Hôm nay,  

Lời Thú Tội của một Ký giả trong việc Tường Trình về Hillary

03/10/201600:03:00(Xem: 9301)

 

Lời Thú Tội của một Ký giả trong việc Tường Trình về Hillary –

5 Qui lệ bất thành văn của giới truyền thông về Hillary

 

(Confessions of a Clinton reporter: The Media‘ s 5 unspoken rules

for covering Hillary -  by Jonathan Allen - updated July 6, 2015)

 

Công việc của một phóng viên là “an ủi những kẻ khổ sở và làm cho những kẻ đang  thoải mái phải đau khổ” –- một tôn chỉ mà khôi hài thay lúc đầu được viết để bôi bác bản chất “ta đây đúng” của các ký giả. Thế nên sự biện minh cho việc theo đuổi một nhân vật có tên tuổi trong quần chúng gia tăng theo tỷ lệ với tầm vóc của họ. Nhân vật

càng quyền cao chức trọng thì việc theo đuổi càng ráo riết. 

Sau một phần tư thế kỷ trên sân khấu chính trị quốc gia, không có nhân vật chính trị thoải mái nào đáng bị hành tội hơn Hillary Clinton.Và bà ta sẽ chịu nhiều phiền muộn trong một năm rưỡi tới đây.

 

Thường thường đây là một phương cách tốt để các phóng viên hành nghề. Nói cho cùng, khi một kẻ muốn có quyền lực nhiều chừng nào trong một nước cộng hòa, thì cử tri lại càng nên biết nhiều thêm về họ. Điều này cũng là cái khung cơ bản để suy nghĩ về mối quan hệ độc hại - lâu dài giữa Clinton và giới truyền thông, là tại sao việc tường trình về Hillary lại khác biệt với việc tường trình các ứng cử viên tranh cử Tổng thống khác, và liệu sự khác biệt này có gây nên những biến dạng/méo mó mà sau cùng sẽ ảnh hưởng cuộc tranh cử Tổng thống.

 

Những qui lệ về Clinton được nung nấu bởi sự mong mỏi của các phóng viên và biên tập viên là dành cho cho cái giải thưởng tối hậu của nghành báo chí hiện đại: là tìm được một tin sốt dẽo có thể hạ bệ Hillary Clinton và đế chế chính trị của gia đình bà trước ai hết. Ít nhất về phương diện này, những người của đảng Cộng Hòa và truyền thông có cùng chung quyền lợi. 

 

Vì là đồng tác giả của một cuốn sách viết về việc Bill và Hillary đã xử dụng thời gian Hillary làm việc cho bộ Ngoại giao để tạo dựng guồng máy chính trị cho gia đình và dọn đường cho việc họ phát động chiến dịch tranh cử lần thứ tư, tôi rất hiểu những năng- động tác dụng hỗ tương giữa các quyền lực này (Tác giả Jon Allen cùng với Amie Parnes viết cuốn sách lọai bán chạy nhất (the best –sellers) với nhan đề “HRC: State Secrets and the Rebirth of Hillary Clinton”). Như thế nghĩa là tôi đã nghiên cứu, tìm tòi rất kỹ về mối liên hệ của Clinton với giới truyền thông và chính tôi đã có kinh nghiệm trực tiếp.Trên cương vị một người viết sách, tôi cảm thấy có bổn phận đối với bản thân và đối với độc giả trong việc báo cáo, điều tra và viết với sự tổng hợp của lòng tò mò, sự nghi ngại, sự toàn diện, sự thấu đáo về mọi mặt và cả lòng quan hoài (compassion) mà tôi vẫn dùng cho bất cứ đề tài nào khác. Dĩ nhiên tôi muốn bán sách. Và việc dễ dàng nhất là viết về gia đình Clinton như thể họ là những kẻ tàn độc nhất trên đời. Điều đó cũng đúng với việc báo cáo tin tức hàng ngày. Muốn cho người ta ghé vào website mình ư? Viết một chuyện xấu xa về Clinton, nhất là Hillary.

