Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Công Trứ

22/03/201600:01:00(Xem: 5928)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________                  
                                    
NGUYỄN CÔNG TRỨ
(1778 -1858)
.
Nguyễn Công Trứ tự Toàn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, thân phụ là quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 
.
Năm 1819, ông đỗ Giải nguyên lúc 41 tuổi. Năm 1820, Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán. Năm 1823, làm Tri huyện Đường Hào (Hải Dương). Năm 1824, làm Tư nghiệp Quốc tử Giám. Năm 1825, giữ chức Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1826, làm Tham tán quân vụ rồi thăng Thị lang Bộ hình. Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình sung chức Dinh điền sứ, ông lập hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình), hai huyện này, ông cho lập trường học, để nâng cao dân trí và sửa sang đường sá để lưu thông dễ dàng. Nên có nhiều đình chùa tại hai huyện này đã thờ và tôn ông làm Thành hoàng.
      .
     Năm 1832, ông giữ chức Bố Chánh sứ tỉnh Hải Dương, rồi thăng Tham tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An, Tuần phủ An Giang. Nơi quan trường có khi ông được thăng thưởng rất trọng hậu. Năm 1827, vua thưởng ông một chiếc kim khánh khắc 4 chữ “lao năng khả tướng”
Vào năm 1843, bị giáng xuống làm lính thú ở Quảng Ngãi, khi đến Quảng Ngãi, ông mặc quân phục người lính, thản nhiên vào trình diện quan Tổng đốc sở tại. Vị quan này đã có lần chịu ơn Nguyễn Công Trứ, thấy tình cảnh một người từng là Thượng thư nay là lính, vị quan ấy bảo ông đừng mặc đồ lính, ông nói: “Lúc làm Đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa vì nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy, làm lính mà không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được”. Lúc đấy, Nguyễn Công Trứ đã 65 tuổi. Tính thẳng thắn và tinh thần trách nhiệm của ông, người đời rất kính phục. 
.
Nguyễn Công Trứ xin vua xét lại vụ án buôn lậu ở An Giang, sau khi điều tra, vua hiểu rằng ông bị Nguyễn Công Nhàn vu cáo. Do đó, đến năm 1845, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ Thừa Thiên. Ông từng làm Tham tán quân vụ ở Trấn Tây (Nam Vang, Cao Miên).            
.
Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần cầm quân đánh dẹp loạn các nơi: Năm 1827, dẹp giặc Phan Bá Vành; năm 1833 dẹp giặc Nông Văn Vân; năm 1835 dẹp giặc Khách. Ông còn có công lớn trong cuộc chiến tranh Việt-Xiêm (1841-1845). 
     Năm 1848, ông 70 tuổi xin về hưu an dưỡng tuổi già. Đến năm 1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng, mặc dù ông đã 80 tuổi, vẫn xin vua đi đánh giặc, nhưng triều đình không chấp thuận. Ông mất năm 1858, hưởng thọ 80 tuổi.
.
 *- Thiết nghĩ: Nguyễn Công Trứ từ khi học hành, đến khi ra làm quan cho đến lúc về trí sĩ, đều sống một cách ung dung, lạ lẫm khác người. Khi còn đi học ông là người luôn tự tin, thi cử nhiều lần lận đận nhưng vẫn miệt mài học tập:
“Vận khó trời còn trau chuốt ngọc
 Lúc cùng ta há luỵ chiều ai”
Đấy là tấm gương đáng ghi nhớ cho tuổi trẻ khi còn đi học.
 .
Trong xã hội, nhất là nơi quan trường, một số khoa bảng hay bọn quyền thế thường đem lời thánh hiền ra khoe khoang, nhưng họ không làm đúng lời dạy của thánh nhân mà hay lừa lọc giữa tri và hành. Họ nói an dân thì bóc lột dân, để vinh thân phì gia. Nguyễn Công Trứ thì ngược lại luôn thực thi đạo lý đem thân xông xáo nơi chiến trường, dẹp loạn an dân; khai hoang lập ấp, mong mỏi dân giàu nước mạnh.
