Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Văn Thoại

12/01/201600:01:00(Xem: 5353)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Năm hằng tuần).
________________ 
.
NGUYỄN VĂN THOẠI
(1761 - 1829)
.
     Nguyễn Văn Thoại còn tên là Nguyễn Văn Thuỵ, quê phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, gia đình ông phải di cư vào Nam sinh sống, đến ở tỉnh Vĩnh Long. Năm 1777, Nguyễn Văn Thoại 16 tuổi, đến Ba Giồng (Định Tường) xin đầu quân, Nguyễn Ánh thu dụng.
 .
     Ông tận tuỵ phò Nguyễn Ánh, có khi thua trận bởi quân Tây Sơn, chúa tôi phải lặn lội ra đảo Côn Sơn, đảo Phú Quốc. Có lúc chúa tôi phải qua Xiêm (Thái Lan) nương náu ở quê người. Năm 1789, Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong “Khâm sai Thống binh cai cơ”. Sau đấy, cử ông Trấn thủ Lạng Sơn. Đến năm 1808, vào Nam Trấn thủ Định Tường.
Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Chân về Gia Định. Năm 1813, ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại bảo hộ Cao Miên, nên gọi ông là Bảo hộ Thoại. Năm 1816, ông được triệu về triều đình Huế. 
.
Năm 1817, ông nhận chức trấn thủ Trấn Vĩnh Thanh và bắt đầu lo việc đào kênh:
 - Năm 1818, ông chỉ huy đào con kênh Thoại Hà. 
 - Năm 1820, ông vâng mệnh vua Minh Mệnh đào con kênh Vĩnh Tế là kênh lớn nối liền Châu Đốc với Hà Tiên. Ông đã huy động hàng vạn nhân công liên tục đào ròng rã khoảng 4 năm (1820-1824) mới hoàn tất. Kênh Vĩnh Tế dài trên 87 cây số. Sau khi kênh Vĩnh Tế đào xong, rất tiện lợi cho việc thủy lợi và giao thông. Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế là Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông. Ông còn có công đắp đường sá và hướng dẫn khai khẩn vùng đất phía tây nam của đất nước.
.
     Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện ghi: “Sau khi Thoại Ngọc Hầu mất, quan Thị lang Tào Hình bộ là Võ Du đi dò xét ở Chân Lạp trở về đã tố cáo ông khi lĩnh chức Bảo hộ, ngày thường bắt dân Chân Lạp đi lấy gỗ đem về nộp mà không cấp tiền và đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản”. Vua Minh Mạng cho giáng chức ông xuống hàm ngũ phẩm, con trai ông tên là Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản của gia đình ông đều bị tịch thu và phát mãi.
.
     Sau này, vua Minh Mạng sai Lang trung Bộ Công là Lê Hựu đem sắc thư sang tuyên dụ vua Chân Lạp:“Việc quan Bảo hộ Nguyễn Văn Thoại quấy nhiễu dân, đã bị triều đình trị tội đừng bận tâm”. Vua Chân Lạp dâng biểu: “Năm trước, việc đi lấy gỗ táu đem nộp thì dân ở đây đã được lĩnh tiền và gạo của quan Bảo hộ Thoại cấp rồi”. Nhờ thế, vua Minh Mạng mới biết là ông không hề nhũng lạm dân. Võ Du bị phạt cách chức đày đi Cam Lộ (Quảng Trị). Dù vậy, mãi đến ngày 25-7-1924, vua Khải Định mới xét truy phong cho ông là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm!. 
.
     Ông mất vì bệnh tại Châu Đốc vào ngày 6 tháng 6 Kỷ Sửu (1829), nhân dân vô cùng cảm kích và tiếc thương. 
Lăng mộ của ông nơi chân núi Sam, toàn bộ khu lăng tẩm trông uy nghi. Bao bọc xung quanh là bức tường dày 1 mét. Sau phần mộ có tấm bia đá đề: “Vĩnh Tế Sơn”. Nhân dân thường gọi với một từ cung kính: “Lăng ông Thoại Ngọc hầu”. Dân chúng hàng năm, làm lễ kỷ miệm vào ngày 6 tháng 6 âm lịch. Ông được phong Ngọc hầu, khi còn phò chúa Nguyễn, nên người ta còn gọi ông là Thoại Ngọc hầu. 
.
 *- Thiết nghĩ: Thoại Ngọc Hầu là một vị tướng tài, là một trong những công thần hàng đầu của vua Gia Long. Công lao của ông được dân chúng luôn biết ơn qua các công trình ông đã xây dựng, nhất là kinh Vĩnh Tế, những công trình của ông được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới tại miền Nam. Đối với người dân các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, ngay khi ông còn sinh thời, Thoại Ngọc Hầu đã được xem là vị thần hộ mệnh. Ông là vị quan thanh liêm, nhưng vua Minh Mạng thiếu sáng suốt đã phủi sạch tấm lòng son sắt vì dân vì nước của ông!.
.
Cảm phục: Thoại Ngọc Hầu
 .
Kinh Vĩnh Tế, công Thoại Ngọc Hầu
Ruộng nương khai khẩn để nghìn sau
Công trình xây dựng, luôn nhung nhớ
Cung kính “Lăng Ông”, ghi khắc sâu!
.
Nguyễn Lộc Yên  

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày tháng  vừa qua, xã hội VN đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.