Hôm nay,  

Tippi Hedren, Bà Mẹ Đỡ Đầu Việt Nam Nail

08/02/201600:00:00(Xem: 9431)
Đánh dấu 30 năm người Việt tị nạn, Việt Báo Xuân Ất Dậu 2005 có bài của chủ biên Nguyễn Xuân Nghĩa phỏng vấn nữ tài tử Tippi Hedren.

Là Phó Chủ Tịch Hội Thiện Nguyện “Food for the Hungry,” cùng với chủ tịch hội là Tiến sĩ Larry Ward, Tippi đã tổ chức trại Hope năm 1975, đón 5,000 Việt di tản tới miền Bắc Cali, mở lớp học nghề Nail đầu tiên, giúp chị em tị nạn tìm việc.

Thời người Việt ào ạt vượt biên tìm tự do, Dr. Larry Ward lo lập những trạm tiếp cứu ở Thái Lan giúp người vượt biên đường bo. Trong khi ấy, Tippy Hedren đã trực tiếp điều hành con tầu Akuna, 18 tháng tuần hành biển Đông để cấp cứu thuyền nhân Viet. (Hình: Tippi chào đón người được cứu lên boong tầu)

Nhiều người Việt đã được cứu mạng trên bộ, trên biển. Nhiều người từng thành công trong lãnh vực y tế, điện toán, hoặc ngành nail có thể đã chịu ơn Larry và Tippi. Tiến sĩ Larry Ward đã qua đời năm 2003, nay chỉ còn lại Tippi Hedren.

Sau 40 mươi năm tị nạn, cộng đồng Việt đứng vững, người Việt đã chiếm phân nửa thị phần ngành Nail tại Bắc Mỹ. Tippi đã hơn 80 tuổi. Báo xuân Việt Báo năm nay trân trọng giới thiệu bài viết của Kiều Chinh về câu chuyện được kể khi vinh danh Tippi Hedren, bà mẹ đỡ đầu ngành Nail của người Việt tại Hoa Kỳ.

* * *

blank
Thời di tản 1975, Tippi Hedren điều hành trại Hope Village, đón 500 gia đình Việt đầu tiên định cư tại Mỹ,tổ chức lớp học Nail đầu tiên cho 20 học viên tại đây. Photo by Thuan Le.

Từ năm 1965, thời chiến tranh Việt Nam, nhiều nghệ sĩ từ Hollywood tới Saigon thăm viếng ủy lạo tinh thần binh sĩ Mỹ ngoài chiến trường. Họ đi theo chương trình USO Tour và một số đã tới với KC Talk Show trên truyền hình như Danny Kaye, Johnny Grant the Hank Snow Band, Glenn Ford, Diane Mc Bain, Tippi Hedren…

Mười năm sau, cuối Tháng Tư 1975, mấy ngày trước khi Saigon đổi chủ, tôi ra đi trên chuyến bay sau cùng rời phi trường Tân Sơn Nhất.

Nền Cộng Hòa tại miền Nam đang cơn hấp hối. Thông hành ngoại giao do chính phủ VNCH cấp bị coi là vô giá trị, không nước nào chịu cho nhập cảnh. Cũng không nước nào chịu nhận đơn xin tị nạn của người Việt khi tình hình chưa dứt khoát. Cách duy nhất khi đã lên máy bay là phải... bay vòng vòng để chờ.

Tay trắng, sau mấy ngày vất vưởng, máy bay đáp xuống phi trường Toronto đúng 6 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975. Và Kiều Chinh trở thành người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên tại Toronto, Canada, một xứ sở an bình.

Tháng Tư, trời Bắc Mỹ vẫn còn lạnh. Tới Sở Xã Hội - "Welcome House"- để lãnh một áo manteau cũ và được trợ cấp 75 dollars, sau đó đi tìm việc làm. Người thư ký sở xã hội hỏi:

- What is your professional skill? (Nghề chuyên môn của bà là gì?)

- I am an actress. (Tôi là diễn viên điện ảnh)

- We are not doing casting here" (Chúng tôi không tuyển lựa tài tử ở đây), người thư ký nói. Sau đo, bà ta bảo nhìn lên bảng danh sách những việc làm đang cần người, cái nào đã đánh dấu X tức là việc đã có người nhận.