 

Là một phóng viên, tôi bị kẹt phải xử dụng các qui lệ về Clinton. Đây là việc mà tôi đã thấy ở các đồng nghiệp và ở chính tôi.

 

Qui Lệ 1:

 

Bất cứ chuyện gì dù có vẻ lố bịch đến đâu, đều đáng được các cơ quan Liên bang, Quốc Hội, Nhóm âm mưu cánh-hữu đầy quyền lực (the vast right-wing conspiracy) và các tổ hợp truyền thông, báo chí điều tra đến nơi đến chốn.

 

Một trong những bạn đồng nghiệp cũ của tôi, một phóng viên rành nghề đã có vô số  chiến lợi phẩm - tức là thành tích triệt hạ các chính trị gia - có một lần nói với tôi rằng bất cứ ai trong công quyền đều đang che dấu một chuyện gì. Ai sẽ bị chìm xuồng trong một vụ tai tiếng? Đó là những chính trị gia mà chúng ta quyết tâm truy đuổi.

 

Điều đó có thể không đúng 100 phần trăm nhưng cũng khá đúng. Việc lựa chọn một cá nhân để theo dõi hoài hoài, hết lần này đến lần khác, làm cho tiếng tăm người này bị nhơ nhuốc, ngay cả khi vụ điều tra hay báo cáo rốt cuộc không tìm ra được chuyện chi xấu xa hay tội lỗi cả -- và đó cũng là thời gian mất đi vì các phóng viên đã không điều tra gì về các địch thủ của họ. Nguồn gốc của việc tố cáo này có thể phát xuất từ đảng đối lập, từ những người cùng đảng, hay từ sự quan sát và việc đào xới ngày đêm của chính phóng viên. Nhưng có hai việc rất rõ ràng: Nếu không có điều tra, sẽ không có tai tiếng (scandal). Và nếu không có tai tiếng, sẽ không có việc lột da đầu ai làm chiến phẩm.

 

 Gia đình Clinton đã bị điều tra liên tục khoảng 25 năm nay. Ai cũng biết rằng họ cung cấp thông tin cho các điều tra viên, luật sư và ký giả về tình hình tài chánh, về các thương thảo doanh nghiêp hay từ thiện, về tiến trình quyết định trong chính quyền nhiều hơn bất cứ một viên chức nào trong lịch sử Mỹ. Họ đã nhìn thấy vô số bạn bè bị còng tay sau lưng dẫn vào phiên xử tại Quốc hội,và trong vài trường hợp, bị tống vào ngục. Họ biết rằng bất cứ lời tuyên bố nào của mình cũng có thể bị ghi vào hồ sơ và bị (đối phương hay nhà báo) vặn vẹo cho mục tiêu chính trị.

 

Hai chuyện buộc tội không bằng chứng và phi lý nhất đối với Hillary trong cuộc đời chính trị của bà –cho tới nay -- là chuyện Hiillary có dính dáng đến vụ tự tử của Vincent Foster, một phụ tá của Clinton tại Tòa Bạch ốc và Hillary cũng chịu trách nhiệm về việc quân khủng bố tấn công và giết chết Đại sứ Mỹ Chris Stevens tại Libya. Hai chuyện này như hai tấm bìa chận sách ở hai đầu (bookends). Và ở giữa là Travelgate, Filegate và Whitewater. Có chuyện chính đáng nhiều, có chuyện chính đáng ít.

 

Khi Clinton bỗng nhiên tuyên bố rằng vợ chồng bà “trắng tay” khi họ rời Tòa Bạch Ốc, đó là bởi vì họ đã dùng tất cả tiền bạc vào việc đối phó trước những cuộc điều tra tới tấp, tối tăm mặt mũi, kéo dài 8 năm.

