Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nó Sập Rồi Sao

8/24/201607:00:00(View: 8193)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nó Sập Rồi Sao
.

http://www.blogphunu.vn/stores/news_dataimages/thanhlp/082016/06/10/ky-nang-thoat-nan-khi-nha-sap-do_1.jpg


Chế độ này thế nào cũng sụp đổ.

Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?

Nguyên Ngọc

.

Tôi vốn hay lo nên cứ chần chừ mãi mà vẫn chưa lần nào (dám) ghé thăm Hà Nội. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thực phẩm thì không an toàn, và lỡ hành lý lại bị mất ráo ở phi trường (Nội Bài) thì thấy mẹ!

Đã thế, nhà cửa Hà Nội lại còn hay bị sập. Khoảng giờ này năm ngoái, ngày 23 tháng 9 năm 2015, báo Ngày Nay buồn bã loan tin: “Sập nhà 107 Trần Hưng Đạo khiến hai người chết.”

Ngày 4 tháng 8 năm nay, báo Thanh Niên lại ái ngại cho hay: “Một ngôi nhà 4 tầng tại phố Cửa Bắc, Hà Nội ... bị sập trong đêm, đã có nạn nhân thiệt mạng... Theo báo cáo nhanh của Công an quận Ba Đình nguyên nhân khiến ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc bị sập là do xây dựng đã lâu, móng hầu như không có."

Báo cáo này lại khiến cho tôi co8 (thêm) một nỗi lo lắng khác: nhà đương cuộc Hà Nội cũng có nền móng khỉ mốc gì đâu! Bằng giờ này hơn 70 năm trước, hôm 19 tháng 8 năm 1945, những người cộng sản đã (tay không) cướp được quyền bính ở Hà Nội.

Sau đó, cũng chỉ bằng mồm mà họ chiếm luôn thêm được Sài Gòn rồi ngồi riết trên đâu trên cổ nhân dân – của cả hai miền – không qua một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu bán gì ráo trọi. Chế độ hiện hành vừa không chính danh, vừa không chính đáng nên cũng có nền móng gì đâu. Bởi thế, với thời gian, tiếng báo động (nghe như tiếng cú) mỗi lúc một nhiều và càng thêm rõ:

Việt Nam không chỉ chỉ cạn kiệt về tài chính mà còn khánh kiệt về niềm tin. Không còn ai cảm thấy an toàn ở xứ sở này, mọi người đều chỉ nhấp nhổm muốn đi – theo lời than phiền của nhà thơ Thái Bá Tân:
 

Trẻ, đua nhau du học.
Học xong không quay về,
Bỏ lại cánh đồng cháy,
Tiêu điều những làng quê.

Quan, những người cách mạng,
Lặng lẽ tích đô-la
Để thành công dân Mỹ,
Tây Âu, Canada.

Doanh nhân, chưa bị giết
Bằng sưu thuế nhiễu nhương,
Cũng lặng lẽ chuẩn bị
Để mai mốt lên đường.

Vậy là đi, đi hết,
Những người có thể đi...


Nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy coi đây như là “dấu hiệu của một cơn bão tố.” Bài viết của ông (trên trang BBC, hôm 15/06/16) mở đầu bằng một câu danh ngôn của thiền sư Osho: “Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc - Life begins where fear ends.”

Đúng hai tháng sau, từ Việt Nam, blogger Paulus Lê Sơn gửi bài tường thuật (“Giáo Dân Vinh Biểu Dương Sức Mạnh Oai Phong Triệt Hạ Phường Tự Đắc”) đến trang Dân Luận:
.

Sáng 15.8.2016, vào lúc 6 giờ 45 có khoảng 30.000 người tham dự thánh lễ “Đức Mẹ Hồn và Xác Lên Trời,” quan thầy của giáo Phận Vinh tại trung tâm Xã Đoài, đồng thời tuần hành với những biểu ngữ đồng hành lên tiếng cho thảm họa môi trường Biển miền Trung.


blank
Ảnh: Dũng Mai

 
Tôi cứ ngỡ là người bạn trẻ viết lộn (chắc chỉ chừng ba ngàn là quá xá rồi) nhưng khi nhìn thấy một biển người tuần hành ở thành phố Vinh thì không khỏi thất kinh hồn vía; tự dưng, lại thốt nhớ đến lời tiên đoán của
nhà văn Nguyên Ngọc: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”


Nó sụp đổ theo kịch bản nào thì cũng có cả trăm triệu người vui, và (cỡ) một triệu kẻ buồn. Riêng tôi thì chỉ thấy lo thôi, và lo lắm!

