Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Lộ Trạch

09/09/201600:01:00(Xem: 6178)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
 NGUYỄN LỘ TRẠCH
(1853 - 1895)
 
    Nguyễn Lộ Trạch là một chí sĩ yêu nước coi thường danh lợi, quê Thừa Thiên, tự Kỳ Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Kỳ Ưu. Ông là con Tuần phủ Nguyễn Quốc Uy. Ông kết hôn với Trần Thị Nhàn là con gái đại thần Trần Tiễn Thành. Ông đã đọc nhiều sách tân thư và các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ nên ảnh hưởng mạnh mẽ về canh tân đất nước. 
  
    Năm 1877, nhân dịp kỳ thi Đình mà đề thi hỏi về thời sự, Nguyễn Lộ Trạch viết bài: “Thời vụ sách I”, nội dung khẩn thiết xin vua Tự Đức cải cách xứ sở theo tân tiến của thế giới, nội dung sâu sắc đã gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ, triều đình lại không quan tâm đến thỉnh cầu này. Năm 1882, quân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, ông lo lắng cho đất nước, nên viết “Thời vụ sách II” gồm 5 điều căn bản: 
  
1- Dời đô đến Thanh Hóa, dùng địa thế hiểm yếu giữ nước.
2- Lập chiến khu và đồn điền sẵn sàng để dùng khi cần. 
3- Ngoại giao với châu Âu nhất là nước Đức và Anh, họ ghét Pháp để kiềm chế Pháp, như thế “hợp tung thời Chiến quốc”. 
4- Khuyến khích người Việt học cơ khí tân tiến Tây phương. 
5- Sắm sửa vũ khí mới, tuyển mộ và tập luyện quân sĩ.
  
     Năm 1884, Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường mời ông và Phạm Phú Đường (con trai Phạm Phú Thứ) đến trình bày những luận điểm căn bản trong kế sách chống ngoại xâm. Ông dâng thư (Thư đứng tên cùng Phạm Phú Đường) lên Phụ chính đại thần. Nhưng đến tháng 7-1885, kinh thành Huế thất thủ nên “Thời vụ sách II” bị rơi vào quên lãng.
 
     Năm 1892, thời vua Thành Thái, nhân kỳ thi Đình có đề tài “Đại thế toàn cầu”, ông viết “Thiên hạ đại thế luận” gồm có:
 
 - Dã tâm xâm lược của Pháp không thay đổi, nếu chúng ta sợ sệt cầu hòa với Pháp, Pháp vẫn không ngừng xâm lược. Khi chúng ta khiêu khích Pháp, Pháp cũng không tiến quân mạnh hơn. Nay nhà vua và triều đình chỉ còn cách: “Từ bỏ hẳn tệ quan liêu, tham nhũng, bỏ thói chuộng hư danh... thì may ra một ngày kia sẽ giữ vững được nghiệp lớn”. 

 
 - Cần tu chỉnh gấp về chính trị và giáo dục theo tân tiến, để đất nước được thăng tiến, thịnh vượng và bền vững. Thế mà, triều đình Huế vẫn lơ là?! U uất trước cảnh nước nhà bị giặc Pháp xâm lược, ông bôn ba gặp các chí sĩ: Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Trương Gia Mô... Để bàn bạc kế sách quang phục xứ sở. Các sĩ phu: Trần Quí Cáp, Phan Chu Trinh... rất hâm mộ ông. Huỳnh Thúc Kháng đã thán phục ông: “Một nhà chí sĩ và một văn hào của Việt Nam”.
   
     Năm 1895, trên đường bôn ba lo vận nước, ông bị bệnh mất tại Bình Định. Các tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch: Kỳ Am dã thoại (Những lời quê mùa của Kỳ Am), Kỳ Am thi văn toàn tập... phần lớn đều bằng chữ Hán và bị thất lạc, chỉ còn: Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch di văn. Và những bài văn còn lại của Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch, do người đời sau góp nhặt. Trong đó có Quỳ Ưu lục và một số thư từ và 15 bài thơ.
  
 *- Thiết nghĩ: Nguyễn Lộ Trạch đã tiếp tục kế sách canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Lòng nhiệt huyết của ông đã quên cả công danh và mọi sự thách đố trước mắt. Nguyễn Lộ Trạch đã nhân một kỳ thi Đình có đề ra hỏi về thời sự, ông dâng bản “Thời vụ sách I” nêu những canh tân cấp bách và thiết yếu cho nước nhà, nhưng triều đình lại lơ là?!       
 
      Lòng tha thiết canh tân xứ sở luôn thôi thúc ông, nên vào năm 1882, ông lại viết bản điều trần “Thời Vụ Sách II”, khẩn thiết đề nghị vua Tự Đức sớm canh tân đất nước, cải tổ quân đội và sửa đổi về chính trị, để kịp thời đối phó với thực dân Pháp đang âm mưu xâm lược Việt Nam. Khi ông thấy thực dân Pháp đã manh nha nuốt trọn 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ông lại nghiền ngẫm và tiên đoán chính xác rằng thực dân Pháp còn tham vọng muốn đánh chiếm cả Bắc Kỳ. 
     Trong khi đấy, triều đình Huế lại nhu nhược, đa số chủ trương cầu hoà với Pháp hoặc cầu viện quân Tàu; cả hai điều này đều bất lợi cho nước ta?! Nguyễn Lộ Trạch là một nhà canh tân ưu tú và là một nhà chính trị lỗi lạc vậy?!
 
Cảm phục: Nguyễn Lộ Trạch
  
Nguyễn Lộ Trạch, lo toan núi sông!
Quốc gia quang phục, thiết tha lòng!
Canh tân ngẫm nghĩ, luôn mong mỏi
Đáng tiếc, triều đình hờ hững trông?!
Nguyễn Lộc Yên  

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
Trung Quốc sẽ vĩnh viễn cắm cờ ở Trường Sa" Một trang web chuyên bán các loại tiền lạ cho người sưu tập toàn cầu
Năm 2007 sắp trôi qua, trong năm 2007 các hoạt động tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam diễn ra sôi động khắp nơi ở trong nước và trên thế giới
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.