 

Vì thế, có thể hiểu tại sao vợ chồng Clinton lại có đầu óc nghi kỵ khi nghe nói đến chuyện minh bạch hóa. Nhưng sự ám ảnh về việc người khác hại mình làm cho họ thành bí mật, và sự bí mật của họ lại làm cho các người đảng Cộng Hòa và giới báo chí nghi ngờ họ đã làm chuyện sai trái. Điều này thúc đẩy việc điều tra vốn chỉ làm cho vợ chồng Clinton càng quyết giữ bí mật. Nỗi ám ảnh bị bách hại và việc điều tra không ngừng đã nuôi nhau, củng cố nhau trong cái chu kỳ vô tận của tấn công và chống trả.

 

Trong khi đó, giới chính trị gia và quần chúng bị bắt buộc phải chọn một trong hai phe bất toàn: một bên là cặp vợ chồng quyền lực hình như luôn luôn giấu diếm chuyện gì và bên kia là cơ chế tập hợp của nhóm điều tra ở Washington quá lộ liễu tinh thần phe đảng và tỏ ra thất bại trong khả năng chứng tỏ một hành vi lỗi lầm/sai trái trầm trọng.

 

Đối với các người theo đảng Cộng Hòa, đây là một chiến lược hợp lý. Họ biết rằng nếu họ cứ tiếp tục điều tra Hillary, chuyện này sẽ làm một công hai việc: thứ nhất là giữ cho giới truyền thông cứ tiếp tục viết về những chuyện tai tiếng, và thứ hai là làm nản lòng những cử tri không muốn trở lại cái thời điểm giới chính trị tàn sát nhau của những nàm 1990. Phe Cộng Hòa tiết lộ một phần câu chuyện cho các phóng viên đang đói lòng chờ một cái tin ác liệt, ngon lành, tin này sẽ giúp họ đạt được cái phần thưởng chính trị vĩ đại nhất trong các phần thưởng. Nhưng những người này (CH) cũng sai lầm khi quá vội vàng (jump the gun) buộc tội Clinton làm chuyện sai trái, và điều này cho phép bà ta tự bảo vệ mình bằng cách chỉ ra những điều vô lý và điên rồ của phe đối nghịch.

 

Qui Lệ 2:

 

 Tất cả những cáo buộc, dù lố bịch đế đâu, đều đáng tin tưởng cho đến khi chuyện này được chứng minh là hoàn toàn sai, tuyệt đối sai. Và ngay cả khi ấy thì câu chuyện vẫn tiếp tục sống mạnh trong giới truyền thông bảo thủ.

Năm 2014, khi đi vòng quanh nước Mỹ để cổ động việc bán sách, đồng tác giả và tôi đã bị thiên hạ liên tục tìm cách thuyết phục chúng tôi phải xác định một cách quả quyết rằng Hillary là một  phụ nữ đồng tính luyến ái. Một người đàn ông đã đòi hỏi chúng tôi phải lập tức nói đến vấn đề này trong buổi Hỏi và Đáp tại một tiệm Barnes và Noble ở vùng Upper West Side của Mahattan, nơi mà bạn nghĩ rằng loại chuyện này sẽ không xảy ra.

Tờ National Enquirer trong tháng 4 đăng một câu chuyện cáo buộc Clinton xóa sạch máy computer riêng vì nó chứa đựng những tài liệu có thể tìm ra các tình nhân đồng tính luyến ái của bà.

Trong khi đó, giới truyền thông bảo thủ cũng tin tưởng chắc chắn rằng Hillary sẽ gây chiến với Thiên Chúa giáo nếu bà ta đắc cử Tổng thống. Nhưng một điều được khám phá ra trong những email tại bộ Ngoại giao là Clinton chia sẻ những suy ngẫm về tôn giáo hàng ngày với bạn bè.

.

