Hôm nay,  

Thủ tướng Đức Merkel trong thời kỳ khủng bố

29/07/201613:12:00(Xem: 4916)
Lá Thư từ Đức Quốc:
 
Thủ tướng Đức Merkel trong thời kỳ khủng bố
 

C:\Users\Anmeldung\Desktop\Desktop\German-Chancellor-Merkel+Bosbach in-Berlin (internet).jpg

                       

Thủ tướng Merkel đã nói tại cuộc họp báo liên bang: " Sự hoang mang nói chung xấu !".


Merkel không phun ra ngay sự lạc quan này: "Chúng ta có thể làm được điều đó (wir schaffen das (sic)) " như tại cuộc họp báo cách đây mười một tháng trước khi bà ta chủ xướng cho sự "cởi mở với những người tỵ nạn và người nước ngoài!".


Lần này, mặc dầu Angela Merkel cho thấy sự quyết tâm, nghiêm trọng và gây chấn động mạnh. Sự thách thức thậm chí còn lớn hơn, đó là một " sự thử thách mang tính cách lịch sử " - sự đối phó với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, cuộc chiến chống khủng bố và sự bảo vệ một nên cộng hòa và hoà bình .


"Bây giờ chúng tôi có một cái gì đó đi vào trung tâm của xã hội", bà Thủ tướng nói. Và: "Người ta cũng phải trình diễn nó trong bộ phim đầy đủ kịch tính!". Hiện tại vấn đề đầu tiên là nói đến sự bảo vệ người dân trước các cuộc tấn công khủng bố !. Qua bạo lực tàn ác ở Bavaria, gây ra bởi hai người tỵ nạn, Merkel nhìn thấy khủng bố Hồi giáo đã đến "với một lực lớn" tại Đức. Merkel vào ngày 28.7.16 cũng nói đến một cuộc chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng.


Nhưng bà vẫn còn trung thành với bản thân và cũng vẫn còn đối nghịch với các nhà phê bình chống lại thần chú " Chúng ta có thể làm được điều đó " của mình.  Mặc dù tất cả mọi thứ không đúng như ý đã xảy ra gần đây ở Đức nhưng có lẽ Merkel đành phải nín thinh cam chịu, bởi vì nếu mà bà ta bây giờ nói ngược lại những gì đã nói thì chính bà tự cung cấp cho các đối thủ chính trị thấy rằng đường lối của bà ta đã thất bại.


Vì vậy, bà Merkel giải thích hơn 95 phút đường lối chính trị của mình hiện tại, vạch rõ hướng đi tới của bà, thể hiện mối quan tâm sâu sắc. Và một cái gì đó giống như khinh miệt, chế giễu khi bà nói đến hai người tị nạn và kẻ nổ bom ở Wuerzburg và Ansbach là nơi đã nhận họ - và dĩ nhiên cũng có những người tỵ nạn đơn giản chỉ muốn hòa bình. Lần nữa, bà Merkel vẫn còn "trung thành" với bản thân. Bà ta hy vọng rằng không phát sinh sự nghi ngờ chung đối với người tị nạn. Điều đó sẽ làm phân hóa xã hội và xem như những kẻ khủng bố IS đã giành được chiến thắng trong cuộc chiến không cân xứng này.


Trên thực tế Merkel muốn kết toán cán cân chính trị hàng năm đối với những ký giả tại thủ đô Berlin sau kỳ nghỉ hè thường niên của bà ta vào tháng Tám. Nhưng vụ ám sát với rìu của một người tỵ nạn 17 tuổi ở Wuerzburg vào ngày 18 tháng Bảy 2016 và cuộc tấn công tự sát do Hồi giáo thúc đẩy đầu tiên vào Chủ nhật tuần rồi của một người tỵ nạn từ Syria ở Ansbach không có thể cho phép một sự chậm trễ nữa. Đã có nhiều sự chỉ trích rằng Merkel cũng lại đang chần chờ vì người ta đã không thấy bà ta xuất hiện tại hiện trường (?) sau những cuộc khủng bố.


