Hôm nay,  

Vn Gian Nan Hội Nhập 2005

1/11/200500:00:00(View: 14712)
Cách đây đúng 10 năm, Việt Nam đệ đơn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO; triển vọng đó giờ đây vẫn mờ mịt và còn có thể khó khăn hơn do những đòi hỏi từ phía Hoa Kỳ.
Phóng viên Việt Long của Đài RFA, trên chương trình Diễn Đàn Kinh Tế, đã trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về nỗi gian nan của Việt Nam trên con đường hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu như sau.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo Hà Nội còn hy vọng là Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào mùng một Tháng Giêng năm nay. Giờ đây, niềm hy vọng ấy không thành, mà dường như Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại mới. Chương trình chuyên đề về kinh tế sẽ đề cập tới vấn đề nói trên nên xin ông trước hết tóm lược nội dung của hồ sơ này cho thính giả nghe đài.
-- Về WTO, Tổ chức Thương mại Thế giới này là một câu lạc bộ giữa các nước tự nguyện theo quy luật thị trường để trao đổi và mua bán với tối thiểu hạn chế và tối đa tự do. Tổ chức này gồm hơn 180 hội viên, chi phối luồng trao đổi của 90% hàng hoá trên thế giới và chỉ đón nhận hội viên mới nếu toàn thể đồng ý. Mục tiêu là giải toả mọi hạn chế, như hàng rào quan thuế hay hạn ngạch quota xuất nhập cảng để phát triển ngoại thương giữa các nước vì ngoại thương góp phần đáng kể cho sự thịnh vượng hoặc xoá đói giảm nghèo. Vì là hậu thân của nhiều định chế hợp tác theo quy luật tự do mậu dịch, WTO kết hợp trước sau khoảng 17 hiệp định chung về thương mại và thuế quan, quốc gia nào gia nhập cũng phải tuân thủ các hiệp định ấy. Trong tương lai, nếu kịp hoàn thành vòng đàm phán về tự do mậu dịch phát động hồi tháng 11 năm 2001 tại Doha của xứ Qatar, WTO có thể còn có nhiều quy định mới. Nói chung, đây là một tổ chức năng động, và cơ chế sinh hoạt vì vậy còn thay đổi để đáp ứng tình hình trao đổi thực tế giữa các nước, trong đó có một phần rất quan trọng là những điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển, nghĩa là các nước nghèo và sở dĩ nghèo cũng vì chủ yếu chưa có tự do kinh tế.
Hỏi: Thế Việt Nam đã xin gia nhập tổ chức ấy như thế nào"
-- Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO vào mùng bốn Tháng Giêng năm 1995 và tổ chức này đã đề cử ra một nhóm đại diện 63 nước hội viên, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, các hội viên Liên hiệp Âu châu, để cứu xét đơn gia nhập. Sau chín đợt hội họp kể từ 1998, đợt thứ chín là ngày 15 tháng 12 vừa qua, WTO cho biết là Việt Nam đã cố gắng mà chưa đủ, và phải thương thuyết thêm cho kịp Hội nghị cấp Bộ trưởng ở Hong Kong vào cuối năm nay. Việt Nam trình bày sự việc như một hy vọng vào cuối năm nhưng từ đầu năm nay, các nước hội viên đều bãi bỏ chế độ hạn ngạch với nhau, nên Việt Nam sẽ bị cạnh tranh rất mạnh, nhất là từ các lân bang Đông Á và dân Việt Nam sẽ bị thiệt nặng.
Hỏi: Thưa ông, cách đây sáu tháng, Hà Nội vui mừng báo tin rằng Liên hiệp Âu châu đã đồng ý ủng hộ việc Việt Nam gia nhập WTO. Vì sao mà giờ này lại còn có trở ngại ấy"
-- Quốc gia nào cũng sẵn sàng ủng hộ một nước khác đi vào con đường tự do mậu dịch, vì điều ấy có lợi cho đôi bên. Và lời phát biểu ấy còn có mối lợi ngoại giao là làm đẹp lòng nhau. Nhưng muốn vào tới đó thì còn phải chấp nhận một quy luật thực tế là “dễ người dễ ta, khó người khó ta”. Mình muốn tự do bán hàng cho xứ khác mà lại chưa chấp nhận cho xứ khác tự do bán hàng vào thị trường của mình thì ta vẫn chỉ có tự do một chiều, tự do hạn chế. Cho đến nay, WTO chưa thấy hài lòng với việc giải tỏa mậu dịch và kinh tế tại Việt Nam, dù vấn đề đã được nêu ra, giải thích và trao đổi nhiều lần trong ngần ấy phiên họp. Từ tháng Ba năm ngoái, WTO cho biết là Việt Nam sẽ phải có “bước nhảy vọt” nếu muốn kịp gia nhập vào cuối năm. Bước nhảy vọt ấy không có, đôi bên vẫn cò kè bớt một thêm hai và Việt Nam vẫn đứng ngoài trào lưu hội nhập vì cải cách quá chậm lụt.