 

Đề tài: Điều suy ngẫm hôm nay:

 

“Lên tiếng cho những ai không thể cất tiếng nói, lên tiếng cho quyền của tất cả những ai khốn khổ. Lên tiếng và phê phán một cách công bằng; bênh vực quyền của những người nghèo khó và thiếu thốn”. Proverbs 31:8-9

 

Không chỉ là các sự cáo buộc “lạc quẻ” (out-of-the-box) đã làm cho guồng máy truyền thông quay cuồng. Một năm trước khi Cheasea Clinton lập gia đình, nhân viên làm việc cho Clinton bị bận rộn bởi các ký giả của truyền thông giòng chính (mainstream) vì các ký giả này nhất định tin tưởng rằng cô ta đã lo xong xuôi những hôn ước bí mật.

 

Bàn về những chuyện nghiêm túc hơn, bạn có nhớ cơn “cảm cúm” Benghazi ?

 

Nhiều đối thủ chính trị và thành viên của nghành truyền thông không thể chấp nhận chuyện Clinton đã bắt buộc phải bỏ cuộc trần tình trước Thượng Viện về Benghazi vì bà ta đã bị bất tĩnh nhân sự sau khi ngã đập đầu xuống đất.Giờ đây, 3 năm sau, nghĩ rằng Clinton đã kiếm cớ tránh né chuyện này thì thật khôi hài vì bà ta đã tường trình một cách long trọng (testified) tại cả hai phía của Quốc Hội –hoặc cho rằng như Karl Rove gợi ý là Hillary bị tổn thương não bộ. Và nếu bà ta bịa chuyện bị ngất vì đập đầu xuống đất để khỏi ra tường trinh (trước Thượng Viện) thì làm sao bà ta lại có thể bị tổn thương não bộ vì một cú té giả vờ?

 

Nhóm kiểm soát /gạn lọc tin tức (echo chamber) của giới truyền thông bảo thủ cứ chuyển qua chuyển lại những nhận xét độc địa từ Rush Limbaugh qua Fox News, để chắc chắn rằng những giòng chữ tác hại nhất trong một câu chuyện –  sự thật hay hư cấu – sống mãi. Chuyện tấn công Benghazi là một ví dụ toàn hảo. Các tên khủng bố giết bốn người Mỹ. Nhóm gạn lọc/kiểm soát tin tức bảo thủ có vẻ chắc chắn rằng đây là lỗi của Hillary.

Lập luận nghe có lý là chúng ta (Mỹ) không nên nhãy vào Libya ngay từ đầu, và các vụ giết người này là móc xích cuối cùng, thành quả, của môt chính sách tồi tệ.Nhưng cánh hữu còn muốn chứng minh rằng chuyện xảy ra là do Clinton - đã làm hay - đã không làm - về các vấn đề an ninh.

 

Nhóm bảo thủ này nói về việc xin hỗ trợ cho Libya đã bị từ chối (họ không cần quan tâm đến việc tiếp tế cần nhất là phải cho Tripoli, không phải cho Benghazi, và không có bằng chứng rằng chính Clinton biết về việc yêu cầu này), họ nói về một lệnh từ trên ngăn chận sự tiếp viện tiến vào Benghazi (họ không quan tâm đến việc nếu có tiếp viện thì cũng muộn vì chỉ có thể đến đó sau khi cuộc chiến đã xong, và ngay cả một ủy ban của các dân biểu Cộng Hòa cũng điều tra và cho biết không có một cái lệnh (order) như thế bao giờ. Và chuyện lố bịch, nhãm nhí nhất trong mọi chuyện nhãm nhí là Clinton biết vụ tấn công sẽ xảy ra. Sau đây là cách Linbaugh cáo buộc trong tháng Năm.

 

“Vấn đề là họ (Clinton) biết về cuộc tấn công Benghazi 10 ngày trước khi nó xảy ra.

