Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Vua Hàm Nghi: Nguyễn Phúc Ưng Lịch

01/07/201600:01:00(Xem: 4677)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
.
 VUA HÀM NGHI: NGUYỄN PHÚC ƯNG LỊCH
(1872 - 1943)
.
Nguyễn Phúc Ưng Lịch là con thứ 5 của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và em Chánh Mông tức là vua Đồng Khánh sau này. Sau khi vua Kiến Phúc mất, hai cường thần Tường và Thuyết lập em Kiến Phúc là Nguyễn Phúc Ưng Lịch 12 tuổi lên ngôi ngày 2-8-1884, niên hiệu Hàm Nghi. 
      Khâm sứ Pierre Paul Rheinart nói: “Lập vua lên ngôi sao không xin phép Pháp?”. Sau đấy, giữa triều đình Huế và Khâm sứ Pháp dàn xếp tạm yên. Tuy nhiên, Tôn Thất Thuyết thấy Pháp kiêu căng khó nhịn nhục, vào đêm 4-7-1885 (22-5 Ất Dậu), cho quân triều đình tấn công Pháp. Sáng ngày Pháp phản công với vũ khí tối tân nên quân triều đình bị thất bại. 
.
      Tôn Thất Thuyết phò vua lên Tân Sở ở Quảng Trị (chiến khu đã xây chuẩn bị sẵn), Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va vào thành kiệu đau đớn, vua phải nằm trên võng cho lính cáng, vua rất chán nản nhưng sau một thời gian thấy được lòng son sắt các quan và quân dân cùng hiệp lực chống giặc và dần dà quen với sự gian khổ nên vua trở nên kiên cường, cho truyền chiếu Cần vương, kêu gọi toàn dân chống Pháp. 
     Từ đó, Nghĩa quân khắp ba miền đất nước Việt Nam, khởi nghĩa chống Pháp rầm rộ theo chiếu Cần vương. Pháp lo chống đỡ khắp nơi rất vất vả, sau đó chúng mua chuộc tên bội phản Trương Quang Ngọc, Ngọc và đồng bọn lén đột nhập vào trại của vua đêm 1-11-1888, bắt vua nạp cho Pháp để lấy thưởng. Vua nói: “Ngươi giết ta đi, còn hơn đem ta về nộp cho Tây”. Sau đấy, Rheinart báo cho vua biết là Thái hậu đang bệnh nặng, nếu vua muốn thăm thì sẽ đưa về gặp mặt. Vua đáp: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa sao?!”. 
 .
Sau khi bị truất, người ta gọi cựu hoàng là Quận công Ưng Lịch. Ông bị đưa vào Saigon và ngày 13-12-1888, xuống tàu đày đi Algerie. Khi đến xứ người, trong mười tháng đầu, ông rất ít tiếp xúc với người bản xứ, không học tiếng Pháp là tiếng của kẻ đã cướp nước mình, mọi việc đều phải qua người phiên dịch là Trần Đình Thanh, được cử đi theo vua. Người dân Alger thường gọi ông với một tên thân thiện: “Ông Hoàng An Nam” (Prince d’Annam), bởi nhà vua luôn nói tiếng Việt, đầu búi tó, đội khăn đóng, mặc áo dài đen, quần trắng, ăn các món ăn Việt do người Việt nấu. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp xâm lược Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889, ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, ông nói và viết tiếng Pháp được thông thạo, ông cũng tiếp xúc với những người trí thức Pháp. 
 .
Năm 1899, ông sang thăm Paris và đến xem cuộc triển lãm của danh họa Paul Gauguin. Sau này, “Ông Hoàng An Nam” khi vẽ tranh đã ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin.  Năm 1904, khi đấy cựu hoàng 33 tuổi, cưới cô Marcelle Laloe (1884-1974) làm vợ, cô là con gái luật sư chánh án tòa thượng thẩm Alger. Ngày cưới, cựu Hoàng ăn mặc kiểu Việt Nam: áo dài, khăn đóng, búi tóc cổ truyền, đi trên chiếc xe song mã rước vị hôn thê đến nhà thờ làm lễ. Cựu Hoàng có ba người con: Như Mai sinh năm 1905; Như Lý sinh năm 1908; và một trai út Minh Đức sinh năm 1910. 
      Ngày 4-1-1943 (có sách ghi ngày 14-1-1944), cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh tại biệt thự Gia Long ở thủ đô Alger, được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine thuộc nước Pháp.
 .
 *- Thiết nghĩ: Vua Hàm Nghi, nếu không kiên cường chống thực dân Pháp, như vua Đồng Khánh, Khải Định thì ngày nay không ai trọng vọng ông. Nhưng ông đã sắt son chống thực dân Pháp. Đến khi sa cơ thất thế, cựu Hoàng luôn thiết tha gìn giữ quốc thể. Tinh thần ấy đã thể hiện khi ông mới đến Algérie, chẳng những Cựu Hoàng luôn nói tiếng Việt, không học tiếng Pháp. Đầu vẫn búi tó, đội khăn đóng, mặc áo dài đen, quần trắng, ăn các món ăn Việt. Trong ngày hôn lễ, ông ăn mặc vẫn gìn giữ phong tục cổ truyền của nước ta, người Việt ở nước ngoài mấy ai làm được như ông?!. 
.
Cảm phục: Vua Hàm Nghi
 .
Vua Hàm Nghi, dũng cảm, kiên cường!
Xâm lược hung hăng, há nhịn nhường
Kháng chiến chống Tây, bền bỉ chống
Lưu đày, khắc khoải nhớ quê hương?!
.
Nguyễn Lộc Yên

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.