Merkel bây giờ muốn giới thiệu các hành động mạnh mẽ. Bà ta trình bày một kế hoạch gồm chín điểm, gần như là vũ khí chống lại chủ nghĩa cực đoan và tội phạm thông qua Internet, mạng của những kẻ khủng bố ở châu Âu và nạn buôn bán vũ khí lậu (thương mại đen). Ngoài ra, tăng cường sự trả lui người tỵ nạn trở về các nước xuất xứ của họ - và cho phép cảnh sát luyện tập cùng với lực lượng quân sự trong sứ mạng chống khủng bố.

Bà ta tuy không đề cập đến tên các đối thủ của mình trong chính sách tị nạn, nhưng qua một số báo cáo của bà có thể được xem như là sự đưa tay ra bắt và muốn giải hòa với Xếp của đảng CSU và đồng thời cũng là Thống đốc tiểu bang Bavaria, Horst Seehofer. Đẩy mạnh sự trục xuất - cũng có thể trả lui về các nước có nguy cơ cao. Việc triển khai lực lượng vũ trang (Bundeswehr) dưới sự lãnh đạo của cảnh sát cho các cấp như là sự hiển nhiên mỗi khi có khủng bố. Và Merkel không lặp đi lặp lại những gì mà ông Seehofer phẫn nộ phát biểu trong những ngày sau làn sóng bạo lực như: Thực tế là không có an ninh tuyệt đối. Mặc dù điều này là chính xác một trăm phần trăm, nhưng mọi người thậm chí sẽ cảm thấy bất an nhiều hơn, theo CSU (ghi chú thêm CSU là đảng chị em với đảng CDU của bà Merkel).


Về sự kêu gọi cho một quốc gia mạnh mẽ hơn, Merkel bây giờ trả lời : "Chúng tôi làm tất cả mọi thứ để có thể đảm bảo an ninh !" Đức sẽ sống theo cách của mình , đừng để phá vỡ bất cứ điều gì, bạn sẽ tự mình chống lại sự căm ghét giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Đó là tình trạng mà nhà nước (der Staat) nợ đối với tất cả các công dân của mình - ngay cả với những người tỵ nạn. Bà ta kêu gọi các công dân hãy đoàn kết.


Merkle nói rõ rằng bà ta không muốn sự phân biệt, dù sát thủ là một trong số những người tị nạn đã vào đến Đức trước hoặc sau đêm nổi tiếng của ngày 04 sang sáng ngày 05 tháng 9 năm 2015. Tại thời điểm đó, bà Merkel cùng với Áo đã quyết định cho phép người tỵ nạn Syria rời khỏi nơi bị mắc kẹt Budapest đi từ nhà ga xe lửa địa phương đến Đức với một bầu "không khí nổ (kêu ầm ầm)". Một phương châm trách móc, buộc tội cho rằng : Sau tháng 9 năm 2015 là  "Merkel ' s tị nạn" và trước đó thì không, không phù hợp. Các sát thủ của Wuerzburg và Ansbach đã đến Đức trước thời điểm này !.


Nhưng Merkel cũng nói là bà ta đã không quyết định một mình và có nhiều đồng minh. Seehofer không nằm trong số này. Merkel không liên lạc được với ông Seehofer bằng điện thoại trong đêm đó. Cho rằng bà đã thực hiện một sai lầm?. Merkel trả lời: " Tôi đã hành động tốt nhất theo kiến ​​thức và lương tâm của tôi ". Và bà tin rằng có lẽ với một "quyết định khác", hậu quả có thể nghiêm trọng hơn!. Ít nhất là: "Đức với chính sách cô lập có lẽ không bao giờ được quốc tế công nhận một cách tuyệt vời, như hiện nay với sự thẳng thắn ngẫu nhiên của mình !".


* Sau đây là tóm lược biện pháp chín điểm chống khủng bố của bà Merkel :


Tại cuộc họp báo nga2y 28.7.2016, Thủ tướng Merkel đã trình bày một kế hoạch gồm chín điểm để bảo đảm an ninh hơn. Các biện pháp ngắn gọn nêu ra một phần đã được công bố và được biết đến. Tuy nhiên, ít nhất một điểm có thể đưa đến tranh chấp trong liên minh chính phủ lớn!.


- Hệ thống cảnh báo sớm: ... cần được cải thiện để chính quyền có thể hành động ngay khi có những dấu hiệu cho thấy một sự cực đoan trong thủ tục xin tị nạn hoặc các biện pháp hội nhập.

