Hôm nay,  

Về Huế… thăm Chùa

18/09/201600:01:00(Xem: 5934)
Về Huế… thăm Chùa
 
Đỗ Hồng Ngọc
 

Với tôi, Huế là vềVề Huế. Không phải đến. Không phải đi. Mà về. Mặc dù không sinh ra và lớn lên ở Huế. Chỉ nghe « về Huế » thôi mà đã thấy lòng xao xuyến, bâng khuâng, nao nao rồi.

Tôi có duyên với Huế. Năm 2008, dịp Tuần Văn hóa Phật giáo tổ chức tại Huế, tôi có buổi nói chuyện về Thiền và Sức khỏe tại chùa Từ Đàm. Một người bạn Huế nói anh đến đây như đến Tào Khê rồi đó. Run lắm chớ. Lo lắm chớ. Nhưng với cái nhìn từ y học, từ khoa học thực nghiệm, tôi thấy sáng rõ con đường Thiền Phật giáo mà không ngại sẻ chia. Chính lần nói chuyện này, về sau, tôi hoàn chỉnh và in thành cuốn Thiền và Sức khỏe để phổ biến rộng rải hơn. Nói là “Thiền và Sức khỏe”, thực ra, đằng sau đó, đã mở ra một cõi tâm linh đi về tuyệt diệu khi đọc giữa những dòng chữ vậy.
 

Mấy năm sau, tôi lại có dịp trò chuyện đề tài “Một nếp sống hạnh phúc” ở Huế với khá đông người tham dự. Có cả các Thầy, các Ni, các anh chị em trí thức, văn nghệ sĩ, nhà giáo, bác sĩ, sinh viên, bạn đọc… Người quen đã lâu, người mới biết, người chưa gặp bao giờ mà đã thân thiết từ lâu qua những trang sách. Dĩ nhiên, mọi người đến không phải để nghe “Một nếp sống hạnh phúc” chi đâu! Nếp sống hạnh phúc, đâu cần phải nói, phải nghe ở Huế. Về với Huế, tự dưng cũng đã thấy tràn một niềm vui đằm thắm, hiền hòa, một thứ hạnh phúc dễ thương với nắng, với gió, với dòng sông, với ngọn núi, với món ăn, cây cầu, con đường, bóng cây, bờ cỏ… Cho nên đến là đến với nhau, là tay bắt mặt mừng. Nay thì Huế đã có khác. Đường sá sạch đẹp hơn, thênh thang hơn. Phố xá sầm uất hơn. Xây cất triền miên hơn. Những cây cầu mới. Những khu “đô thị” mới. Những con đường mới…

IMG_h Nep song HP

 
Người bạn Huế đưa đi thăm đường Trịnh Công Sơn trước hết. Con đường đẹp, nghiêng nghiêng từ cầu Gia Hội đổ xuống, ôm sát tả ngạn sông Hương, nhìn qua cồn Hến. Hình như lúc đó còn có hơi nhiều quán nhậu! Rồi đi ngược về Kim Long, vào thăm một cái làng mới có tên làng Phú Mộng. Kim Long thì đã nghe biết từ xưa: Kim Long có gái mỹ miều / Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi. Còn Phú Mộng thì chưa. Nằm trong Kim Long êm đềm nhưng Phú Mộng có cái gì đó khác. Nó đẹp nhưng diêm dúa, nhiều tiệm ăn, nhà nghỉ, quán nhậu… Cái tên Phú Mộng nghe đã thấy hơi mệt rồi. Đi vào sâu thêm chút nữa thì có Bệnh viện tâm thần. Ngược lên phía trên đã có Thiên Mụ,  Huyền Không…
 

Trường Quốc học, trường Đồng Khánh (Hai Bà Trưng) vẫn uy nghiêm. Vẫn những cô gái huế đạp xe dịu dàng, bên cạnh những cô gái huế vù vù xe đời mới, che mặt, quần short, không kém Sài gòn, Đà Nẵng… Huế đang thay da đổi thịt, nhưng Huế sẽ vẫn giữ nét đặc thù của mình thôi, không lo.

Năm ngoái, lại có dịp về Huế. Lần này là buổi nói chuyện về đề tài: Đức Phật, bậc Y vương, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán bên bờ Sông Hương, gần khu triển lãm Lê Bá Đảng. Lại là một dịp được gặp gỡ các Thầy, các bạn, đông vui. Tay bắt mặt mừng. Nghiền ngẫm Phật học nhiều năm, tôi càng thấy rõ Đức Phật là một bậc Y vương, đã đi từ “bệnh chứng” đến “chẩn đoán” tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra những phương thức điều trị phù hợp, đâu đó chính xác như một khoa học thực nghiệm cho kiếp nhân sinh. Ở đây không chỉ chữa cái “đau” mà là chữa cái “khổ”. Con đường giải thoát chúng sinh.