Nó sập rồi sao nữa?

What’s next?


Cách đây chưa lâu, có bữa, tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài  hỏi nhỏ:

Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?
 

Một “chế độ mới” với “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự” để có thể đối phó với những thử thách” mai hậu – tất nhiên – không thể hình thành qua đêm, và dường như (cho đến nay) vẫn chưa có ai chuẩn bị cho những điều “phiền phức” và “xa xôi” đến thế.

Mà dân Việt thì lúc lại chả thế. Chả chờ cho nước đến chân, hay tới cổ luôn. Hồi ký (Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua) của bác sĩ Nguyễn Tường Bách có những dòng chữ “ngơ ngác” đọc mà muốn ứa nước mắt:


 

Thời thế biến chuyển nhanh hơn là người ta tưởng.

Đầu tháng 8, 1945. Chúng tôi vẫn miệt mài làm báo. Tờ Ngày Nay vẫn bán rất chạy, tuy những tin tức dồn dập khiến mọi người hoang mang.

Một buổi chiều, công việc xong, tôi đương ngồi uống càphê, bỗng thấy Khái Hưng từ ngoài vội vã bước vào trong tòa soạn:

- Mỹ ném bom nguyên tử! - anh nói.

- Xuống đâu? - tôi vội hỏi.

- Hiroshima... mấy mươi vạn người đã ra tro...

Ngày hôm sau, 16 tháng 8, 1945. Chín giờ sáng, tôi đạp xe từ nhà đến tòa báo. Mọi người đều có vẻ phấn khởi, đồng thời cũng tỏ ra thắc mắc về tương lai. Pháp đã chạy, Nhật đầu hàng. Vậy thì, cục thế sẽ đi tới đâu?
 

Giữa lúc “mọi người hoang mang” không biết “cục thế” sẽ “tới đâu” thì ông Hồ Chí Minh đã có ngay một bức thư, không biết thằng chả thủ sẵn trong túi áo (đại cán) từ đời thưở nào rồi:

“Hỡi đồng bào yêu quí! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta… Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.”


Cờ quạt cũng vậy, cũng đã dấu sẵn (đâu đó) cả rồi, theo Tạp Chí Xây Đựng Đảng:

“Sáng 19-8-1945, Thủ đô Hà Nội ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Từ mọi ngả đường nhân dân cuồn cuộn đổ về Quảng trường Nhà hát lớn để tham gia cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh với trên mười vạn người đã nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình vũ trang chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát, Sở Bưu điện… Chỉ trong chốc lát hầu hết các công sở của chính quyền địch đã thuộc về nhân dân. Cơn bão cách mạng thành công ở Hà Nội đã tràn khắp cả nước thúc đẩy nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 15 ngày chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.”


Người cộng sản quả là những thiên tài. Họ cũng đâu biết “cục thế” ra sao nhưng vẫn chuẩn bị rất kỹ việc cướp chính quyền, và đã thành công. Chỉ có điều là cướp xong được quyền bính thì họ lại biến thành thiên tai, và đại hoạ –  theo như lời phàn nàn của nhà báo Bùi Tín:

“Nhà nước cộng sản trong hơn 70 năm qua đã phá nhiều hơn xây, mang lại bất công vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù nhiều hơn trường đại học, y tế suy đồi, giáo dục lạc hậu, nợ quốc gia chồng chất, biên giới bị xâm phạm, tham nhũng càng chống càng tràn lan. Có thể nói tòa nhà cộng sản đã bị dột nát, xiêu vẹo, sâu mọt ăn từ mái đến móng nhà, các cột trụ đều mọt ruỗng ...”
.

