Hôm nay,  

Khoảng Cách Giàu Nghèo Tại Mỹ

18/03/201600:00:00(Xem: 7678)

Cứ mỗi dịp bầu cử thì câu chuyện bình đẳng xã hội lại được mang ra làm đề tài tranh luận. Tuy nhiên đằng sau những lời tuyên bố hô hào của các ứng cử viên, có nhiều chỉ số cho thấy tình trạng chênh lệch giàu nghèo tại Mỹ hiện sâu sắc hơn bao giờ hết kể từ 100 năm nay theo biểu đồ hình chữ U: vào đầu thế kỷ 20 lợi tức của 1% người giàu nhất chiếm 18% sản lượng quốc gia, sau đó rơi xuống dưới 10%, nhưng đến đầu thế kỷ 21 tăng trở lại mức 24%. Tính đến năm 2011 thì 1% các gia đình kiểm soát 40% tài sản quốc gia.

Hiện tượng này trùng hợp với hai cuộc cách mạng kỹ thuật và mậu dịch ở đầu mỗi thế kỷ: các ngành đường sắt, luyện kim và ngân hàng tạo ra nhiều đại tài phiệt vào những năm 1900, cũng tựa như công nghệ điện toán và trào lưu toàn cầu hoá đang sinh ra những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới hiện giờ.

Nói chung xã hội Hoa Kỳ rất ngưỡng mộ những nhân vật huyền thoại này vì họ là các nhà tiên phong thể hiện tính sáng tạo của nước Mỹ: Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… theo bước chân của Standford, Canergie… tài sản và sự nghiệp của họ do tài năng, trí tuệ và sự khôn ngoan trong thương trường mang lại.

Nhưng bên cạnh đó người Mỹ phẫn nộ vì trong cuộc khủng hoảng 2008-09 dân chúng mất nhà mất việc thì trắng tay; còn các vị chủ tịch ngân hàng, vốn trực tiếp chịu trách nhiệm do làm ăn cẩu thả hám lợi dẫn đến bong bóng địa ốc, nhưng đến khi bị đuổi thì được lãnh hàng chục triệu đô-la vốn được hợp đồng quy định. Việc nhà nước cứu vớt ngân hàng bằng các khoảng tiền thuế khổng lồ thu từ dân chúng tuy cần thiết để hệ thống tài chánh không bị sụp đổ, nhưng lại tạo ra hình ảnh rằng nền chính trị của Hoa Kỳ bị các tập đoàn tư bản khuynh đảo thay vì bênh vực quyền lợi dân chúng.

Quả thật trong quốc gia nào cũng đều có tình trạng tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thế lực và đa số quần chúng. Nền dân chủ luôn cần sự tranh luận giữa các lập trường tả hữu, điển hình như hiện giờ khi ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân Chủ bà Hillary Clinton bị xem là quá thân cận với Wall Street nên bị đối thủ Bernie Sanders từ bên cánh dân chủ xã hội (social democrat) tấn công ráo riết.

Một hệ lụy khác của cuộc khủng hoảng 2008 khi Ngân hàng Trung ương in bạc bơm vào vực dậy nền kinh tế, số tiền này khiến giá địa ốc và chứng khoán tăng nhanh trong khi lương bổng không tăng. Kết quả là những ai đã có tài sản (nhà cửa và chứng khoán) tiếp tục giàu ra trong lúc lợi tức của dân đi làm ăn lương giậm chân tại chỗ trong suốt hơn 10 năm nay. Người Mỹ cho rằng lương không tăng vì công ăn việc làm chạy ra ngoại quốc khi Trung Quốc và nhiều nước khác ép giá đồng bạc của họ để bán hàng sang Hoa Kỳ với giá rẻ. Nhưng vì không thể bế quan tỏa cảng trong khung cảnh toàn cầu hoá nên dân Mỹ nay đòi hỏi có mậu dịch công bằng (fair trade) thay vì mậu dịch tự do (free trade) nhằm ngăn chặn tình trạng chơi xấu, và dùng đây làm tiêu chuẩn hàng đầu cho Quốc Hội biểu quyết thông qua TPP hay không.