Họ biết ai đã làm chuyện này.“

 

Sự tự do của giới truyền thông bảo thủ được quyền tung ra những cáo buộc ngoài sức tưởng tượng thường có tác động như một lực khủng khiếp buộc các phóng viên phải điều tra về những lời tố cáo đó, và làm như thế thì lập đi lập lại những lời này. Khi mà những lời tố cáo kia được chứng minh (debunked) rằng chúng không những sai lạc mà còn thuộc một kế hoạch gạt gẫm (dư luận), thì những lời cáo buộc này đã là một phần tâm thức tổng hợp của quần chúng Hoa Kỳ. Hay như người ta nói, là cái láo đi vòng quanh thế giới trước khi sự thật ra khỏi gường.

 

Qui Lệ 3:

 

Giới truyền thông có định kiến rằng Hillary đang hành động với ý đồ xấu xa cho đến khi có những bằng chứng rõ rệt cho thấy ngược lại. 

 

Một vấn đề phát xuất từ quan hệ tồi tệ giữa Clinton và các phóng viên là các nhà báo thường có định kiến rằng là Hillary đang hành động với ý đồ xấu xa. Chuyện này cũng có lý do. Mặc dầu Hillary đã có thêm những người mới vào nhóm lo việc liên hệ với báo chí trong cuộc vận động tranh cử này, lập trường họat động của bà đối với giới truyền thông vẫn luôn luôn phản ảnh phương cách thời Bill Clinton làm Tổng thống đối phó với các ký giả.

 

Trở lại giữa thập niên của những năm 90, Bill Clinton nhờ vào một số phát ngôn viên  lão luyện/xảo quyệt về chính trị (Machiavellan) không để cho các nhà báo lại gần. Thời Bill Clinton, phương cách đối phó (với ký giả) là tìm cách cản trở càng lâu càng tốt, nói láo nếu cần --- hoặc đôi khi - còn đặt câu hỏi ngược lại các kẻ đang tìm cách hỏi mình. Dầu gì thì Bill Clinton đã từng chỉ tay tại một cuộc họp báo và nói với các phóng viên,”Tôi không có quan hệ tình dục với người đàn bà ấy… Cô Lewinsky.” Sau đó ông  ta cũng nói dối trong lời khai có tuyên thệ.

 

Bởi thế nên giới báo chí có nhiều tiền lệ khi tin rằng vợ chồng Clinton không sẵn sàng giao tiếp – và thỉnh thoảng, ngay khi có thể tiếp xúc với họ-- họ cũng đang giấu diếm một điều gì đó. Về phía gia đình Clinton, với quá trình của những cuộc điều tra có - khói - mà - không có lửa phát động chống lại họ, cũng có nhiều tiền lệ không tin tưởng nhà báo. Kết quả là một mối tương quan hỏng bét, không hoạt động được, về cả hai phía. Gia đình Clinton tin rằng nhà báo hành xử với ý đồ xấu xa, còn giới báo chí thì tin rằng thái độ của gia đình Clinton đối với họ là bằng chứng của việc vợ chồng Clinton đang giấu chuyện gì.

 

Thái độ này tiếp tục xảy ra trong cuộc tranh cử của Hillary năm 2008 và một phần nào trong khi bà ta làm Ngoại trưởng. Đáp ứng tiêu chuẩn của bà cho một câu hỏi của phóng viên không phải là một câu trả lời. Đó là cách không để ý đến câu đó hay dùng phương pháp tranh luận của Socrate bằng cách hỏi ngươc nhà báo một câu khác. Thật rõ ràng là Clinton không thích giới báo chí chút nào, như Glenn Thrush và Maggie Haberman đã tường trình năm ngoái.

 

Khi được hỏi vì sao Clinton không cố gắng hơn trong việc tiếp nối với các phóng viên trong những năm qua, một nhân viên kỳ cựu của chiến dịch tranh cử của Clinton bắt đầu trả lời “quay” các lý do như,“Bà ta bận quá, bà ta hay nói thẳng quá, vân vân “

rồi bỗng dưng nói trắng trợn: ” Này, bà ta ghét các người. Chấm hết. Chuyện đó chẳng bao giờ thay đổi”.