- Nhân viên : "Bất cứ nơi nào cần thiết", là chính phủ liên bang cung cấp thêm nhân viên phục vụ hay các thiết bị kỹ thuật.


- Tin tức: Các trung tâm kỹ thuật tin học trong lĩnh vực an ninh đã được thông qua để giải mã các thông tin liên lạc Internet nên được thiết lập càng sớm càng tốt.


- Lực lượng vũ trang (Bundeswehr) : Theo bà Merkel "bây giờ thời gian" cho các cuộc tập luyện chống khủng bố. Được dẫn dắt bởi cảnh sát và quân đội sẽ tham gia. Merkel muốn cho cảnh sát và lực lượng vũ trang (Bundeswehr) cùng nhau luyện tập cho "sự tham chiến" nội địa. Tuy nhiên đối tác liên minh SPD cho đến nay bác bỏ ngay việc sử dụng quân đội trong nội địa Đức.


- Nghiên cứu và đề phòn : Tất cả các dự án nghiên cứu hiện có về khủng bố Hồi giáo và của những người cực đoan dân sẽ phải được tiếp tục và tùy trường hợp có thể mở rộng.


- Âu châu : Ở cấp độ châu Âu, tất cả các dữ liệu  hiện có nên được liên kết càng sớm càng tốt.


- Luật vũ khí (Waffenrecht): Luật vũ khí mới của châu Âu phải được thông qua càng sớm càng tốt. Ở cấp quốc gia sẽ nhanh chóng trao đổi hoặc không thể mua vũ khí trực tuyến (online). Bà thủ tướng muốn làm cho thương mại Internet với vũ khí không thể thực hiện được.


- Dịch vụ tin tức : Việc hợp tác với các dịch vụ thân thiện cần được tăng cường và sự giải thích cần phải được nhanh chóng hơn


- Sự trả lui : Merkel nói nỗ lực hồi hương người tị nạn về nước xuất xứ cần được tăng cường .


Thay lời kết:

Chương trình 9 điểm của Merkel, theo Wolfgang Bosbach (CDU), một chuyên gia về chính sách đối nội cũng đánh giá là không có gì mới lạ cả, chỉ tương đối mạnh mẽ và rõ ràng hơn thôi.


Bosbach phê bình bà xếp Merkel đã quên một điểm rất căn bản, ông nói điểm thứ 10, đó là: "NẾU Merkel chính xác và rõ ràng hơn nữa là Đức KHÔNG nhận người tỵ nạn không biết xuất xứ hay thiếu giấy tờ chứng minh cá nhân " thì rất tốt. Vì theo Bosbach, nếu không biết rõ nguồn gốc quốc gia xuất xứ thì làm sao kiểm tra được tên tuổi, so sánh được dấu tay và do đó Đức sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc xét xử tư cách tỵ nạn, khó khăn với sự trục xuất và như vậy nguy hiểm cho an ninh nội địa. Bosbach còn nhấn mạnh, Merkel "bắt buộc đã phải đưa ra một chính sách tỵ nạn tuy mới mà chẳng có gì lạ cả, chỉ khác bây giờ trọng điểm là lo cho vấn đề an ninh, bởi lẽ nếu không có chút gì mới lạ thì Merkel đâu cần xuất hiện và công bố trước ký giả, vì hiện tại ở Đức ai cũng thấy dân chúng lo sợ trước khủng bố, chẳng biết an ninh nội điạ Đức nay mai sẽ ra sao?.


* Phản ứng kế hoạch chín điểm của bà Merkel : "khái niệm mơ hồ với nhiều khoảng trống" (Ngày: 29/07/2016)


Trước thời hạn, ngày hôm qua thủ tướng Merkel đưa ra nhận xét về các cuộc tấn công khủng bố ở Đức. Và bà ta đã trình bày khái niệm của mình liên quan đến sự đảm bảo an ninh tốt hơn. Nhưng bây giờ bị phe đối lập chỉ trích: Kế hoạch chín điểm cho thấy nhiều "chỗ hở". Nhận ra sự cực đoan sớm, trục xuất nhanh hơn trước đó và trong trường hợp của một cuộc tấn công khủng bố với lực lượng vũ trang trong nước - những điểm này là một phần trong kế hoạch của Thủ tướng Angela Merkel để chống khủng bố và ngăn chặn các cuộc tấn công khác nữa giống như ở Ansbach và Wuerzburg. Nhìn chung, khái niệm an ninh của chính phủ liên bang bao gồm chín điểm - và điều đó đối với khối đối lập là quá ít.