IMG_h Lieu Quan 1IMG_h Lieu Quan 2

Vừa rồi, tôi lại có dịp về Huế. Lần này đi cùng anh em trong Nhóm học Phật chùa Xá Lợi. Chương trình sẽ đi thăm một số chùa Huế mà những lần trước không có đủ thời gian.

Hẹn cả nhóm đúng 6 giờ sáng có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất, vậy mà mới 4 giờ đã thức loay hoay. Không hiểu sao. Chắc tại nôn quá. Máy bay hoãn nửa giờ vì sân bay Huế sương mù dày đặc, không đáp được. Hoãn là chuyện thường ngày ở huyện mà! Tự dặn mình “ngoài không dính mắc là thiền/ trong không lay động là định” (Huệ Năng). Vả lại lâu lâu mới có dịp ngồi đợi ở sân bay coi người ta qua lại như coi trình diễn thời trang chớ chơi sao. Nhiều thứ thời trang bây giờ quái dị, như có người hình như chỉ mặc áo đi qua đi lại.  Rồi máy bay lại hoãn nửa giờ nữa. Rồi nửa giờ nữa. Cuối cùng cũng lên xe bus trung chuyển ra tàu bay thì một cô hành khách cùng đi chào hỏi có phải bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc không, rồi cô mở túi xách lấy cuốn Nghĩ Từ Trái Tim ra xin chữ ký! Ôi trời. Ngộ ghê. Cô nói nhóm cô đi Lào. Cô chỉ mang theo có mỗi cuốn này để đọc lại.
 

Đến Huế đã quá trưa nên bị bể kế hoạch, đành đi thăm Lăng trước. Cũng hay. Lần này có Trần Đình Sơn, Thanh Nguyên gốc Huế nên chuyện thăm chùa chiền lăng tẩm cung vua… hoàn toàn khỏi lo!

Trần Đình Sơn quyết định cho đi thăm Lăng Gia Long trước. Khá xa. Ít người thăm viếng so với các lăng Minh Mạng, Tự Đức… quen thuộc. Đường quanh co khúc khuỷu, sát bờ vực đầu nguồn sông Hương. Phong cảnh yên tĩnh. Một miền quê thanh bình.
 

Mỗi Lăng thể hiện tính cách của mỗi ông vua triều Nguyễn! Tự Đức thì có cái “bay bướm” của nhà thơ, “Minh mạng” thì nghiêm trang của nhà “quản lý”… Gia Long thì uy nghi, vừa trang nghiêm vừa thơ mộng. Đặc biệt ở Lăng Gia Long phảng phất nhiều nét Nam bộ… có lẽ do lúc còn bôn ba xuôi ngược ông đã gắn bó nhiều với miền Nam. Quanh lăng nào xoài, nào vú sữa…, trước lăng mênh mông một đầm nước um tùm lau sậy có nhiều cá lóc từ phương Nam được nuôi nơi đây, người giữ Lăng cho biết.

Điện Minh Thành ghi năm 1816. Vậy ra vừa đúng 200 năm! Khu lăng gồm 3 quần thể, giữa là lăng mộ, bên phải là điện Minh Thành và bên trái là Bi đình, có núi Thiên Thọ làm tiền án, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi tả thanh long, hữu bạch hổ.

Người gác mở cổng khu lăng mộ cho đoàn vào viếng. Bên trong có hai ngôi mộ đá, xây cất hoàn toàn giống hệt nhau, song táng vua và hoàng hậu. Không ngờ từ thời đó, đã có sự bình đẳng giới tính hay vậy.
 

Một điều đáng ghi nhận khác: triều Nguyễn, khi lên ngôi thì hình như vị vua nào cũng lo trước hết xây cho mình một cái lăng để đợi ngày… băng hà! Phải chăng vị vua nào của triều Nguyễn cũng ý thức đời là vô thường, kiếp sống là giả tạm? Bởi vua chúa khi lên ngôi thì thường lo gồm thâu lục quốc, nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị, cũng như lo xây tam cung lục viện, tìm thuốc trường sanh bất tử…?

Từ Lăng Gia Long về, cả nhóm đến thăm nhà một thân hữu xứ Huế, anh Ngô Tiến Nhân. Đó là một ngôi nhà rất đẹp, trên một đồi cao cạnh chùa Trúc Lâm.

