Hôm nay,  

Sakura, again...

27/04/201600:01:00(Xem: 7049)
Sakura, again...

Q. Nguyen

Ông CFO hỏi ngay khi nhận e-mail xin nghỉ hai tuần vào đầu tháng Tư: Japan again? Did you just go there in November?

Yes, Japan again!

Nhiều bè bạn và gia đình cứ thắc mắc hỏi Japan có chi mà vợ chồng con cái cứ kéo nhau qua, lần nầy là lần thứ bảy rồi. Không lý chỉ vì mấy miếng cá sống?

Nhật Bản có quá nhiều điều để mình sống với, làm thay đổi người mình lúc nào không hay, trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách nhìn về cái đẹp, trong tương quan với người khác. .. càng đi càng biết thêm những điều mình chưa biết vì thế mà đi hoài chưa chán. Có ai đọc truyện Kiều chỉ một lần? Có ai nghe nhạc Trịnh Công Sỏn mà không muốn nghe lại nghe đi?

CNN vưà có bài viết về mười điều người Nhật làm giỏi hơn chúng ta: thức ăn, vận tải công cộng…nhưng con người vẫn là chính. Như người bạn cùng đi Nhật hôm tháng Mười Một nói, cảnh đẹp thì rất nhiều nỏi khác cũng có cảnh đẹp, thức ăn ngon thì cũng rất nhiều nơi khác có thức ăn ngon, nhưng chưa ở đâu mà mình được đối xử như vậy. Nhưng lại có người bạn khác - chưa qua Nhật lần nào - nhận xét: Sự lễ độ, nhã nhặn cuả người Nhật toàn là giả dối. Thôi thì… đẹp xấu tuỳ người đối diện.



**


TOKYO

Lần nầy chỉ ở Tokyo ba đêm thôi rồi sẽ bay lên Sapporo gặp người con thứ hai từ New York qua Tokyo cùng lúc nhưng đổi máy bay lên Sapporo để hiking và trượt tuyết trước mấy ngày. Hai người con trước đây vẫn thích Paris nhất cho đến khi theo cha mẹ qua Nhật lần đầu. Từ đó, cứ “khuyến khích” cha mẹ tìm mua một căn appartment nhỏ thôi ở Kyoto để qua ở thường xuyên hơn. Vì thương con mà tuần nào cũng mua ba loại vé số khác nhau…

Ở Tokyo ba ngày chỉ đủ để đi coi hoa đào ở những chổ chính, đổi JR passreserveShinkansen (xe lửa tốc hành) cho hai tuần tới, chủ yếu là vé từ Hiroshima về Kyoto và từ Kyoto trở lại Tokyo để ra phi trường Narita về nhà. Lo quá thôi chứ không có chuyện nào dễ dàng hỏn chuyện đi lại ở Nhật. Trể xe, họ sẽ đổi vé cho chuyến sau. Chán chổ nầy đổi ý muốn tới chổ khác, có khi cách hằng trăm dặm, hay đi sớm hơn, cứ tới thẳng nha ga, đưa vé cũ cho họ và họ sẽ đổi vé cho chuyến mình muốn đi nếu còn chổ, nếu không thì đợi những chuyến sau. Họ không bao giờ hỏi tại sao, có hiểu gì nhau đâu để hỏi với trả lời! Rồi tìm một tiệm bánh Tây trong nhà ga ăn bánh ngọt, uống cà-phê, ngồi chờ. Bánh Tây ở Nhật thì không bút mực nào tả xiết, chỉ đợi lúc về nhà leo lên cân mới biết mà thôi. Luôn thể, mua một hộp bento, vài ba cái rice ball với salmon hay một cái baguette, một chai nước trà xanh và thêm một ít bánh ngọt để ăn trên xe là xong. Quá dễ dàng! Có cả hàng chục tiệm ăn, cưả hàng ở nhà ga. Nếu chưa hài lòng và còn rộng thì giờ thì có thể tìm một thương xá gần đó, xuống dưới basement là có cả trăm station bán thức ăn mình chưa bao giờ thấy ở bất cứ nơi nào. Chỉ cần một hộp xôi nấu với nấm hay măng tươi còn bốc hơi nóng hổi, thêm vài ba xâu thịt nướng trên dưới mười đồng thôi là quá sang rồi. Đừng mua trái cantaloupe $150 hay trái xoài $50 chi cho tốn tiền, nhưng nên mua thêm một hộp dâu cho biết thế nào là… dâu. Đem một hộp nhỏ thôi về phòng mở ra là thỏm cả phòng. Người con thứ hai mỗi lần qua Nhật việc đầu tiên là tìm chổ mua một hộp dâu.blankblank