Hỏi: Theo dõi các cuộc đàm phán này, ông thấy các nước hội viên nêu ra những vấn đề gì khi đình hoãn việc Việt Nam gia nhập WTO"
-- Thưa mỗi quốc gia hay nhóm quốc gia lại quan tâm đến một số lãnh vực. Thí dụ như các nước xuất cảng nông phẩm thì phàn nàn về chế độ trợ giá nông phẩm của Việt Nam, như cà phê chẳng hạn, có nước thì đề cập đến chế độ kiểm soát đầu tư, hay hạn chế nhập cảng, hoặc bảo vệ doanh nghiệp nhà nước, v.v... Nói chung, ngoài những trì trệ hay nhiêu khê về luật lệ đã từng được quốc tế khuyến cáo và than phiền, có bảy đề mục đã được nêu ra để lãnh đạo Việt Nam giải thích hay hứa hẹn thời hạn khai thông, cải cách. Đó là thứ nhất, Việt Nam vẫn phân biệt đối xử đầu tư, nôm na là vẫn có chế độ kỳ thị đầu tư nước ngoài, vì hạn chế ngạch số, tỷ lệ hùn hạp, hoặc cấm đầu tư ngoại quốc trong một số lãnh vực. Điều đó khiến ta nhớ đến việc tập đoàn bảo hiểm New York Life vừa quyết định rút khỏi Việt Nam sau hơn ba năm chầu chực với tờ giấy phép mà không nên cơm cháo gì. Hà Nội biện bạch là vì lý do an ninh, bảo vệ trật tự và môi sinh và hứa hẹn là năm nay Quốc hội sẽ ban hành luật lệ bãi bỏ sự kỳ thị ấy. Đề mục này còn đáng chú ý vì điều gọi là an ninh hay trật tự ấy có hạn chế việc đầu tư trong các ngành liên hệ tới truyền thông, xuất bản văn hoá phẩm, v.v... là những ngành mà Hà Nội vẫn muốn giữ độc quyền.

Hỏi: Thế còn đề mục thứ hai và các đề mục khác, thưa ông"
-- Đề mục thứ hai là chế độ trợ cấp của Việt Nam, nhất là đối với nông phẩm. Nhiều nước xuất cảng nông phẩm đòi bãi bỏ trợ cấp ngay từ khi gia nhập chứ không có thời gian ân hạn. Đề mục thứ ba là có sự kỳ thị về quyền mậu dịch nên vi phạm nhiều điều khoản của Thỏa ước Ngoại thương và Quan thuế Tổng quát. Thứ tư là nhiều nước đòi hỏi được cung cấp thông tin rõ rệt hơn về các doanh nghiệp nhà nước. Đề mục này đáng chú ý là vì càng có thông tin, cụ thể là có sổ sách rõ ràng, thì càng phát giác ra nhiều vụ tham nhũng động trời ở cấp cao nhất của doanh nghiệp và nhà nước, như tình hình năm qua có cho thấy. Đề mục thứ năm là Việt Nam có hạn chế nhập cảng một số mặt hàng đã sử dụng, như đầu máy hay lốp xe cũ, hoặc phụ tùng cơ phận và xe gắn máy. Đề mục thứ sáu là tiêu chuẩn quá thấp của Việt Nam so với Thỏa ước về Vệ sinh và Vệ sinh Thực vật. Sau cùng là đề mục được Hoa Kỳ quan tâm, là việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa đạt tiến độ đáng kể.
