Hôm nay,  

Vui Xuân Bính Thân, Xót Xa “Tết Mậu Thân”

06/02/201611:48:00(Xem: 5369)
Vui Xuân Bính Thân, Xót Xa “Tết Mậu Thân”

Nguyễn Lộc Yên
 
 “Tết Mậu Thân” vào năm 1968, có lẽ trong chúng ta ai cũng còn nghĩ ngợi trong nỗi xót xa vì sao Việt Cộng (VC) lại lạnh lùng sát hại đồng bào tàn nhẫn tại thành phố Huế?! Vậy người viết xin ghi lại một số chi tiết về “Tết Mậu Thân” đầy nghiệt ngã và bi thương để ngày xuân chúng ta thắp nén hương cầu những người quá cố sớm về Thiên đường hay cõi Phật. 
.
I- Thời gian và các địa điểm VC đã tấn công vào ngày “Tết Mậu Thân”: 
- Vào lúc 2 giờ 33 phút đêm 29 rạng ngày là Mùng Một âm lịch, Tết Mậu Thân (tháng Chạp thiếu) đến sáng là thứ Hai, ngày 29-1-1968 dương lịch, các lực lượng vũ trang của Cộng quân, gồm có: Bộ binh, đặc công... đã pháo kích rồi tấn công vào các nơi trọng yếu của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Hoa Kỳ ở các thành phố và tỉnh lỵ: Huế, Sân bay Đà Nẵng, sân bay Non Nước, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH ở Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đắc Lắc, Pleiku, Qui Nhơn... 
- Cũng đêm 29 rạng ngày mồng Một âm lịch, Tết Mậu Thân, đến sáng là thứ Hai, ngày 29-1-1968 dương lịch, Cộng quân pháo kích và dùng đặc công cùng bộ binh tấn công các nơi trọng yếu của VNCH và Hoa Kỳ ở các thành phố và tỉnh lỵ: Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Phong Dinh, Vĩnh Long, Cần Thơ... 
.
- Đêm mùng Một rạng ngày Mùng Hai âm lịch, Tết Mậu Thân, đến sáng là thứ Ba, ngày 30-1-1968 dương lịch, Cộng quân tấn công vào các thành phố và tỉnh lỵ: Kiến Hoà, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Bình Dương, Biên Hoà, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên, Tuy Hoà tỉnh Phú Yên. 
Riêng tại thành phố Huế là trọng điểm trong cuộc tổng tấn công của Cộng quân vào Tết Mậu Thân năm 1968. QLVNCH nòng cốt tại thành phố Huế là Sư đoàn 1 Bộ binh. Vào lúc 2 giờ 33 phút đêm 29 rạng ngày Mùng Một (tháng Chạp thiếu) âm lịch, Tết Mậu Thân, đến sáng là thứ Hai, ngày 29-1-1968 dương lịch, trước khi Cộng quân mở đầu cho cuộc tổng tấn công vào Nội thành Huế, Cộng quân pháo dồn dập vào các nơi trọng yếu của VNCH tại Huế, gồm các nơi: Khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Tam Giác, Động Toàn, Đông Ba. Vào khoảng 5 giờ sáng thì Cộng quân đã chiếm được khu Đại Nội. VC đã tấn công bất ngờ ngày Tết âm lịch, ngay thời điểm giao thừa, vì VC nghĩ rằng QLVNCH đang nghỉ ăn Tết sẽ lơ là phòng ngự, VC đã trắng trợn “vi phạm hiệp định ngưng chiến” trong ngày nghỉ Tết?!.
.
II- Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế: 
Tết Mậu Thân, Cộng quân đã giết hại đồng bào tại Huế sau này truyền thông gọi là: “Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế”, đã làm chấn động cả thế giới, mà người Anh, Mỹ gọi sự kiện này là “Hue massacre” tức là “sự tàn sát ở Huế”. Trong 28 ngày Cộng quân chiếm đóng thành phố Huế đã sát hại nhiều người rất hãi hùng. Riêng thường dân bị hại khoảng 7.000 người, trong đó có 844 tử thương và khoảng 1.900 bị thương vì bom đạn, và số người mất tích đã tìm được khoảng 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở tản mát khắp nơi trong thành phố. Sau đấy, đồng bào còn tìm được 19 địa điểm khác do Việt cộng giết hại và chôn rải rác khắp thành phố Huế. Có nhiều người dân bị xử tử tại Gia Hội, các nạn nhân bị giết hại gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em. 