Nếu qua đây sớm hơn một tuần thôi thì đã đúng lúc hoa đào mãn khai, nay đã tàn bớt đi rồi. Người mê hoa đào chắc không ít nhiều thất vọng, nhưng cũng thơ mộng biết bao khi nhìn những cánh hoa bay trong gió nhẹ,  như Mưa Hồng, hay những lối đi, bãi cỏ trong công viên phủ đầy cánh hoa đào. Bạc tiền nào mua đuợc những cảnh nầy!

Sông Sumida vẫn còn nhiều cây đào nở chậm, mượt mà. Ghé lại đây buổi sáng, thuê chiếc tàu nửa giờ chèo trên sông dưới những cây đào cho “mùi”.  Xế trưa, đi metro về  Gyogen Garden, rồi tối trở lại đây coi họ đốt đèn.. Người chen chân nhau đi không lọt bởi hôm nay là ngày cuối. Đi một vòng thì cũng phải kiếm cái gì lót bụng. Đang loay hoay trong nhà ga nhìn bản đồ tìm cái yakitori alley nghe nói rất nổi tiếng

blank

Sumida river

vùng nầy thì một người đàn ông Nhật dừng lại hỏi cần gì ông giúp. Có tới ba điều ngạc nhiên: có người đứng lại giúp mình ở nhà ga, nơi mà mọi người không đi, chỉ chạy; đàn ông Nhật xách cặp mà lại “dám” mặc vest màu xám nhạt,  rồi lại chịu khó nói tiếng Anh.  Đi theo ông quanh co không biết bao nhiêu góc đường, building…cuối cùng đến được một tiệm yakitori nhỏ.  Định cám ơn để chia tay sau khi ông giới thiệu mình với vợ chồng người chủ quán, ông bổng dưng hỏi “ can I join you? I will pay for my shareWow! Đây là điều ngạc nhiên thứ tư trong ngày. Dĩ nhiên ai có thể nói không và để ông phải trả tiền, chỉ mong ông thương tình mà nhẹ tay cho thôi.

Nhờ ông mà biết thêm mâý món mới, học thêm cách ăn cách uống, hiểu thêm về văn hóa xứ người. Ông trên đường về nhà sau buổi tiệc chia tay với người đồng nghiệp ở sở. Ông ít khi về tới nhà trước 11 giờ đêm. Vì thế mà có người nói đùa đàn ông Nhật không thấy con cái lớn, chỉ thấy con cái dài ra thôi. Bởi khi đi làm thì con còn nằm trên giường chưa dậy, tối khi đi làm về thì con cái đã lên giường ngủ rồi.

Không biết bây giờ đã thay đổi chưa, nhưng lâu rồi tờ WSJ có bài viết về salarymen. Khi người chồng cần về nhà sớm hơn thường lệ phải gọi cho vợ, để vợ đi quanh nói cho hàng xóm biết, nầy hôm nay chồng tôi về sớm vì không được khỏe, chứ không phải vì không có gì quan trọng trong sở cho chồng tôi làm đâu nhé. Như thế người vợ sẽ không mất mặt với xóm làng.

Nhiều người sống ở Nhật lâu năm ví người Nhật như củ hành, lột ra môt lớp tưởng đã thấy hết nhưng không, còn lớp nữa. Chỉ khi nào mình biết là mình không hiểu gì về người Nhật hết thì mình mới bắt đầu biết về người Nhật mà thôi.

Bưả ăn tối yakitori cho ba người, có cả hai ly bia lớn, chưa tới bốn mươi đồng.

*

MIYAJIMA ISLAND


Ngơại trừ lần đầu tiên, những lần sau lúc nào qua Nhật cũng ghé lại Miyajima. Riêng lần nấy sẽ ở lại hai đêm.

blank

Miyajima Island

Sáng nay bay từ Sapporo về Hiroshima rồi ngồi quán nước chờ ngưòi con đầu đã từ NewYork qua Tokyo ba hôm trưóc đang đi xe tốc hành về đây, rồi cùng đi Miyajima với nhau.