- Lãnh đạo Đảng Xanh, Cem Oezdemir cáo buộc cộng đồng thế giới, châu Âu và Đức thất bại: Điều gì sẽ bị quên, đó là sự khắc phục nguyên nhân của trốn chạy, đảng trưởng của đảng Xanh chỉ trích.  Cem Özdemir nói trong một cuộc phỏng vấn với  Funke Mediengruppe. Mục tiêu này trong cuộc chiến chống khủng bố hiện bị thoái hóa bởi một cụm từ trống rỗng. Rõ ràng rằng bà Merkel đã hoàn toàn làm ngơ "thảm họa nhân đạo" như tình huống hiện nay ở Aleppo - Syria trong suốt cuộc họp báo ngày hôm qua. Oezdemir cáo buộc cộng đồng thế giới, châu Âu và cũng như Đức thất bại.


- Nhưng Özdemir không chỉ là nhà phê bình duy nhất từ hàng ngũ của đảng Xanh. Đối với lãnh đạo khối dân biểu tại quốc hội, Anton Hofreiter cho rằng kế hoạch của thủ tướng vẫn chưa rõ ràng. Merkel đã "bỏ lỡ một cơ hội để bộc lộ la bàn chính trị của bà ta trong thời gian tới và để đưa ra một thông điệp rõ ràng cho công dân Đức ", ông nói qua "Passauer Neue Presse".


- Lãnh đạo Tả Khuynh, Dietmar Bartsch gọi chương trình quảng cáo của Merkel "rất, rất mơ hồ". Thay vì triển khai quân đội ở nội địa, cảnh sát cần phải được tăng lên và được trang bị tốt hơn.


- Steinmeier: "Không có những sơ hở trong công việc của cảnh sát" : Không chỉ từ phe đối lập từ chối sự tham gia của lực lượng vũ trang tại nội điạ trong các cuộc chống khủng bố. Qua "Passauer Neue Presse", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng cho biết rằng ông thấy không cần thiết với một bước đi như vậy, điều sẽ phải được kết hợp với một sự thay đổi luật cơ bản !. Nhìn vào kết quả của cảnh sát trong các cuộc tấn công, chính trị gia SPD nói thêm: "Những sự việc xảy ra vào cuối tuần qua đã cho thấy tốc độ và mức độ cao giải quyết sự việc có tính chuyên nghiệp của lực lượng cảnh sát!". Không có một chỗ hở nào cả! ", để từ đó lực lượng vũ trang Đức cần phải hoặc có thể lấp đầy ".


* Với 3, 4 vụ khủng bố chết người đã xảy ra liên tục trong thời gian ngắn vừa qua, dân chúng Đức nói chung đâm ra lo sợ vô cùng. Người ta bây giờ (ngay cả người viết cũng thế!) mỗi khi đi xe lửa hay xe điện ngầm hoặc vào các trung tâm mua sắm đông người hầu như ai cũng lo âu chẳng biết chuyện gì xảy ra và mình có thể trở thành nạn nhân hay không ?. Tôi nghĩ, nếu Merkel chỉ nói suông để làm an lòng người dân mà chính sách tỵ nạn của bà theo phương châm "wir schaffen das (Chúng ta có thể làm được điều đó) " vẫn không thay đổi được cục diện và chẳng đem lại hiệu quả thiết thực nào trong chính sách chống khủng bố trong vài tháng tới thì theo thiển ý ngưới viết có thể bà Merkel và CDU sẽ nhận lãnh hậu quả xấu trong những cuộc bầu cử nghị viện sắp đến, cũng như trong cuộc bầu cử quốc hội Đức vào mùa Thu 2017, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp chính trị của bà Merkel & liên đảng CDU/CSU trong trường hợp nếu ba đảng đối lập SPD, Tả Khuynh (Linke) và Xanh tổng cộng được hơn 50% cử tri ủng hộ !.


  • ©   Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, chiều tối 29. Jule 2016)

Nguồn: Internet, DPA, 28 & 29 tháng 7 năm 2016

 


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.