Hôm nay,  

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tiếp tục kêu gọi Tổng Thống Obama vận động trả tự do cho tù nhân đấu tranh nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng

1/17/201608:00:00(View: 4795)

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tiếp tục kêu gọi Tổng Thống Obama vận động trả tự do cho tù nhân đấu tranh nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng

.
(Garden Grove, CA)
Trong cố gắng tạo sự quan tâm về trường hợp tù nhân đấu tranh cho nhân quyền BùiThị Minh Hằng, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn một lần nữa yêu cầu Tổng Thống  Barack Obama giúp đỡ. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã liên lạc trước đây với Tổng Thống Obama vào Tháng 5, Năm 2015, và hy vọng   lập tức tạo được sự quan tâm trong trường hợp bà Minh Hằng hầu đưa đến sự trả tự do cho Bà.
.

“Nhân dịp sắp tròn 2 năm ngày bà bị bắt vào Tháng 2, Năm 2014, tôi nghĩ đây là lúc kêu gọi Tổng Thống  Barack Obama một lần nữa yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Bà Minh Hằng,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Tôi hy vọng Tổng Thống và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ  chuyển tiếp âm vang kêu gọi của chúng ta đến chính quyền Việt Nam hầu Bà Minh Hằng được trả tự do.”
.

Trong lá thư mới nhất, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn một lần nữa nhấn mạnh sự kiện giam bắt vô cớ và tuyên án tù Bà Minh Hằng 3 năm. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cũng chia sẻ với Tổng Thống  Obama  rằng Bà đã nhận lá thư do con trai Bà Minh Hằng gởi đến vài tuần sau khi Bà viết thỉnh thư yêu cầu Tổng Thống can thiệp thả Bà MinhHằng vào năm 2015. Trong lá thư, con trai Bà Minh Hằng là anh Trần Bùi Trung cảm ơn Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã nỗ lực vận động hầu đem lại sự tự do cho mẹ của anh. Chính lá thư này đã khích lệ Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tiếp tục vận động và tạo sự chú ý dư luận đối với trường hợp Bà Minh  Hằng bị bắt.”

“Bà Minh Hằng là một nhà vận động cho nhân quyền và không ngừng đấu tranh cho quyền tự do ngôn ngữ căn bản tại một quốc gia mà chính quyền thường xuyên đàn áp những tiếng nói đối lập,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Bà Minh Hằng xứng đáng được tự do và đoàn tụ với gia đình.”
.

Vận động trả tự do cho Bà Bùi Thị Minh Hằng rất quan trọng đối với Thượng Nghị Sĩ  Janet  Nguyễn vì sức khỏe của Bà Minh Hằng ngày càng suy thoái trầm trọng, kể từ khi Bà bị giam giữ. Trong suốt thời gian bị giam, Bà Minh Hằng còn bị các tù nhân khác ngược đãi và thường bị biệt giam.

Lá thư của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được gởi đến Tổng Thống  Barack Obama, đồng thời được gởi đến Ngoại Trưởng  John  Kerry, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt  Nam Ted Osius, và nhiều nhà lập pháp tại Quốc Hội Hoa Kỳ.


.
.

Reader's Comment
1/17/201616:24:12
Guest
Đáng mừng, cộng đồng người Việt cũng đã làm được một việc có ý nghĩa. Đó là góp phiếu cho một người Việt thuộc bên có truyền thống gìn giữ văn hoá HK, giá trị gia đình, sự tự do và có lập trường cứng rắn đối với cs.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.