Một trong những nỗi khổ ở đây là tìm cho ra một thùng rác nơi công cộng. Chỉ có một cái bao giấy mà loay hoay hoài không biết bỏ đâu. May thấy ông security guard, hỏi, ông ra dấu bảo đưa cho ông. Mình là ai mà đưa rác của mình cho người khác đi bỏ? thế là đi theo ông vào trong nhà vệ sinh. Té ra trong nầy cũng không có thùng rác, ông chỉ dẫn mình đi tìm người quét dọn để dùng thùng rác cuả họ mà thôi. Thế thì người Nhật bỏ rác ở đâu? Bỏ ở trong túi rồi đem về bỏ trong thùng rác ở nhà. Không biết thùng rác ở nhà có lớn hơn mấy cái thùng rác chỉ lớn cở nồi nấu cơm 5 cups để trong phòng khách sạn không.

Công viên quốc gia Gyogen Garden ở Shinjuku hằng ngày có cả ngàn người tới. Họ trãi những miếng vaĩ dầu xanh dưới mấy gốc cây đào đang trỗ bông rồi bày thức ăn, thức uống ê hề để ăn uống với nhau, thế mà lúc Garden đóng cửa mọi người ra về hết, trên đất không còn một cọng rác. Khi đi vào cổng, mỗi ngừơi/gia đình được phát cho một cái túi nylon đẻ bỏ rác cúa mình vào, rồi đem ra bỏ lại bên cổng trên đường đi về. Giản dị có thế thôi. Sao người Nhật không chiu học những xứ khác. Khi đi pinic, coi movie hay thể thao, cứ vô tư thả rác xuống đất rồi thoải mái đi về. Sẽ có người dọn, chẳng phải giúp cho họ có việc làm, kinh tế tăng trưởng hay sao.      


blank

Từ Hiroshima lấy chuyến tàu chợ chừng ba mươi phút, rồi qua một chiếc ferry là tới đảo Miyajima . Từ phía bên nầy đảo đã thấy chiếc floating torìi nổi trên sóng nước, biểu tượng cuả đảo nầy.

Không phải chỉ để thấy cái Torìi gate nầy mà lặn lội đường xa trở đi trở lại nhiều lần. Cũng như mỗi lần về Việt-Nam thì phải ra Huế, không phải để coi cái cầu Trường Tiền dài ngắn ra sao, mà để nghe tiếng Huế, mà để nhớ những ngày mưa lụt lạnh buốt đạp xe qua cầu, mà để “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng. Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu” (Hoài-Khanh).blank

Miyajima chỉ là một đảo nhỏ, đi bộ chừng nưả ngày đã hết rồi, nhưng vô cùng bình yên, với những đàn nai đi dọc theo bờ biển lúc tảng sáng hay cặm cụi ăn những cánh hoa đào rơi trên bãi cỏ. Thân thiện tới độ dành cả thức ăn với người. blank

Những bữa Kaiseki dinner truyền thống ở khách sạn mười mấy món chút chút mà món nào cũng đặc sắc, hầu hết là đặc sãn đia phương: oyster, sashimi từ những vùng biển quanh đây, bia cất trên đảo... Trình bày và service thì quá đỗi tuyệt vời! Thách thức với nhau người nào sẽ lên ba trăm pound trước.


Năm ngoái, thay vì dùng lại ferry và tàu chợ để về lại Hiroshima train station, đã đi thẳng về Peace MemorialHiroshima bằng tàu biển tốc hành nhỏ cho “thay đổi không khí” và luôn dịp thăm lại nơi quả bom nguyên tử đầu tiên đã thả xuống ở Hiroshima.  Đi vòng quanh đây để thấy chán ghét chiến tranh và bùi ngùi thương cảm cho những nạn nhân, người chết cũng như kẽ sống còn. Trong chiến tranh không có ngưòi thắng kẽ thua, nói như Steven Spielberg qua phim Saving Private Ryan.


KYOTO

Càng quen thuộc với Kyoto càng nhiều thì càng thích, càng muốn được ở lâu nên chuyến nầy ở đây tới năm đêm trong một căn machiya  gần Gyon mà Ph. đã phải thức nhiều đêm điện thoại, e-mail để làm reservation.

