Hôm nay,  

Toàn cầu hoá và các giới bất mãn mới

03/10/201611:26:00(Xem: 4567)
Toàn cầu hoá và các giới bất mãn mới
  
Joseph E. Stiglitz
  
Đỗ Kim Thêm dịch
.

Mười lăm năm trước, tôi đã viết một cuốn sách nhỏ tựa là “Toàn cầu hóa  và Các giới bất mãn“, để mô tả sự phản đối ngày càng tăng ở các nước đang phát triển đối với các cải cách đang lan rộng khắp thế giới. Dường như có một điều bí ẩn: người dân ở các nước đang phát triển được biết rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng phúc lợi khắp nơi. Nếu thế, tại sao đã có rất nhiều người trở nên căm thù với trào lưu này?

Hiện nay, giới đối kháng toàn cầu hóa ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã có thêm được sự tham gia của hàng chục triệu người ở các nước tiên tiến. Các cuộc thăm dò dư luận, bao gồm cả một nghiên cứu nghiêm túc của Stanley Greenberg và các cộng sự viên tại Học Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguồn chính của sự bất mãn đối với một phần lớn của người Mỹ. Các quan điểm tương tự cũng thể hiện ở châu Âu.

Các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta - và một vài nhà kinh tế - nói sẽ làm cho tất cả mọi người được khá hơn mà sao lại bị chỉ trích thậm tệ như vậy?

Đôi khi có một câu trả lời mà người ta nghe được từ các nhà kinh tế theo trường phái tân tự do. Họ ủng hộ cho những chính sách này vì mọi người   khá hơn. Họ không hiểu vấn đề. Bất mãn là vấn đề cho các bác sĩ tâm thần, không phải cho các nhà kinh tế.
.

Nhưng dữ liệu về thu nhập cho thấy những người theo trường phái tân tự do có thể được hưởng lợi từ việc điều trị này. Phận lớn dân chúng ở các nước tiên tiến đã không hưởng lợi: ở Mỹ, 90 % đã phải chịu đựng tình trạng trì trệ về thu nhập trong một phần ba thế kỷ. Thu nhập bình quân của một nam công nhân toàn thời gian thực sự là thấp hơn trong tình trạng thực tế (sau khi điều chỉnh giá bị lạm phát) so với 42 năm trước đây. Trong tận cùng của bảng lương, tiền lương thực tế được so sánh bằng với lương cách đây 60 năm.

Các hiệu ứng của sự khó khăn kinh tế và chuyển dịch mà nhiều người Mỹ đang trải nghiệm thậm chí còn thể hiện rõ trong các thống kê y tế. Ví dụ như các nhà kinh tế Anne Case và Angus Deaton, người đoạt giải Nobel năm nay, đã chỉ ra rằng tuổi thọ dự liệu của người Mỹ trắng đang giảm.

Ở châu Âu mọi thứ đều khá hơn một chút - nhưng chỉ tốt hơn một chút thôi.

Trong một cuốn sách mới của Branko Milanovic về “Tình trạng bất bình đẳng toàn cầu: Một khảo hướng mới cho thời đại toàn cầu hoá“, ông đem lại một số hiểu biết quan trọng, khi ông quan sát về những người thắng lớn và kẻ thua đậm tính theo thu nhập trong hai thập niên từ năm 1988 cho đến năm 2008. Trong số những người thắng lớn chiếm chung là 1%, họ là các nhà tài phiệt thế giới, nhưng cũng là tầng lớp trung lưu ở các nền kinh tế mới nổi. Trong số những người thua đậm - những người đã đạt được rất ít hoặc không có gì - là những người ở mức tận cùng và giới trung lưu và giới lao động tại các nước tiên tiến. Toàn cầu hóa không phải là lý do duy nhất, nhưng đó là một trong những lý do.
.

Theo giả định về các thị trường hoàn hảo (làm nền tảng cho hầu hết các phân tích kinh tế của chủ thuyết tân tự do) thương mại tự do làm quân bình hoá tiền lương của các công nhân không có tay nghề trên toàn thế giới. Thương mại hàng hóa là một thay thế cho các di chuyển của người dân. Hàng nhập từ Trung Quốc – các loại hàng đòi hỏi nhiều lao động phổ thông để sản xuất - làm giảm nhu cầu đối với lao động phổ thông ở châu Âu và Mỹ.

Lực lượng lao động này rất mạnh đến độ là nếu không có tính chi phí vận chuyển, và nếu Mỹ và châu Âu không có nguồn nào khác của lợi thế cạnh tranh, chẳng hạn như công nghệ, cuối cùng, chuyện xãy ra giống như là công nhân Trung Quốc tiếp tục di dân vào Mỹ và châu Âu cho đến khi mà sự khác biệt tiền lương được loại bỏ hoàn toàn. Khi giới cổ vũ cho kinh tế tân tự do không bao giờ quảng bá cho các hậu quả của phong trào tự do hóa thương mại, như họ tuyên bố - người ta có thể nói dối - rằng tất cả sẽ được hưởng lợi, đó là chuyện không ngạc nhiên.