Ở đó, đã có một số anh em thân hữu xứ Huế đợi sẵn, hẹn gặp nhau để hàn huyên vào một buổi chiều còn chút mưa vẫn mưa bay… Anh Lê Văn Lợi, anh Cao Huy Hóa, anh P, bác sĩ D…
 

Về Huế lần này tôi chỉ mang 2 cuốn sách mới vừa ra mắt ở Hội Sách ngày hôm trước. Cuốn Cõi Phật đâu xa để gởi anh Lê Văn Lợi, nhà Phật học, và cuốn Một hôm gặp lại gởi Phan Như, nhà thơ. Anh em trao đổi về con đường tu học Phật pháp, riêng bác sĩ Dũng, vừa Tây y vừa Đông y, đưa ra những “triết lý” về y học khá độc đáo, đã thể nghiệm trên bản thân như từng nhịn đói 49 ngày, sụt 20kg thể trọng nhưng vẫn bơi 3 vòng sông Hương! Anh Cao Huy Hóa kể hành trình viết báo Phật giáo của mình như thế nào…

Ngày hôm sau Huế vẫn mưa. Lai rai thôi. Làm như mùa này không mưa thì không phải Huế. Giữa tháng 2 âm lịch rồi chứ! Lạnh 17 độ. Nghe nói “tháng ba bà già chết rét” là vậy!

Không gì sảng khoái hơn sáng sớm được ngồi bên bờ sông Hương, khu vực Trung tâm văn hóa IMG_h cafe LQ Phật giáo Liễu Quán, Lê Bá Đảng… nhâm nhi café và gặp gỡ bạn bè. Café Liễu Quán hay lắm. Dưới mỗi phin lọc có một khúc đèn cầy sưởi nóng! Tôi nghĩ nếu được đặt một cục than hồng thì thú vị hơn. Để nhớ TCS: ngoài phố mùa đông/ đôi môi em là đốm lửa hồng/ ru đời đi nhé…
 

Chương trình sáng nay đi Huyền Không Sơn Thương thăm thầy Giới Đức và khi về sẽ ghé chùa Thiên Mụ. Nghe nói sư Giới Đức sắp nhập thất 3 năm. Gần như là rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ chớ gì nên phải cần gặp sớm! Sư vốn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, nhà văn, nhà thư pháp nổi tiếng từ hơn bốn mươi năm trước: Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Vẫn mưa lất phất. Khá lạnh. Mây mù trên đỉnh núi xa. Đường quanh co đèo dốc. Hình như Sư đang phải bận tiếp khách nên anh em đợi hơi lâu dưới quán lương đình. Không bỏ lỡ cơ hội, phải săn một ít hình ảnh chứ.
 

Lang thang chợt thấy một túp lều tranh, giữa lòng hồ lớn, có dòng suối róc rách, có nhịp cầu bắt ngang… Lạ nhỉ. Ai mà chọn một chỗ đẹp như tranh vầy! Làm nhớ  “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước/ Em đến tôi một lần/ Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân…” (Văn Cao). Lần theo chiếc cầu tre ọp ẹp nhiều đoạn như sắp gãy tìm chủ nhân. Chó bỗng sủa vang. Nhìn lên thấy một… sư trẻ râu ria rậm rạp, trông rất “tiên phong đạo cốt”. Chó dữ không thầy? Không. Nó hù thôi. Mời vào. Thì ra đó là thầy Chơn Quán, đệ tử của sư Giới Đức. Hùng và Thanh Nguyên không biết tự lúc nào đã theo chân nên cùng kéo vào thảo am. Hùng giới thiệu tôi. Sư mừng rỡ, ủa vậy hả? Rồi vội vàng châm nước pha trà mời khách phương xa, tuy chưa quen mà không hề lạ. Chơn Quán là đệ tử “chân truyền” về thư pháp của sư Giới Đức thì phải, lại phụ trách website của Huyền Không Sơn Thượng… nên không lạ gì với chúng tôi! Đúng là tứ hải giai huynh đệ.
 