Chưa có xứ nào mà sự hài hòa giữa truyền thống và văn minh tuyệt diệu đến thế. Rõ nét nhất là ở đây, Kyoto. Mấy cô Geisha ngồi taxi bóng blank

Arashiyama, Kyoto

loáng nói chuyện qua iphone ở Gyon. Những cặp thanh niên nam nữ ăn mặc rất thời trang đứng với nhau cung kính làm lễ trước các đền thờ Thần Giáo. Họ thực hành các nghi thức tôn giáo nhuần nhuyển: cúng tiền, vổ tay, vái lạy…Riêng về tiệm ăn, cùng trong môt dãy phố, bên cạnh những tiệm yakitori rất nhỏ, chỉ chừng mười ghế - mười ghế, không phải mười bàn - xập xệ nhưng rất traditional là những coffee shop cực kỳ modern, nhưng vẫn rất Japanese.   

Ngày thứ hai ở Koyto, đi thăm chuà Bạc rồi chia tay đường ai nấy đi,  hẹn gặp nhau lúc trưa để đi ăn ramen. Tới Kyoto mà không ăn ramen thì cũng như về Huế mà không đi ăn… bún bò. Đi loanh quanh dưới từng bán thức ăn cuả thương xá Daimaru thì tìm ra một tiệm sushi rất nhỏ, chừng mười ghế, nằm trong góc hàng cá, chỉ thấy những người Nhật đi mua sắm ở đây vào ăn, không có du khách. Họ có hai omakase menu, 100 yen cho tám miếng và 150 yen cho mười miếng, có cả miso soup và trà xanh. Quá phải chẳng, vội text cho hai người con hẹn gặp nhau ở đây. Về Huế mà chưa ăn bún bó lại ăn bánh bèo, bánh nậm trước thì cũng không phải phép, nhưng chắc tội lỗi cũng không bao nhiêu. blank

Người con thứ hai từ chối, nói là vẫn muốn ăn ramen trưa nay. Mới đoán ra là người nầy đang để.. dành bụng để ăn một tiệm sushi khác. Mấy hôm trước nghe khoe là đã làm được reservation ở tiệm sushi cuả ông Jiro con ở Roppongi Hills. Thấy excited lắm! Hotel làm reservation không được, phải nhờ một người bạn Nhật làm editor cho một tờ fashion magazine ở Tokyo mới xong. Khác với tiệm của người cha ở Ginza rất nổi tiếng với gần bốn trăm US dollars cho 19 miếng sushi mà phải làm reservation cả mấy tháng trước, tiệm nầy nghe đâu ”chỉ” dưới ba trăm thôi! Có ai sắp đi nghe Thái Thanh hát mà còn muốn tới buổi hát cho nhau nghe làm chi! Người nầy đúng là có số sướng, còn cha mẹ đang đi làm, student loan có người lo. Còn mình, cha mất sớm, mẹ ở quá tần tảo nuôi các con, lớn lên ở với bà nội. Đạp xe đi học gặp lúc mưa lớn phải cởi quần dài quấn trên cổ rồi mặc áo mưa bên ngoài. Quần ướt rồi mấy hôm sau làm sao đi học vì gia thân chỉ có hai cái thôi. Vì thế mà “hát cho nhau nghe” thì cũng đã ghê lắm rồi, làm sao dám với tới những chổ kia. blank

**

Hôm nay hai người con dẫn đến một quán café gần nhà, % Abarica, chắc là đã được tờ New York Times điểm mặt rồi đây. Quá ngon! Quá simple! Quá elegant! Chỉ có đâu đó ba tiệm ở Kyoto thôi. Sao không ai mở một tiệm café như thế nầy ở Orange County cho mình nhờ!blank

Ở một góc vắng bên ngoài tiệm café có cái xe kéo tay với một thiếu nữ trẽ đang đứng bên cạnh chờ khách. Nhìn mà lòng xốn xang, buồn phiền. Những đường lên các đền chuà ở Kyoto rất dốc, mình đi bộ mà còn ì ạch, nói chi tới chuyện kéo xe cho hai người ngồi trên. Bây giờ còn trẻ, còn khẻo mạnh, còn vui, nhưng được bao lâu? Rồi sẽ làm gì khi không còn tiếp tục được việc kéo xe nầy? Vì thương con mà hay nghĩ tới và thương lây những người cùng trang lứa còn lân dan.

Suy nghĩ cũng giản dị thôi. Trên đường đi có lúc mình phải qua sông và ai đó đã xây một chiếc cầu hay để lại một sợi dây bên bờ, nhờ vậy mà mình qua được bên kia. Qua được rồi, theo lẽ công bằng, phải nán lại sửa chưả những chổ hư hỏng mình đã gây ra, hay tốt hơn đóng thêm cái đinh, lắp thêm miếng ván cho cây cầu vững chải hơn, hay ném lại sợi giây vê` phía bên kia, cho những người đi sau cũng qua được như mình.