 

Vào buổi diễn hành vào ngày lễ Độc Lập tuần trước, các  phụ tá của Clinton dùng dây thừng làm thành một rào cản di động dã chiến để ngăn các phóng viên, không cho họ đến gần ứng cử viên và cử tri. Hillary đối với họ như đối với gia súc, và các phóng viên đáp lễ bằng cách chiếu video đó trên TV ba ngày liền.

 

Sự không tin tưởng của báo chí là một vấn đề tai hại của Clinton. Và vì truyền thông là cái loa cho quần chúng, như vậy nên đâu có ai ngạc nhiên khi nhiều cử tri có khuynh hướng tin rằng Hillary thường hành động với ý đồ xấu xa. Hầu hết người Mỹ tin rằng bà ta không thành thật và không đáng tin cậy.Quan điểm này được chia sẻ bởi các ký giả và đai đa số quần chúng làm cho họ coi các hành động của Clinton như là đặc biệt tàn ác.

 

Chẳng hạn như trường hợp này:

 

Hillary kiếm được vô số tiền khi làm diễn giả được trả tiền cho giới thương mại trước  khi làm việc cho chính phủ. Dĩ nhiên Jeb Bush cũng thế. Nhưng trước khi Bush tiết lộ về con số kế toán của vài buổi diễn thuyết mới đây, giới truyền thông rất ít quan tâm đến chuyện này. Hoan hô Ken Vogel của Politico trong việc “đào xới” ra tin này trong bài báo đăng ngày Thứ Năm. Sự mất thăng bằng trong việc nghĩ rằng Hillary có những động lực xấu xa khi chưa có chứng cớ là một cách khác làm cho Qui lệ về Clinton gây ra ảnh hưởng méo mó trong cái nhìn của quần chúng về bà ta. Và điều này lại cũng tự tạo ra một tác dụng tồn tại lâu dài:

Qui luật này khiến Clinton nghĩ rằng giới báo chí có thành kiến về bà,điều này làm cho bà cư-xử tệ nhạt với báo chí và chuyện cư-xử này sẽ dẫn đến việc thêm nhiều phóng viên nghĩ rằng bà ta đang cố giấu diếm chuyện họ một chuyện gì đó.

 

Qui lệ 4:

 

 Mọi chuyện liên hệ đến Hillary đều đáng được loan tin vì gia đình Clintons tương đương với Hoàng gia của nước Mỹ

 

Khi Clinton là diễn giả chính của một buổi gây quỹ của David Axelrod giúp bệnh nhân bệnh động kinh vào tháng 6 nămm 2013, vài cơ quan truyền thông lớn đã gởi phóng viên tham dự để viết tường trình.Thời điểm đó còn tới hơn 3 năm mới tới cuộc tranh cử 2016. Từng lời, từng cử chỉ, từng nét diễn tả trên mặt đều được xem xét kỹ.

 

Video về Clinton gọi môt tô burrito tại tiệm Chipotle đã trở thành hình ảnh đầu tiên trên mạng của việc tranh cử của bà.

Đầu năm nay, các phóng viên đã trở thành đề tài giễu cho các nhà hài hước chuyên trình diễn về khuya khi các phóng viên chạy thục mạng cho kịp chiếc xe van vận động tranh cử chạy qua. 

Việc tường trình từng chi tiết nhỏ nhặt chẳng phải là đường một chiều. Một phóng viên đã được rỉ tai về chuyến đi ghé Chipotle nên rồi ai cũng biết. Hillary thật ra mong mỏi sự chú ý của thiên hạ hơn là ghét bỏ nó. 

 

Nhưng chuyện này cũng có một hậu quả biến dạng không hay .Cũng như hoàng gia ở Luân Đôn, nhũng giây phút riêng tư bình thường trở thành chuyện của quần chúng : chuyện ngoại tình của chồng, chuyện đám cưới con gái, chuyện bà có cháu ngoại.