Khoảng cách giàu nghèo còn có thêm một nguyên nhân sâu xa khác tức là do tình trạng ít sinh sản ở các nước công nghiệp. Nói chung khi dân số giảm khiến năng suất lao động giảm, lương bổng không tăng; hậu quả là tài sản tích tụ ngày càng tăng trọng lượng khiến hố cách biệt giàu và nghèo ngày thêm sâu.

Thí dụ cho dễ hiểu: gia đình A có 10 người con, mỗi người làm lương 10K, gia tài để lại căn nhà trị giá 100K nên khi chia ra thì tài sản của mỗi người là 20K. Nhưng nếu gia đình A chỉ có 2 người con thì sau khi thừa kế tài sản của mỗi người là 60K. So với gia đình B hàng xóm không để lại gia tài, dù con cái cũng làm lương 10K nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa con cái của A và B chỉ là 2:1 trong trường hợp đầu, nhưng nhảy vọt lên 6:1 trong trường hợp thứ nhì.

Như vậy khi dân số giảm thì tài năng và lương bổng không quan trọng bằng gốc gác gia đình! Điều này trái với bản sắc của Hoa Kỳ vốn là nơi mà mọi người sinh ra đều có cơ hội ngang nhau. Người Mỹ không chống đối giàu nghèo, nhưng nếu chỉ có con cái nhà giàu đi học trường lớn, làm việc nắm các chức vụ quan trọng để rồi thế hệ kế tiếp lại giàu hơn nữa thì Hoa Kỳ sẽ bị thiệt thòi lớn do tài năng, sức sáng tạo và tính năng động của những tầng lớp còn lại không có cơ hội phát triển. Người Mỹ không thể chấp nhận tình trạng “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Cuối cùng, giai cấp trung lưu là nền tảng của dân chủ. Nếu xã hội không tạo ra cơ hội để giới trung lưu ngày càng đông, hay khi giới trung lưu cảm thấy bị bỏ rơi vì mức sống không được cải tiến thì bầu không khí chính trị dễ bị cực đoan hóa, mà tiêu biểu là kết quả các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa trong năm 2016.

Những bài toán kinh tế-chính trị-xã hội vô cùng phức tạp và khó giải quyết, nhưng tự việc nêu lên các vấn nạn để sau đó người dân dùng lá phiếu áp lực giới cầm quyền chính là thể hiện của sức sinh động và cuộc cách mạng trường kỳ trong nước Mỹ.

Ý kiến bạn đọc
18/03/201621:55:22
Khách
Thân gửi bạn hiền lam nguyen - Bạn hỏi công việc làm của tôi đâu ? Vậy cho phép mình đuọc đưa ra nhận xét riêng bằng tiếng Việt vì Anh ngữ có phần hơi kém.

Với sức tiến quá nhanh về phần mềm cũng như cứng, HK cần loại bỏ những kỹ thuật cũ cũng như nhân sự với năng xuất không đúng chỉ tiêu, hoặc không muốn, không đủ khả năng trau dồi nghề nghiệp bằng cách phải học riêng, làm thêm nhiều giờ không có phụ trội, etc. HK chủ trương rằng người dân của họ lúc nào cũng phải tiến lên và tiến mãi cho tới khi về hưu. Mục đích là duy trì địa vị Siêu Cường của mình.

Nói chung, ở HK cơ hội không bao giờ thiếu nếu mình chịu đựng, chịu khó. Nhưng đồng thời được hưởng như xe đẹp, ở nhà to, đi nghỉ hè đều đều, ăn ngon, mặc đẹp. Ngoài ra không ai và quyền lực nào bắt mình phải làm công việc này hoặc công việc nọ, sống theo kiểu này, kiểu kia.

Tự Do mà ! Muốn làm gì thì làm nhưng đừng Phạm Pháp là OK.
18/03/201615:33:13
Khách
look at the US empire family: Kennedy, Bush, Clinton, ....What wrong with Trump?
Why does he win at many states? maybe he represents a majoriy silent people, or
he pointes out the truth facts about U.S. All free trade are created by super rich group to benefits for them. In competitive business world, in order to survive you need to make a product with the lowest cost. As an engineer, I and my friends have to train Inda and Mexico engineers to do our job, and then all of these jobs are shifted to them. Where is my job? Gone. Working Visa also is a way to bring salary in US down (cheap labor).
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.