Các lời hứa hẹn của chính giới hiện nay về toàn cầu hóa đã thất bại, chắc chắn nó làm giảm lòng tin đối với toàn bộ chính giới hữu quyền. Khi các chính phủ cung ứng các gói cứu trợ hậu hĩ cho các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trong khi đó họ lại để dân thường tự lo liệu cho bản thân, việc này làm cũng cố quan điểm cho rằng sự thất bại này không chỉ thuần là một vấn đề của các nhận định sai lầm trong kinh tế.

Tại Mỹ, thậm chí Đảng Cộng Hòa trong Quốc hội chống đối việc hỗ trợ cho những người bị tổn thương trực tiếp do toàn cầu hóa gây ra. Nói tổng quát hơn, giới theo chủ thuyết tân tự do dường như lo lắng về tác dụng khích lệ sẽ gây bất lợi, họ đã phản đối các biện pháp phúc lợi nhằm lo bảo vệ cho những người thua cuộc.

Nhưng họ không thể có được điều này trong cả hai cách: nếu toàn cầu hóa là lợi ích lớn các thành viên của xã hội, thì các biện pháp mạnh để bảo vệ xã hội phải được đặt ra. Các người ở Bắc Âu đã hình dung ra vấn đề từ lâu; biện pháp này là một phần của hợp đồng xã hội mà nó sẽ duy trì một xã hội cởi mở - mở cửa cho toàn cầu hóa và những thay đổi trong công nghệ. Giới theo thuyết tân tự do ở các nơi khác không nhận ra điều này - và hiện nay, trong cuộc bầu cử ở Mỹ và châu Âu, họ đang chịu sự trừng phạt.
.

Tất nhiên, toàn cầu hóa chỉ là một phần của những gì đang xảy ra; canh tân công nghệ là một phần khác. Nhưng tất cả sự cởi mở này và sự phá vỡ được suy đoán là làm cho chúng ta thịnh vượng hơn, và các nước tiên tiến có thể du nhập các chính sách để đảm bảo rằng các lợi ích được chia sẻ rộng rãi.

Thay vào đó, họ thúc đẩy cho các chính sách nhằm tái cấu trúc thị trường trong những cách làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và làm suy yếu các thành qủa kinh tế trong tổng thể; tăng trưởng thực sự chậm lại khi các luật lệ của trò chơi được soạn thảo lại để làm thăng tiến các lợi ích của các ngân hàng và doanh nghiệp - những người giàu có và thế lực -  nhờ dựa vào các chi phí của tất cả mọi người khác. Khả năng thương thuyết của giới lao động bị suy yếu; ít nhất là ở Mỹ, luật cạnh tranh không theo kịp với thời đại; và pháp luật hiện hành đã không được chấp hành nghiêm chỉnh. Các biện pháp tài trợ tiếp tục phát triển nhanh chóng và cách quản lý doanh nghiệp trở nên tệ hại.

Hiện nay, trong cuốn sách gần đây của tôi: “Tu chỉnh các quy luật của nền Kinh tế Mỹ“, tôi có chỉ ra rằng các quy tắc của trò chơi cần phải được thay đổi một lần nữa - và điều này phải bao gồm các biện pháp để chế ngự trào lưu toàn cầu hóa. Hai hiệp ước mới và quy mô mà Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy - Đối tác Xuyên Thái Bình Dương giữa Mỹ và 11 quốc gia trong vành cung Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác Xuyên Đại Tây Dương về Thương mại và Hợp tác Đầu tư (TIPP) giữa Liên Âu và Mỹ - đang di chuyển theo chiều hướng sai lạc.

Thông điệp chính của tác phẩm “Toàn cầu hoá và Các giới bất mãn“ là vấn đề không phải là toàn cầu hóa, nhưng tiến trỉnh này được quản lý như thế nào. Thật không may là việc quản lý không thay đổi. Mười lăm năm sau, các giới bất mãn mới đã mang thông điệp tới tận quê hương ở các nước có nền kinh tế tiên tiến.

  ***

Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel về Kinh tế học, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông là Phó Chủ tịch và Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phầm mới nhất là Rewriting the Rules of the American Economy

Nguyên tác: Globalization and its New Discontents

https://www.project-syndicate.org/commentary/globalization-new-discontents-by-joseph-e--stiglitz-2016-08


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
Vào đầu năm tới, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Việt Nam, một ngôi sao đang lên". Hội nghị do tạp chí chuyên đề nổi tiếng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.