Triết lý của Nguyễn Công Trứ là dấn thân. Dấn thân vì lý tưởng vun bồi tổ quốc, Dấn thân vì đời sống hạnh phúc của đồng bào, chứ không phải khư khư theo các sáo ngữ trung quân hay các tín điều của Nho giáo, ông đã nói: “chẳng quân thần phụ tử đếch ra người”. Đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ dấn thân chứ không như các nhà nho khác khi gặp cảnh trái ngang thì ẩn thân là một cách sống chỉ biết yên thân!.
Nguyễn Công Trứ không ủy mỵ, trốn tránh, có lối sống thực tiễn với hiện tại không ao ước viển vông, ông nói: 
“Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”
(Biết đủ là đủ, đợi đủ không bao giờ đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn không bao giờ nhàn). Lối sống thực tiễn của ông, đáng cho người đời nghiền ngẫm để sống hài hòa.       
Nguyễn Công Trứ, về văn học ít thấy dùng văn thơ bằng chữ nho mà văn thơ của ông hầu như bằng chữ Nôm. Thể ca trù cho đến đời Nguyễn Công Trứ mới được phát triển mạnh mẽ, vậy ông là người có công phát triển trường phái này.
 .
Đời người ai không có vinh và nhục, vinh và nhục của Nguyễn Công Trứ quá to lớn. Người ta có thể buồn bã suốt đời khi bị nhục hoặc khi bị nhục thì trả thù tàn khốc. Nhưng Nguyễn Công Trứ thì trách nhẹ nhàn, có khi trách trong sự cười cợt. Một hôm Nguyễn Công Trứ về kinh, vua Tự Đức hỏi: “Ở hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn dân tình thế nào?”: 
 - Thưa bệ hạ, dân sống thái bình âu ca. Họ thường đặt ra những câu hát đố rất thú vị để hát đối đáp với nhau.  
 - Như những câu gì, có thể đọc cho trẫm nghe được không? 
 - Tâu Bệ hạ, họ đố: “Đem thân cho thế gian ngồi, 
                  Rồi ra lại nói những lời bất trung”. 
     Vua hỏi: - Là cái gì vậy? - Tâu Bệ hạ, họ bảo là cái phản. 
     Vua Tự Đức ngẫm nghĩ, biết ý Nguyễn Công Trứ vì bị vu oan mà buồn trách, nên vua tìm lời an ủi.
     Trong một bữa tiệc, có mặt “quan Lang trung” là một trong những người mà ngày trước đã chê bai và đã ngầm hại ông. Nguyễn Công Trứ vui vẻ hỏi mọi người: 
 - Xin hỏi có ai biết “Lang trung” là gì không ạ?. 
 - Thưa không, mong quan Thượng thư giải thích giùm cho! 
 - Vâng, khi tôi làm Tri huyện Đường Hào, tôi biết có một ông nhà giàu, ông ta có tới 3 bà vợ, họ ở chung với nhau và thương yêu, chiều chuộng nhau như bát nước đầy. Chẳng may ông chồng bị bệnh qua đời. 
Người vợ lớn, liền nhào tới ôm lấy đầu chồng than khóc nức nở: “Ai ta hề lang thủ”, nghĩa là:”Ôi thương cái đầu của chàng!”. 
Người vợ thứ hai chạy lại ôm chặt lấy hai chân của chồng mà khóc thảm thiết: “Ai ta hề lang túc”, nghĩa là: “Ôi thương cặp chân của chàng!”. 
Còn người vợ thứ ba thấy thế vội chen vào giữa hai chị, cầm lấy “cái ấy” của chồng khóc rống lên: “Ai ta hề lang trung! Ai ta hề lang trung!”, nghĩa là: “Ôi thương cái này của chàng!”. Đấy, “Lang trung” là thế đấy. Người tham dự tiệc nghe xong, cười như nắc nẻ. Duy chỉ có quan Lang trung bộ Lễ thì dở khóc dở cười!. 
 .
Khi Nguyễn Công Trứ nghỉ hưu ở quê, ăn chơi quá độ, thường cưỡi bò vàng đạc ngựa cùng cô vợ trẻ (hầu non) đi ngao du và ca hát. Trong bài “Tuổi già cưới vợ hầu” của Nguyễn Công Trứ có đoạn:
 .
         “Tân nhân dục vấn lang niên kỷ?