Trời, nói gì nghe thấy ghê vậy cha? Ngó bộ nó muốn sụp tới nơi ... nhưng (lỡ) nó đổ thì rồi sao nữa?

Nếu ngày mai CNXH ở Venezuela đội mũ ra đi, xứ sở này đã có sẵn phe đối lập Mesa de la Unidad Democrática (MUD) gồm nhiều đảng phái và tổ chức xã hội dân sự. Họ đã giành được quyền kiểm soát quốc hội, sau cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2015.
.

Nếu ngày mốt Bắc Hàn sập tiệm thì dân Nam Hàn buộc sẽ phải “hứng” lấy nửa phần quê hương và đồng bào (không may) của họ thôi.

Nếu ngày kia Trung Cộng đổ thì hơn tỉ dân Trung Hoa vẫn có thể trông cậy ít nhiều vào Trung Hoa Dân Quốc, như khuôn mẫu có sẵn cho một nhà nước dân chủ và pháp trị.
.

blank

Thái Anh Văn, Tổng Thống Đương Nhiệm của T.H.D.Q. Ảnh: Wikipedia
 

Còn lỡ ngày kìa mà Hà Nội sập thì ngay cả ông Trời cũng chưa chắc đã biết chuyện gì rồi sẽ xẩy ra cho đất nước Việt Nam! Dựa vào đâu, và làm cách nào để có thể chuyển sang “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự”?
.

Tôi nhìn quanh chỉ thấy vài ba nhóm nhỏ (trong cũng như ngoài nước) những kẻ “rất quan tâm, và rất có lòng với quê hương dân tộc” và ... chỉ có thế thôi. Xa hơn là vài ông  thủ tướng lưu vong, cùng mấy đảng phái chính trị chỉ được công luận biết đến vì nhờ vào ... tai tiếng! Tất cả đều là sản phẩm của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, một cái cộng đồng (coi như) hết thuốc!


Xa hơn là vài ông  thủ tướng lưu vong, và mấy đảng phái chính trị được công luận biết đến vì nhờ vào ... tai tiếng! Tất cả đều là sản phẩm của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, một cái cộng đồng (coi như) hết thuốc!

Không lẽ, thêm một lần nữa, vận mệnh phận đất lại được sắp xếp bởi ở những hội nghị quốc tế (không biết rồi sẽ nhóm họp ở phương trời nào) và số phận dân tộc này lại sẽ rơi vào một “đám thiên tai” nào khác?

Chúng ta không có thói quen chuẩn bị cho tương lai. Lý do, tôi trộm nghĩ, có lẽ vì người mình lỡ quen với mì (gói) ăn liền rồi!

Tưởng Năng Tiến

.

.

 
..

Reader's Comment
8/26/201620:56:20
Guest
Ông Tưởng lo không phải không đúng, vì nếu CS sụp rồi (làm sao cho nó mau sụp, hở Ông Tưởng?) không khéo nước Viêt lại bị cai trị bởi các phe nhóm "đại gia" như kiểu Nga Sô bay giờ. Người dân nghèo vẫn thêm nghèo khổ và đất nuớc lại bị cầm đầu bởi những người CS mà không mang nhản hiệu CS.
8/25/201618:43:40
Guest
Tôi thấy tấm gương những nước thoát chế độ độc tài rơi vào hổn loạn đói rách , chiến tranh . Anh Tưỡng nghĩ đúng. Nắm quyền một dân tộc , lạng quạng lai rơi vào sách lược cũa thế lực bên ngoài. Nhưng , thật sự chuẩn bị là ai , nhóm người nào (?)
Khách Toronto Canada.
8/24/201617:16:05
Guest
Xin được góp ý với tác giả Tưởng Năng Tiến mà tôi rất cảm phục:
Cái lo của tác giả có thể là - như cha & ông có dậy - "Lo bò trắng răng".
Chế độ CS đã đang là 1 tai họa vĩ đại cho VN; Tôi tin rằng: Khi chế độ nầy chấm dứt, bất cứ 1 hình thái chính trị nào - do tổ chức hay ai lãnh đạo - cho VN cũng tốt - vì không thể tệ hại - hơn cho 96 triệu người dân Việt.

San Diego, Hoa Kỳ
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.