Có lần về Việt-Nam ghé thăm một nhà thờ ở Hòa Ninh, Đà Nẵng. Trước nhà thờ treo một khẩu hiệu rất lớn, không ghi câu nào trong thánh kinh cũng không có lờ kêu gọi làm một điều gì đó để dược trả công bội hậu, mả chỉ nói “Cố gắng sống cho ra người tử tế”. Không biết đến bao giờ mình mới có thể sống cho ra người tử tế, nhưng cố gắng, sẽ gắng..     

**blank

Để dành ngày mưa nầy để đi coi một nơi thủ công nghê. Người Nhật làm gì cũng để tâm để trí, không ngừng cải tiến chuyện mình làm, vì thế mà có rất nhiều master: master cất rượu sake, master làm giấy, master mài dao, master nấu udon, master nấu ramen…  Lưu truyền expertise và kinh nghiệm cho các thế hệ ngày sau là trách nhiệm. Đáng khâm phục quá, nhưng nhằm gì so với sự hy sinh cuả những người cha trong chế độ cầm quyền ở Việt Nam hiện nay cho con cháu của họ: Hy sinh đời bố củng cố đời con. “Hy sinh” cướp giựt tài sãn cuả đất nước làm của riêng mình. Tranh dành nhau xâu xé một đất nước vốn đã đau thương. “Hy sinh” đến nỗi làm băng hoại cả một đất nước không biết tới bao giờ mới vực lại được. Để đâu lương tri? Giá trị cuả xã hội, cuả con người để tôn thờ ngày nay là đại gia, chân dài, xe khủng, hàng hiệu…Đi từ bắc xuống nam ở đây thấy trẽ già gì ai cũng làm việc, không thấy hàng quán nào có những đám thanh niên, tương lai cuả đất nước, rãnh rỗi ngồi rung chân uống café tán gẫu giờ nầy qua giờ kia. Không thấy ai tụ tập nhậu nhẹt mỗi chiều, mặt mũi đỏ kè, cười nói ồn ào hổn loạn bên cạnh những chai bia chất đống, rồi tự hào là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á!  

**


Năm ngày ở Kyoto qua nhanh như giấc mộng! Sáng hôm lên Kyoto station để về phi trường Narita trời mưa tầm tã. May mà người chủ nhà đã tử tế gọi sẵn cho hai chiếc taxi. Hẹn họ chín giờ thì đúng chín giờ nhìn ra cửa đã thấy hai chiếc xe chờ sẵn. Hèn chi mà đồng hồ ở Nhật không quá đắt. Ai có thể sống ở Nhật mà không đeo, không luôn luôn nhìn đồng hồ?


blank

Chia tay với người con thứ ở Kyoto station. Anh chàng nầy còn ở lại thêm hai tuần nưã, hôm nay đi Kanazawa. Người con lớn đi cùng xe tốc hành lên Tokyo, đổi qua một chuyến Express đi phi trường Narita, rồi chia tay ở đây để về lại New York.

Ngày mai lại bắt đầu một ngày làm việc mới. Sẽ rất bận rộn với công việc ứ đọng hai tuần qua, nhưng đã nôn nóng nghĩ tới chuyến di lần sau, sang năm…   


Q. Nguyen, April 2016









  

  






.
.

Ý kiến bạn đọc
01/05/201622:04:05
Khách
Nihon ga daisuki(I love Japan).
Arigatou.
28/04/201620:37:44
Khách
I do argree with Lisa Nguyen
28/04/201608:23:21
Khách
du lịch Japan
27/04/201617:07:27
Khách
Doc bai viet này , nhớ Nhat Bản quá , 14 nam rồi chưa về thâm , bakery o Nhật loại nào cũng ngon , nhìn hình trong bài viết mà chảy nước mieng luôn , người Nhật hiếu khach va service là thật tình không phải giả dối như trong bài viết , phải sống o Nhật thì sẻ hiểu hơn nhiều , chính vì dả từng sống ợ Nhat Bản 19 nam, sau dù sống o My va Canada nhưng vẩn không đâu bàng o Nhật , đời sống tính cách con người , van hóa ...., phuc vu ..thi nhat thế Giới rồi bat cu là ai người ngoại quốc hay VN một khi đả dến Nhật rồi đều yêu thích va ngưởng mộ .....
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.