Rồi Chơn Quán đích thân đưa bọn tôi lên cốc của sư Giới Đức. Tôi với Sư thì đã khá quen nhau. Sư cười: anh leo dốc cao vậy mà không thấy mệt hỉ? Rồi Sư… “tâm tình” một buổi, cùng trả lời những thắc mắc của anh em đặt ra về Phật pháp. Phải nói bây giờ Sư đã có cái nhìn rộng mở, xuyên suốt. Sư nói đã có lời nguyện từ khi xây dựng Huyền Không Sơn Thượng, nay đã gần như hoàn thành tâm nguyện. Giờ đến lúc phải nhập thất. Bỏ hết thơ văn, thư pháp, không tiếp ai, không điện thoại, không vi tính, hoàn toàn tĩnh lặng… Sư nói hôm nay vui quá. Chưa có hôm nào vui như vậy. Sư mời mọi người cùng chụp với Sư một tấm hình kỷ niệm…

IMG_h HK 3

 
Rời Huyền Không Sơn Thương, đoàn về chùa Thiên Mụ. Đã quá trưa. Chùa đông du khách quá! Lễ Phật, tham quan các nơi rồi… kéo nhau xuống núi.

Vẫn mưa lất phất không ngơi. Sơn nảy ý đề nghị mọi người đi thăm chùa Túy Vân, một danh thắng cách Huế khá xa, miệt biển, không có trong chương trình. Vẫn mưa.

Buổi tối áp thấp nhiệt đới. Sóng trên sông Hương mạnh dần lên nên chương trình đi thuyền trên sông, nghe ca Huế phải hủy. Thế nhưng, không nghe ca Huế trên sông thì các bạn tổ chức cho nghe ca Huế trên bờ tại thính phòng Bảo tàng văn hóa do nhà thơ Võ Quê phụ trách!

Ngày mai, sẽ viếng các chùa Huế xưa…
 

Trước hết, viếng chùa Quốc Ân, Tổ đình thiền Lâm Tế, do Sư Nguyên Thiều khai sơn, năm 1682, thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Một cõi Phật trang nghiêm, thanh tịnh. Lòng như nhẹ lâng. Mưa vẫn mưa bay. Rồi đến chùa Thuyền Tôn, do thiền sư Liễu Quán khai sáng từ đầu thế kỷ 17. Đây cũng là nơi đã nhiều lần mở các Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn tín đồ. Huế nay có Trung tâm Liễu Quán rất trang nhã bên bờ sông Hương và có giai phẩm Liễu Quán rất đẹp và giá trị. Ghé Ni viện Diệu Đức, được xây dựng từ năm 1932 bởi Sư bà Diệu Không, nay vẫn là một trung tâm đào tạo nổi tiếng cả nước.

IMG_h Chua QA

IMG_h chùa TH

Chùa Bảo Quốc có từ đời chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán từng đến học đạo nhiều năm, sau này trở thành trường Cao đẳng Phật học, đào tạo tăng tài. Các Hòa thượng Trí Tịnh, Thiện Hoa… ở phương Nam cũng từng đến học nơi này. Bác sĩ cư sĩ Lê Đình Thám, hội trưởng An Nam Phật học hội, cũng sinh hoạt tại đây.

Chùa Bảo Quốc đã được Hoàng hậu Hiếu Khương cho tái thiết năm 1808 và sau này Bà Từ Dũ cũng đã hỗ trợ sửa sang.

Tiếp đó viếng chùa Tường Vân, Từ Hiếu, Từ Đàm, và hôm sau còn ghé thăm Trúc Lâm Bạch Mã… trên đường đi Đà Nẵng.

Rất tình cờ, không tính trước vậy mà đã có dịp viếng mười cảnh chùa Huế.
 

Đi sâu vào các chùa chiền xứ Thần kinh mới thấy Phật giáo từ xa xưa đã được vua chúa quan tâm hỗ trợ, đặc biệt chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… đã tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, cũng đã được các Công chúa, Hoàng hậu… tích cực giúp đỡ xây dựng, trùng tu. Huế đúng là cái nôi của Phật giáo không chỉ của miền Trung mà gần gũi biết bao với miền Nam. Ngoài việc tu tập còn đào tạo tăng tài, ra báo, tổ chức hệ thống gia đình Phật tử. Đã có sự đóng góp không nhỏ của các Cư sĩ, Phật tử.  “Gốc sâu thì nhánh tốt/ Nguồn xa thì sông dài…”.

Ở chùa Bảo Quốc hiện nay còn thấy có trưng bày hình ảnh các vị Hòa thượng và cư sĩ Lê Đình Thám, cùng một bài Thi kệ của Thầy Phước Hậu.

  

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,

Học hành không thiếu cũng không dư,

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.”

  

Phải,  “Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như”.

Vậy là đã đủ!

Hôm sau, rời Huế sớm để lên đường về Đà Nẵng.

Cứ như học trò xứ Quảng ra thi! Lại cà phê Liễu Quán. Lại sông Hương dùng dằng.

Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

(Thu Bồn)

  

ĐHN

(Báo Văn hóa Phật giáo, số Vu Lan, 2016)


..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.