Hỏi: Nói tới Hoa Kỳ, thưa ông, Việt Nam có thể chờ đợi gì từ hội viên này của WTO"
-- Tôi nghĩ là chờ đợi những lời khích lệ và rất nhiều khó khăn vì Hoa Kỳ đang có những tiêu chuẩn khác trong lãnh vực mậu dịch. Trước khi nói đến trường hợp Việt Nam và hồ sơ WTO, có lẽ mình cần nhìn ra toàn cảnh. Sau bế tắc tại Cancun vào tháng Chín năm kia, tổ chức WTO bị khựng và vòng đàm phán Doha mà tôi vừa nhắc tới đã gặp trở ngại mất gần một năm. Đồng thời, vì lý do an ninh, Hoa Kỳ đang theo đuổi cuộc chiến chống các lực lượng Hồi giáo ngụy danh Thánh Chiến mà tiến hành khủng bố. Mục tiêu an ninh ấy trở thành ưu tiên chiến lược của Mỹ và dẫn tới hệ quả bất ngờ cho nhiều người là muốn chống khủng bố thì phải dân chủ hóa như Tổng thống Bush đã loan báo tại Anh từ tháng 12 năm kia. Trong cảnh ách tắc của các diễn đàn đa phương về mậu dịch và ưu tiên chiến lược là diệt trừ khủng bố, chính quyền Mỹ mở ra hàng loạt các đàm phán song phương để ký kết hiệp định thương mại hay đầu tư với từng nước được coi là đồng minh. Chúng ta phải nói tới lá phiếu của Hoa Kỳ cho Việt Nam gia nhập WTO trong khung cảnh mới ấy.
Hỏi: Hậu quả cụ thể của những yếu tố mới ấy là gì"
-- Chính quyền Hoa Kỳ ngày nay chủ trương và thúc đẩy tự do mậu dịch, nhưng chủ động tiến hành việc ấy với từng quốc gia hay từng nhóm quốc gia trong từng khu vực và tạo ra một thế cạnh tranh rất gay go cho các nước, vì quốc gia nào cũng muốn có quy chế tự do như vậy với Hoa Kỳ, với một thị trường nhập cảng lớn nhất thế giới. Thứ hai, trong khi Hoa Kỳ đang đứng trên tuyến đầu của trận chiến chống khủng bố thì nhiều xứ lại phản đối mà vẫn muốn làm buôn bán dễ dàng với Mỹ. Tại Trung Đông, nhiều nước không ủng hộ kế hoạch hoà bình của Hoa Kỳ nhưng vẫn muốn kiếm lợi trong kế hoạch tự do mậu dịch do Mỹ đề xướng. Trước sự bành trướng đáng ngại của Trung Quốc khi Hoa Kỳ bận đối phó với khủng bố thì nhiều nước Đông Á lại bọc xuôi theo Bắc Kinh để kiếm lời mà vẫn mong được Hoa Kỳ bảo vệ về an ninh khi hữu sự. Kể từ nay, người ta nên chờ đợi là ngần ấy vấn đề về an ninh và quyền lợi mậu dịch sẽ được giàng với nhau. Một cách cụ thể, Hoa Kỳ xướng xuất khái niệm mới là “vượt qua WTO”, “WTO Plus”, với biện pháp giải tỏa còn triệt để hơn những quy định của WTO. Tiêu chuẩn về tự do kinh tế, dân chủ chính trị và hợp tác an ninh nay được đặt cao hơn và gần như lồng làm một. Việc Đại sứ Robert Zoellick, Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ, được đề cử làm Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ báo hiệu rất nhiều biện pháp ngoại giao triệt để và rốt ráo từ phía Hoa Kỳ.
Hỏi: Nếu như vậy thì điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam"
-- Tôi nghĩ rằng điều đó còn tùy vào giới lãnh đạo Việt Nam. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một ưu tiên thấp; đối với toàn khu vực Đông Á, Việt Nam là một thực thể kinh tế không đáng kể. Ta có thấy báo chí quốc tế nói gì đến những thăng trầm hay thành bại của Việt Nam ngày nay đâu" Nhưng, trong vụ tranh chấp về tôm, Việt Nam được bộ Thương mại Mỹ đề ra một thuế biểu rất thấp nếu so với thuế biểu trừng phạt đặt ra cho ngành tôm của Trung Quốc. Và một phần những khó khăn về hạn ngạch dệt may của Việt Nam đã xảy ra chính là vì nạn tham nhũng trong chính quyền, chứ không hẳn là từ phía Hoa Kỳ. Vì vậy, ngoài yêu cầu về cải cách như WTO và các định chế quốc tế từng đề ra cho Việt Nam, Hoa Kỳ không đòi hỏi gì hơn là một nền kinh tế thị trường đích thực, một chế độ chính trị dân chủ hơn, không đàn áp nhân quyền hay tự do tôn giáo, và một lập trường thân thiện hơn với Hoa Kỳ trên các diễn đàn quốc tế. Những điều đó tùy thuộc vào sự chọn lựa khôn ngoan của nhà cầm quyền Việt Nam. Dĩ nhiên là họ cũng tìm cách vận động nước khác hay các tổ chức ngoài chính phủ bênh vực quan điểm của mình để thuyết phục Hoa Kỳ, nhưng hiệu quả đến đâu thì cuối năm nay mình mới biết được trong khi chờ đợi một kỳ họp nữa với WTO vào giữa năm nay.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phạm Đoan Trang, tiếc thay, không có cái “ưu thế” tương tự. Tuy ôn tồn, nhỏ nhẹ, và hoà nhã thấy rõ (chỉ “yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam” thôi) nhưng nhà báo đã bị bắt giam – từ ngày 6/10/2020 – và bị “hành” cho bầm dập từ hơn một thập niên trước đó.
Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi việc định khung. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy rằng chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể bị ảnh hưởng bởi tư duy về Chiến tranh Lạnh, khoá chặt tâm trí của chúng ta trong mô hình về một ván cờ có hai chiều theo truyền thống. Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc là một trò chơi ba chiều. Và nếu chúng ta tiếp tục chơi cờ hai chiều, chúng ta sẽ thua.
Nhìn chung, việc Bộ Chính trị đảng CSVN đưa ra 19 Điều mới cấm “đảng viên không được làm”, so với 10 năm trước là một bước lùi nghiêm trọng về mặt tư tưởng. Bởi vì lần này đảng đã nêu lên chuyện sống còn của đảng và của chế độ. Đảng đòi hỏi đảng viên phải kiên định và tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh vì đảng viên vẫn bài bác thứ Chủ nghĩa ngoại lai này.
Bà Nguyễn Văn Thiệu là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà từ 1967 đến 1975, nhưng bà không phô trương ồn ào, không can dự vào công việc của chồng mà chỉ làm công tác xã hội, uỷ lạo chiến sĩ, giúp người nghèo.
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, ông Lê Ngọc Sơn – giáo viên giảng dậy bộ môn tiếng Anh, trường An Lợi, xã An Phước, Long Thành – nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do: “Công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là nạn dối trá, tôi cảm thấy mình không phù hợp nên nghỉ.”
Thầy dạy thiền Peter Coyote còn là một diễn viên, nhà văn, người tường thuật (kể chuyện) cấp tiến. Đây là một bài viết về Peter Coyote, được đăng trên trang nhà Lion’s Roar vào ngày hai mươi mốt tháng mười năm hai ngàn hai mươi bởi nữ phóng viên Jennifer Kaishin Armstrong.
Cụ Nguyễn đã rời Rạch Giá nhưng đêm qua tôi vẫn nằm mơ thấy ánh mắt thê thiết của ông, đứng nhìn từ nóc chợ Nhà Lồng, dù theo Lý Minh Hào – tác giả của công trình biên khảo thượng dẫn – nơi đặt pho tượng Nguyễn Trung Trực đã được thay thế bằng tấm hình bác Hồ (nhìn thẳng) tự lâu rồi.
Nhiều người Hoa cho biết trước năm 2008 một số đông cán bộ, đảng viên và dân chúng Trung Hoa có cùng chung nhận xét là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến dân chủ hóa – điểm khác biệt nơi người dân muốn thấy tiến trình này xảy đến nhanh còn đảng Cộng Sản cố tình trì hoãn.
Khi Washington bắt đầu hình thành chủ trương xoay trục sang châu Á, việc phô diễn cá nhân xuất hiện và bắt đầu đàm phán sẽ là những yếu tố quyết định cho các thỏa thuận. Tình cho đến nay, ngoại trừ Ấn Độ, mối dây liên kết chung của Hoa Kỳ về Ấn Độ-Thái Bình Dương và chiến lược rộng lớn đối với Trung Quốc đã tập hợp được các đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Các cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Moon Jae-in với cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đang bắt đầu có kết quả. Hàn Quốc đang bắt đầu tăng cường việc can dự vào khu vực. Nhật Bản ngày càng nghiêm túc hơn trong việc bảo vệ Đài Loan. Dự đoán của Trung Quốc rằng thỏa thuận trong Bộ tứ (Quad) giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ "tan biến như bọt biển" chỉ là ước vọng. Ngay cả hiện nay, khi khía cạnh quân sự của Bộ tứ (Quad) bị hạn chế, nó sẽ làm phức tạp đáng kể cho kế hoạch phòng thủ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Lời tái cam kết quyên tặng một tỷ liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á của Bộ tứ (Quad)
Có lẽ, chả ai mong đợi hay hy vọng là “chính quyền” này “được lâu dài” cả – kể luôn những ông lãnh đạo: Trọng, Chính, Huệ, Phúc … Được lúc nào hay lúc đó thôi. Tuy thế, bao giờ mà cái nhà nước (thổ tả) hiện hành vẫn còn tồn tại ở Việt Nam thì nó vẫn còn là lực cản đáng kể cho mọi diễn biến tâm lý hướng thượng ở đất nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.