Trên bảng thấy chỉ còn dòng chữ cuối chưa có dấu X và việc làm là: "Cleaning after the chicken." (Làm sạch chuồng gà).

Tôi nhận việc làm này với mức lương tối thiểu 2 dollars một giờ.

Dậy sớm từ 5 giờ sáng, đi xe lửa ra ngoại ô Salboro. Tới nơi, nhân viên trại gà phát cho đôi giày boot cao su cao tới đầu gối, áo mưa dầy, băng bịt miệng và chỉ ra nơi để kéo vòi nước. Không phải thứ vòi nước nhẹ nhàng như vòi cao su tưới ở nhà, mà là vòi to, nặng như vòi của xe chửa cháy! Khi bật nước lên, sức phản hồi của nước mạnh mạnh tới mức có thể xô ngã mình, phải luôn cố gắng mà đứng vững.

Bắt đầu làm việc lúc 6 giờ sáng khi gà mới mở mắt. Bật vòi nước, vác ống nước trên vai và tay cầm ống nước xịt… cứ thế đi, đi xa hàng dặm, mùi phân gà xông lên đến chóng mặt.

blank
Tippi Hedren, vai chính phim The Bird, nữ tài tử hàng đầu của Hollywood, Nhà hoạt động nhân đạo, ân nhân của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ ngay từ buổi đầu tiên.

Sau những ngày vất vả làm công việc của một người "cleaning after the chicken" trong một trại gà mênh mông ở xa thành phố Salboro, Canada, sức khỏe không cho phép tiếp tục công việc trong "thế giới gà" này. Tôi quyết định dùng trọn số tiền kiếm được trong mấy ngày làm sạch chuồng gà để gọi điện thoại long distance sang Mỹ cầu cứu với mấy người quen.

Gọi người thứ nhất: Burt Reynold, nam diễn viên đóng phim với tôi trong "Operation CIA", không gặp. Người thứ hai: Glenn Ford, không nói chuyện được. Người thứ ba, William Holden, bà vợ trả lời, "Chúng tôi đã ly dị nhau rồi, bà có thể kiếm Bill (Willian) qua Agent, đây là điện thoại. Gọi Agent cho biết William Holden đang đi săn bắn (hunting) ở Châu Âu một tháng nữa mới về.

Chỉ còn 15 dollars cuối cùng, tôi đánh liều gọi một người mà tôi chỉ được gặp có một lần cách đây 10 năm: Tippi Hedren.

Đường dây bên kia vọng lên:

- Tippi đây, Ai đó?

Tôi luống cuống, nước mắt trào ra:

- Tippi, Kiều Chinh, Kiều Chinh đây, Saigon, Việt Nam còn nhớ không?

- Nhớ, nhớ. O My God. Chinh đang ở đâu?

- Không nói tiếp được, tôi hết tiền, xin gọi lại số này.

blank
Thời người Việt vượt biển: Tippy Hedren điều hành con tầu Akuna, 18 tháng tuần hành biển Đông. Hình: Tippi chào đón thuyền nhân Việt được cứu lên boong tầu.

"Đừng khóc. Đừng khóc, Tippi gọi lại và cho biết sẽ thu xếp mọi chuyện OK."

Hai ngày sau, tôi nhận được điện tín của Tippi, kèm thư và vé máy bay của tổ chức "Food for Hungry" mời diễn viên Kiều Chinh qua Mỹ, dự Lễ Khánh Thành trại Hope Village ở Sacramento, Trung Tâm Tiếp Cư đầu tiên dành cho người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.

Tới phi trường Sacramento, trời đã tối, lạnh. Tippi đứng đợi tôi. Ôm nhau, mừng mừng, tủi tủi, cả hai chúng tôi cùng khóc trong tay nhau. Tippi hỏi baggage đâu, tôi lắc đầu, chỉ có thế này thôi, một túi vải nhỏ trên vai!

Tippi đưa tôi về trại Hope Village.