Một nguồn tin đã cho biết khi Việt Cộng rút lui, vì lo ngại nếu có người còn sống sót trở về, sẽ tiết lộ các nơi ẩn núp của mình, nên VC đã giết hàng loạt những người đang bị bắt. 
.
Tết Mậu Thân đã gây cho 17.134 ngôi nhà tại Huế bị hư hại nặng hay bị phá hủy hoàn toàn!. Tết Mậu Thân, tại Huế bị tổn thất đã ghi nhận: Quân Lực VNCH bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ 147 tử thương, 857 bị thương. Còn Cộng quân ước tính trên 4.000 người bị tử vong. Tuy vậy, nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt lại xem cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân dù bị thất bại về chiến thuật, nhưng họ rất vui mừng vì xem đấy là một chiến thắng có tầm vóc lớn về mặt chiến lược. “Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế” lại tạo thêm điều kiện cho thành phần phản chiến tại Mỹ có cơ hội biểu tình ồn ào hơn. 
Việt cộng làm đạo diễn “Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế” quá tàn khốc, đáng tiếc tội ác tày trời này chưa được phổ biến bằng phim ảnh đầy đủ và rộng rãi, cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới biết tường tận?! 
.
III- Nỗi niềm về xuân Bính Thân: 
Hy vọng năm Bính Thân sẽ được như sấm Trạng Trình đã tiên đoán: “Thân-Dậu niên lai kiến thái bình”. Tuy vậy, người viết vẫn phập phồng, lo lắng như đã trình bày trong bài viết ngày 2-2-2016:“Sau Đại hội đảng XII, xem xét liên hệ Việt-Tàu thế nào?”(1), ông Hoàng Trung Hải từng là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, được biết là một nhà tình báo chiến lược của Tàu cộng (2), nay lại làm Bí thư Thành ủy Hà Nội?! Còn nữa, người Phó Chủ tịch Quốc Hội CSVN tại Hà Nội hiện nay là ông Uông Chu Lưu (3), tin tức trong nước cho biết ông ta là một người Tàu do thiên triều Bắc Kinh cho nằm vùng trong nội bộ đảng CSVN tức là nhà cầm quyền Việt Nam?!. 
.
Viết đến đây, tôi lại miên man nghĩ đến vào này giao thừa lâu lắm rồi, khi đấy tôi mới 10 tuổi, Ba của tôi sau khi thắp hương nơi bàn thờ gia tiên xong, thấy rảnh rỗi, ông kể: “Năm 113 (TCN) Thái tử Hưng lên ngôi xưng là Ai Vương, tôn Cù Thị làm Thái hậu. Hán đế thấy Nam Việt vua còn thơ ấu, người đàn bà tầm thường lại lèo lái triều chính, muốn chiếm Nam Việt mà không cần dụng binh, bèn cử An Quốc Thiếu Quí qua Nam Việt để gặp người tình cũ là Cù Thị, rồi dụ dỗ Cù Thị và Ai Vương đem Nam Việt dâng cho nhà Hán. Tể Tướng Lữ Gia biết được âm mưu của bọn chúng. Lữ Gia mật bàn với các quan, đem cấm quân vào giết Cù Thị, Ai Vương và sứ Hán, rồi truyền hịch hạch tội bán nước của mẹ con Cù Thị. Lập Kiến Đức là con trưởng Minh Vương (mẹ là người Việt) lên ngôi xưng là Triệu Dương Vương...” 
.
Nghe xong, tôi cảm thấy ngậm ngùi làm sao, lại nghĩ đến từ năm 113 (TCN) đến nay là năm 2016 đã 2129 năm rồi, lịch sử lập lại lần nữa sao?! Tôi lại miên man suy nghĩ ngày xuân không thể băn khoăn ngậm ngùi, nhưng hoàn cảnh quê tôi hiện tại, không cho phép tôi quên dù dĩ vãn hay hiện tại. Tôi xin phép, được ghi ra đây tâm tư của mình qua bài thơ xuân Bính Thân, như thổ lộ nỗi niềm với bạn đọc, như để kết luận cho bài viết này: 
 .
Chúc Xuân tha thiết quê hương
 .
Mùi qua Thân đến chúc quang vinh 
“Thân-Dậu niên lai kiến thái bình” 
Năm mới hân hoan, tha thiết nghĩa 
Ngày xuân đầm ấm, chứa chan tình!
Quê hương, mong mỏi luôn gìn giữ
Quân Hán, quẩn quanh cố rập rình?!
Ngẫm nghĩ Mậu Thân, đau đớn hận?! 
Bính Thân, ao ước được khang ninh! 
 .
Ngày 6-2-2016
Nguyễn Lộc Yên
________________

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.