn

  18. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt

  19. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt

  20. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự trường Đại học Liège, Bỉ, TPHCM

  21. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris

  22. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris

  23. Phạm Xuân Yêm, GS, Paris

  24. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội

  25. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội

  26. Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia

  27. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM

  28. Nguyễn Nguyên Bình, cựu quân nhân, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội

  29. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

  30. Kha Lương Ngãi, nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

  31. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TPHCM

  32. Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

  33. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TPHCM

  34. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

  35. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

  36. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TPHCM

  37. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội

  38. Trần Thị Tuyết, thành viên nhóm Cánh Buồm, Hà Nội

  39. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An

  40. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang

  41. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ, Hà Nội

  42. Vũ Linh, giảng viên đại học hưu trí, Hà Nội

  43. Võ Thị Hảo, nhà văn, hiện đang sống tại CHLB Đức

  44. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội

  45. Nguyễn Minh Tâm, là giáo viên, Đà Nẵng

  46. Hạ Đình Nguyên, hưu trí, Sài Gòn

  47. Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, TPHCM

  48. Nguyễn Chính, luật gia, nhà báo, Nha Trang

  49. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn

  50. Đào Hiếu, nhà văn, Sài Gòn

  51. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội đã nghỉ hưu, Hà Nội

  52. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển TPHCM

  53. Hoàng Xuân Sơn, nhà văn, luật sư, TPHCM

  54. Nguyễn Giang, cán bộ hưu trí, Hà Nội

  55. Nguyễn Cường, kinh doanh, Cộng hòa Czech

  56. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp

  57. Lê Thanh Hồng, hành nghề tự do, Sài Gòn 

  58. Tô Oanh, giáo viên Trung học Phổ thông, đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang

  59. Phương Dung, nhà báo, Hà Nội

  60. Vũ Hải Long, TSKH, đã nghỉ hưu, TPHCM

  61. Phan Lợi, nhân viên Sở Môi trường, kỹ sư lâm nghiệp, CHLB Đức

  62. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Paris-Sud, Pháp

  63. Lâm Quang Thiệp, GS hưu trí, Hà Nội

  64. André Menras, Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp

  65. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp

  66. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn 

  67. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường), dịch giả, Vũng Tàu

  68. Bùi Chát, hoạt động xuất bản độc lập, Sài Gòn

  69. Nguyễn Văn Lý, linh mục, Huế

  70. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa Vật lý, Hà Nội

  71. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng khoa Tiếng Nga, Đại học Hà Nội

  72. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Tiếng Nói Người Mỹ Gốc Việt, Hoa Kỳ

  73. Phạm Vũ Thuý Anh, nhân viên văn phòng, Đồng Nai

  74. Trần Minh Quốc, nhà giáo nghỉ hưu, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

  75. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Pháp

  76. Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, Hà Nội

  77. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ

  78. Lê Minh Hằng, hưu trí, Hà Nội

  79. Nguyễn-Khoa Thái Anh, thông ngôn cho Toà Di trú Liên bang, Hoa Kỳ

  80. Tống Phúc Lai, hưu trí, Pháp

  81. Đỗ Anh Tuyến, kỹ sư, Sài Gòn

  82. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam, Đà Nẵng

  83. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM

  84. Nguyễn Đình Cống, GS, Hà Nội

  85. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ

  86. Lê Ngọc Thanh, linh mục, Sài Gòn Báo, Dòng Chúa Cứu thế, Sài Gòn

  87. Lê Xuân Lộc, linh mục, Tin Mừng cho Người Nghèo Dòng Chúa Cứu thế, Sài Gòn

  88. Trương Hoàng Vũ, linh mục, Phòng Công lý & Hòa bình, Dòng Chúa Cứu thế, Sài Gòn

  89. Đinh Đức Long, TS, bác sĩ, Sài Gòn

  90. Lê Bá Diễm Chi (tức Song Chi), nhà báo tự do, Na Uy

  91. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt

  92. Huỳnh Nhật Tân, hưu trí, Đà Lạt

  93. Đoàn Văn Tiết, nhà giáo, Sài Gòn 

  94. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội

  95. Đặng Văn Sinh, nhà văn, Hải Duơng

  96. Nguyễn Nghiêm, lao động tự do, TP Hòa Bình, Hòa Bình

  97. Tạ Quang Hòa, kiến trúc sư, Hà Nội

  98. Phêrô Trần Văn Thành, linh mục quản xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình

  99. Hà Thúc Huy, PGS TS Hóa học, Sài Gòn

 

Để ký tên vào Thư ngỏ này, xin gửi e-mail về địa chỉ sau đây, với đầy đủ họ tên, chức danh (nếu có), nơi cư trú: thungoformosa@gmail.com


 

.


..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.