 

Trước mắt một người quan sát vô tình, sự chú ý của các phóng viên báo chí làm cho Clinton có vẻ như ham được truyền thông nhắc đến hơn một chính trị gia thường. Dĩ nhiên một phần của mối liên hệ yêu/ghét (với truyền thông) là lòng rất mong được nhà báo tường trình theo một chiều hướng có lợi cho mình. Nhưng thỉnh thoảng Clinton cũng hiểu rằng không nên xuất hiện trước ánh đèn pha rọi tới nhiều quá.

 

Thí dụ điển hình nhất là khi Clinton không nhận lời xuất hiện trong một buổi mạn đàm về chính trị ngày Chủ nhật ngay sau vụ tấn công Benghazi. Susan Rice, lúc đó là đại sứ của Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bây giờ là cố vấn an ninh quốc gia nhảy vào thế chổ. Các buổi xuất hiện này làm Rice mất cơ hội làm người kế nhiệm Hillary trong chức vụ ngoại trưởng Mỹ vì nhiều Thượng nghị sĩ kết luận rằng Rice đã nói dối về  khởi thủy và bản chất của vụ tấn công.

 

Báo chí bị thu hút bởi gia đình Clinton nên họ thế nào cũng theo dõi và tường trình dù Hillary muốn hay không.

 

Qui lệ 5:

 

Tất cả những gì Hillary làm đều giả dối và được tính toán như thế nào cho có lợi tối đa về phương diện chính trị.

 

Đối với một người thua cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008 sau khi đã dẫn đầu với một tỷ lệ lớn và bây giờ đang trên đà thua Bernie Sanders, Clinton được khen là rất khôn ngoan về mặt chính trị.

Những kẻ muốn hạ bà nhìn thấy trong bất cứ việc gì bà ta làm, ngay cả trong việc có một đứa cháu ngoại chào đời là một mưu đồ chính trị có kế hoạch và thực hiện tuyệt diệu.

Việc Clinton công khai nâng niu đứa cháu bé lả một trong những cử chỉ rõ rệt nhất vừa  tình cảm vừa đáng ngờ của một chính trị gia Mỹ mà tôi biết. Chúng ta có những tổng thống đã là cha mẹ, và chúng ta đã có những tổng thống là ông bà. Nhưng kiểu  tranh cử dựa trên tình liên đới với các vị là ông là bà thật là mới mẻ !

Và Clinton nhập cuộc bằng cách dùng những chuyện tích cực trong đời bà để có lợi   về phương diện chính trị. Điều này không làm cho bà ta khác với những ứng cử viên tổng thống khác --- nó làm cho bà ta giống họ. Tuần trước, Thống đốc Chris Christie của tiểu bang New Jersey khi phát động việc tranh cử tổng thống Mỹ đã nói về bà nội bà ngoại, bà mẹ, bà vợ và con cái của ông ta. Liệu điều đó đã được tính toán để gởi thông điệp về Christie cho quần chúng? Lẽ dĩ nhiên !

 

Nhưng trường hợp đặc sắc nhất là nước mắt -- giọt lệ chảy dài trên má Clinton khi bà vận động tranh cử ở New Hampshire sau khi bị xếp hạng thứ ba (sau Barack Obama và John Edwards) tại các cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng dân chủ năm 2008.  --

 

Nữ ký giả Maureen Dowd của tờ New York Times đã công khai luận tội Hillary về điều mà Dowd cho là cửa sổ vào phần tăm tối của tâm hồn Hillary.

 

“Nhìn Hillary không chịu nỗi vì kiệt lực sau nhiều chục năm ao ước thành người đóng vai chính hơn chỉ là kẻ phụ trội, có một cái gì đáng xót xa. Nhưng cũng có một nét mơ hồ của việc thương thân theo kiểu Nixon trong việc Hillary ghẹn ngào. Điều làm cho bà ta xúc động tận xương tủy là việc Hillary nhận ra rằng xứ sở này không rõ là nó cần bà ta biết bao nhiêu.Trong cái cách tự ngưỡng mộ bản thân một cách khác đời, Hillary đang khóc cho chúng ta. Nhưng nét điển hình có tính cách đáng buồn của Hillary là việc thật sự làm bà ta khóc là cái viễn ảnh thua cuộc.”