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!(1)
Tình đã chung, lứa cũng phải vam(2)
Suốt kim cổ lấy làm vận sự
Trong trần thế duyên duyên nợ nợ
Duyên cũng đành mà nợ cũng đành
Xưa nay mấy kẻ đa tình
Lão Trần là một với mình là hai(3)
Càng già càng dẻo càng dai!”
 .
     Nguyễn Công Trứ đã trở thành một người phi thường, phi thường trong chiến trận để yên dân, phi thường trong văn chương và phi thường trong cả cuộc chơi nữa. Ông đã tạo nên một nếp sống đặc biệt cho mình, mấy ai bì kịp?!.   
 .
      Cảm phục: Nguyễn  Công  Trứ
 .
Nguyễn Công Trứ, tận tụy ân cần!
Lăn lộn gian nan, giữ nghĩa nhân!
Nguy hiểm chiến trường, bền bỉ dạ
Khó khăn đời sống, vững vàng tâm!
Chức quan Tổng đốc, lo lường lính
Danh tiếng dinh điền, bảo bọc dân!
Mong mỏi giống nòi, yên ổn sống
Tuổi già nhàn nhã, thảnh thơi thân!
______________
 1- Nghĩa Nôm: Cô dâu muốn hỏi tuổi đức lang quân
              Năm mươi năm trước mình mới hăm ba
 2- Vam: Tiếng địa phương cổ, nghĩa là: vừa
 3- Trần Tu, là một người đời xưa, đã già mà lấy vợ còn rất trẻ.
.
Nguyễn Lộc Yên

.
.

Ý kiến bạn đọc
23/03/201608:13:45
Khách
Cu NGUYEN CONG TRU la Thanh Nhan cua nguoi Viet Nam minh. Chung ta la nguoi Viet thi Tho Cung cac vi Thanh Nhan cua minh. Vi nhu Duc Thanh Tran, mot vi Thanh Duc cao Danh trong. Tiec rang co nhung ke quen nguon bo coi, tho lay bon ngoai lai.
22/03/201612:54:43
Khách
Trong tất cả các danh nhân của VN, người đọc thích và phục nhất là cụ Nguyễn công Trứ về triết lý nhân sinh quan của cụ mà tác giả đã đề cập trong bài viết này. Có thể nói rằng tự Cổ chí Kim, khó mà kiếm được người như cụ kể cả phương trời Tây Âu. Ngày nào đó VN được Tự Do, tượng NCT được dựng lên với tất cả sự uy nghi, hoành tráng như tượng của Abraham Lincoln vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu thì ơn gọi linh mục và tu sĩ ở Trung Cộng đang tăng tiến, bất chấp việc tuyền truyền chủ nghĩa cộng sản vô thần
Mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn kéo dài ba tháng, bắt đầu từ 21 Tháng 9 đến 21 Tháng 12. Mỗi năm cứ sau Halloween
Có một số độc giả nêu thắc mắc về một bản tin trên Việt Báo nói rằng Giáo Hội PGVNTN đã "tan vỡ," và cho rằng chữ này không chính xác.
Một tuần vận động thành công và nhu cầu cần thiết: Dịch các lá thư CS “chửi” Hoa Kỳ, để nộp cho QH, BNG và Hội đồng An Ninh Quốc Gia
Theo nhận xét từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Institute of Directors, một tổ chức qui tụ các công ty thương mại của người Anh
Tôi tên là Nguyễn Phương Anh , giới tính : Nam, ngày  sinh : 11/9/1972 , số giấy chứng minh nhân dân : 011537150 , ngày  cấp 13/10/2004 do công an Hà nội cấp
Kỳ nhông (hay cắc kè giông, caméléon) là một loại bò sát có đặc tính đổi màu da (các lớp vảy) tùy môi trường: giữa đám lá nó biến thành sắc xanh
Còn đúng một năm nữa, Hoa Kỳ sẽ có tổng tuyển cử để dân chúng bầu lên các cấp lãnh đạo của chính quyền liên bang và tiểu bang
Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuật lại chuyến viếng thăm của phái đoàn Hoa Kỳ USCIRF... Đó là bản tường trình của nữ sĩ Ỷ Lan
Báo sự thật, số 120, ngày 15-10-1949 có đăng bài viết của Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước Dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.