Nơi đây, trước là một bệnh viện lớn chiếm trọn ngọn đồi vắng vẻ xa dân cư. Năm 1975, khu bệnh viên bỏ trống, được biến thành trại tiếp đón hơn 500 gia đình Việt Nam đầu tiên định cư tại California. Trại được điều hành bởi tổ chức thiện nguyện Food for the Hungry, President là Doctor Larry Ward và Tippi Hedren là Vice President.

Ngủ qua đêm, sáng hôm sau Chủ Nhật, lễ khánh thành Hope Village được tổ chức với sự tham dự của cả ngàn người Việt lần đầu thành dân tị nạn tại Mỹ.

blank
Jan Arnold, Tippi và Kiều Chinh “khoe nail.”

Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào cờ trang trọng. Sau những ngày tan tác, đây là lần đầu tôi thấy lại quốc kỳ Việt Nam trên đất Mỹ. Nhạc trỗi quốc thiều. Lá cờ vàng ba sọc đỏ được kéo lên từ từ. Mọi người đứng lên hát theo nhạc. Một số đứng nghiêm, giơ tay chào theo kiểu nhà binh dù họ mặc thường phục. Đó là những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã lìa xa đồng đội. Trong tiếng hát quốc ca vào lúc bắt đầu phần đời lưu vong, có lúc tôi thấy mọi người và chính mình đều khóc.

Sau lễ chào cờ, tôi được yêu cầu lên sân khấu -một bục gỗ dã chiến- để phát biểu chào đón đồng hương và cám ơn nước Mỹ, người Mỹ đã mở vòng tay đón chúng tôi tới mảnh đất này để nhận nơi đây là quê hương.

Tôi thấy có tướng Kỳ, tướng Chức, Trung tá Lê Xuân Vinh. Trong số những người quen biết, có nha sĩ Nguyễn Bá Khuê, nhà báo Đỗ Ngọc Yến, nhà văn nữ Trùng Dương… Những ngày tại Hope Village, nhìn ra nhau, xiết tay nhau trong hoàn cảnh bơ vơ thật là những kỷ niệm khó quên.

Sau lễ khánh thành, tôi ở lại trại cùng Tippi, hàng ngày làm công việc tiếp tế bữa ăn, dọn dẹp trong bếp, phát chăn màn, quần áo, làm thông dịch viên, giúp điền giấy tờ, người này ơi, người kia gọi, bận rộn suốt ngày.

Sau khi rời trại Hope Village, Tippi đưa tôi về ở cùng nhà, hàng ngày lái xe đưa tôi đi lo giấy tờ để được ở lại Mỹ do Tippi trực tiếp bảo trợ. Khi đó, Melanie Griffith, con gái Tippi mới ra ở riêng với bạn trai tài tử Don Johnson và tôi chiếm phòng của Melanie. Tôi ở đó, mặc quần áo của Tippi, cũng chính Tippi lo cho tôi vào hội của Hội Điện Ảnh SAG (Screen Actor Guild), mang tôi đến những sinh hoạt hội hè để có thể quen biết làm việc ở Hollywood. Từ đây, một trong những việc làm đầu tiên của tôi với Hollywood là một vai trong TV show M.A.S.H, đồng diễn với nam tài tử Alan Alda.

blank
Jan Arnold là CND Co-founder loan báo thành lập Học Bổng Tippi Nail.

Bao năm qua, Tippi đã luôn dành cho tôi tình thân quý như chị em ruột. Chúng tôi có mặt bên nhau bất kể đêm ngày, trong mọi cảnh buồn nhất, vui nhất. Khi Tippi nhận vinh dự đặt bàn tay vào ngôi sao trên vỉa hè đại lộ Hollywood "Walk of Frame" tôi được yêu cầu phát biểu. Sinh nhật 80 của Tippi do vợ chồng Melanie Griffith - Antonio Banderas tổ chức, tôi nói lời mừng. Khi Hollywood làm phim tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp Tippi, tôi được yêu cầu dự phỏng vấn. Và hôm nay, khi ngành Nail Việt Mỹ cùng vinh danh Tippi, tôi vinh dự được kể lại chuyện 40 năm.