 

Như Spencer Tracy nói với Katherine Hepburn trong  phim “Adam’s Rib, “Lại nữa ! Vũ khí cổ điển của đàn bà. Bảo đảm làm nhũn lòng thiên hạ. Vài giọt lệ của phụ nữ mạnh hơn bất cứ loại acid nào.“

Báo chí viết về chính trị đã đi quá xa từ việc nặng nề chỉ trích Ed Muskie khóc đến việc buộc tội Clinton đã tính toán rằng các giọt lệ sẽ giúp bà ta thắng cuộc. Hillary không giỏi về toan tính chính trị đến thế.

 

Những quy lệ về Clinton ảnh hưởng cuộc bầu cử như thế nào

 

Quan điiểm của tôi về việc các ký giả đã thành công trong việc chọn kẻ chiến thắng trên trường chính trị vẫn mơ hồ.

 

Giới truyền thông có lẽ đã ủng hộ Obama hết mình, nhưng ông ta không thắng cử vì được hưởng các bài loan tin thuận lợi. Obama thắng vì ông ta có chiến lược tranh cử hay hơn, có một thông điệp gời cử tri hay hơn và có tài chuyển đạt thông điệp khéo léo hơn trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008 và hai cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo đó.

 

Thế đấy, giới truyền thông chắc chắn có thể đánh phủ đầu – ngay cả tiêu diệt một ứng cử viên. Sự chú tâm vào những khiếm khuyết của một ứng cừ viên –- dầu là có thật  (real) hay là do tự diễn dịch (perceived)  — làm hại cho khả năng của ứng cử viên đó trong việc chuyên tâm về thông điêp của mình cho cử tri và cũng làm cho giới truyền thông không chú ý nhiều đến những mặt tiêu cực của các ứng cử viên khác.

Đây là chuyện xảy ra cho Clinton, và chuyện này coi bộ khó chấm dứt

Hillary đủ thoải mái để làm mục tiêu cho rất nhiều cuộc tấn công của giới ký giả và bà ta cũng đầy đủ quyền lực nên chẳng ai cần phải an ủi bà về các khổ sở phài chịu.

 

Nhưng các tiêu chuẩn kép/ khác biệt là một yếu tố quan trọng cần ghi nhớ khi đánh giá bà trước các đối thủ khác trong cuộc tranh cử Tổng thống.

 

Những quy lệ về Clinton dù công bình hay bất công, đã làm biến dạng cái nhìn của quần chúng về Hillary Clinton. 

 

Người dịch: Trần Thúy Hạc

 

.


..

Ý kiến bạn đọc
03/10/201616:51:11
Khách
Trong những cuộc thăm dò mới nhứt của các cơ
quan truyền thông độc lập, cũng như những
đón tiếp ông Trump của hàng mấy chục ngàn
người những nơi mà ông Trump đến vận động
tranh cử, khác với con số người tham dự nghe
bà Clinton nói chuyện, thật sự đã làm cho phe
bà Clinton lo sốt vó, cho nên bằng đủ mọi
phương cách, dù tốt, dù xấu, dù sai sự thật,
họ đều sử dụng để mong hạ ông Trump, và
hình như cho đến bây giờ, cử tri đã dứt khoát
sẽ bầu cho ai. Mới đây, họ cho nổ lớn vụ ông
Trump không trả thuế trong 18 năm, vấn đề
nầy cũng không làm cho cử tri quan tâm bằng
vụ bà Clinton đã dùng email cá nhân để điều
hành việc nước, làm tổn hại đến an ninh
quốc gia, mà việc nầy thật ra không phải là
lỗi lầm, mà là sự cố ý, như ông Trump đã nói.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.