Hope Village ngày ấy chỉ là một trại tiếp cư. Hơn 5,000 người Việt tị nạn đầu tiên tại Hoa Kỳ đã tới đó, chỉ để chờ đợi các cơ quan, nhà thờ bảo lãnh. Tất cả rồi sẽ rời trại đi theo người bảo trợ, tản mát khắp nơi, đi đâu chưa biết.

Bà con ta ngày ấy nhiều người chưa thông thạo anh ngữ. Trong các gia đình công nhân viên chức, nhiều bà chưa đi làm bao giờ, không quen nói tiếng Anh, cũng không biết công việc làm tại nước Mỹ ra sao. Trong những lúc thăm gặp, tôi được các chị em yêu cầu trình bày với Tippi nhiều lo âu, thắc mắc về nghề nghiệp

blank
Từ trái: Jan Arnold, CND Co-Founder & Style Director Nail industry Icon; Tippi Hedren, Legendary Actress & Humanitarian Nail industry; và Kiều Chinh.

Qua những lần gặp gơ ấy, Tippi nhiều lần khen phụ nữ Việt đảm đang, khéo thu vén mọi chuyện, giỏi chăm sóc con em. Từ đây, Tippi nảy ra ý định giúp các bà các cô đi làm nail. Sau đó, chính Tippi giúp tổ chức lớp học nghề Nail ngay trong trại. Người dạy là bà thợ làm nail quen biết của Tippi. Lớp học Nail đầu tiên này có 20 nữ học viên, sau đó được giúp thi lấy bằng hành nghề.

Từ đó, những học viên Nail xuất thân từ Hope Village đều kiếm được việc làm dễ dàng. Rồi cứ thế rủ nhau, số người Việt vào nghề nail ngày càng đông, càng mạnh. Các cơ sơ, cửa tiệm Nail khắp Bắc My, số đông do người Việt làm chủ. Phim ảnh, báo chí viết về lịch sử ngành nail gọi Tippi là Mother of the Vietnamese Nail Profession / Bà mẹ nghề Nail của người Việt.

Nhân kỷ niệm 40 năm di tản, chị Kim Dung cùng một số các chị trong nhóm làm nail đầu tiên, chị Thuần Lê, Ái Lan, Vũ Thị Anh, Đặng Chiêu Hy, Tôn Nữ Diệu, Nguyễn Thị My, Nguyễn Thị Bạch Yến, Từ Cát, Mỹ Hạnh… đã tổ chức một buổi Reunion / hội ngộ tại Nhật Báo Người Việt. Nhân dịp này, một số trại viên cũ của Hope Village 1975 cũng dự để cám ơn và vinh danh Tippi Hedren.

blank
Bên cạnh hoạt động nhân đạo, Tippi còn là nhà bảo vệ động vật hoang dã. Hình 1975: Tippi - KC tại Shambala, sa mạc Acton, Calif. nơi Tippi nuôi thả hàng trăm sư tử, voi, beo, cọp...

Ngày 23 tháng 9, 2015, tại Beverly Hill, tổ chức Beauty Changes Lives Foundation và CND / Creative Nail Design, công ty sản phẩm nail hàng đầu thế giới, đã tổ chức vinh danh Tippi Hedren, với sự tham dự đông đảo của ngành nail Việt-Mỹ.

Đặc biệt sau câu chuyện về Tippi, trong không khí xúc động, Bà Jan Arnold, Co-founder của công ty CND đã loan báo khởi sự một học bổng dành cho ngành Việt Nail mang tên “Tippi Hedren Nail Scholarship.” Quĩ học bổng chính thức được thành lập với ngân khoản đầu tiên do CND hiến tặng, $184,000 mỹ kim. Một cuộc họp mặt lớn với ngành Nail Việt-Mỹ được dự trù tổ chức tại Las Vegas sẽ loan báo các bước tiến kế tiếp.

Chúc mừng ngành nail Việt thành công trên đất Mỹ.

Chúc mừng học bổng “CND -Tippi Hedren Nail.” Và trân trọng cám ơn người nghệ sĩ, nhà hoạt động nhân đạo, bà bảo trợ của tôi: Tippi Hedren, Viet-Nail-Godmother!

Kiều Chinh
(Trích báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.