Hôm nay,  

Các chiến lược tăng trưởng nửa vời

21/12/201512:32:00(Xem: 3079)
Các chiến lược tăng trưởng nửa vời

Michael Spence  

Đỗ Kim Thêm dịch

Vào thời điểm tăng trưởng kinh tế ảm đạm, các nước trên thế giới đang cố gắng xây dựng và thực hiện các chiến lược thúc đẩy và duy trì sự phục hồi. Một từ khóa chủ yếu là chiến lược. Để thành công, giới hoạch định chính sách phải đảm bảo thực hiện trong một chương trình toàn diện hợp lý về các biện pháp mở rộng kinh tế, thúc đẩy đầu tư công, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng niềm tin nơi thị trường và động lực khích lệ trong việc phân bổ nguồn lực. Chỉ theo đuổi một số trong các mục tiêu này thì rõ ràng là tạo ra các kết quả kém cỏi.

Trung Quốc đem lại một ví dụ đáng nói. Trước khi Đặng Tiểu Bình tung ra chính sách "cải cách và mở cửa" vào năm 1978, Trung Quốc có một mức độ đầu tư tương đối cao trong khu vực công. Nhưng nền kinh tế kế hoạch tập trung thiếu các động lực khích lệ cho thị trường và phần lớn là còn khép kín đối với các thị trường lớn về hàng hóa, đầu tư và công nghệ của nền kinh tế thế giới. Kết quả là mức doanh thu trong lĩnh vực đầu tư công là khiêm tốn nhất, và thành tựu kinh tế của Trung Quốc là bình thường.

Sự chuyển hoá kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu trong những năm của thập niên 1980 với việc du nhập các động lực khích lệ cho thị trường trong  khu vực nông nghiệp. Những cải cách này đã được theo sau là việc mở cửa tuần tự cho nền kinh tế thế giới, một tiến trình đã tăng tốc trong những năm đầu của thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế tăng trước, và mức doanh thu trong đầu tư công tăng cao theo. Ngay sau khi các cuộc cải cách được thực hiện, mức tăng trưởng hàng năm đạt trên 9% của Tổng Sản Lượng Nội Địa.

Chìa khóa cho một chiến lược tăng trưởng thành công là phải đảm bảo cho các chính sách củng cố và tăng cường lẫn nhau. Ví dụ như tăng doanh thu trong lĩnh vực đầu tư công - điểm quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch tăng trưởng nào - đòi hỏi các chính sách và các điều kiện bổ sung cho nhau trong các lĩnh vực từ phân bổ các nguồn lực cho đến bối cảnh của thể chế. Xét về tính hiệu quả thì toàn bộ của chính sách sẽ đem lại kết quả nhiều hơn là từng phần của từng chính sách cộng lại.

Tất nhiên, một bảng danh mục tổng hợp cụ thể của các chính sách thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển của một nước; những năng động tăng trưởng trong giai đoạn đầu tiên của một nước rõ ràng là có khác khi so với những năng động tăng trưởng của các nước tiên tiến và các nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng các điều kiện tiên quyết phải thực hiện là giống nhau. Như một nước đang phát triển, Trung Quc chỉ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng khi thực hiện được một chính sách toàn diện, hiện nay các nước tiên tiến đang tranh đấu để khôi phục lại một mô hình tăng trưởng bền vững đã phát hiện rằng toàn bộ chính sách chưa hoàn chỉnh tạo ra mức phục hồi chậm, tiềm năng tăng trưởng và tạo ra việc làm còn ở mức độ thấp.

Chúng ta hãy xét đến các thành quả sau cuộc khủng hoảng của Liên Âu và Hoa Kỳ. Mặc dù cả hai đã có cùng các vấn đề, Hoa Kỳ đang thực hiện tốt hơn một chút (dù Hoa Kỳ vẫn còn phải đối phó với những thách thức lớn trong việc tạo ra việc làm có mức thu nhập trung bình).

Sự khác biệt không phải là Hoa Kỳ đã tung ra một biện pháp vực dậy tài chính tập trung vào đầu tư trong khu vực công; không có loại kích hoạt như vậy được thực hiện, mặc dù nhiều nhà kinh tế, trong đó có tôi, tất cả đều tin rằng biện pháp này sẽ tạo ra một sự hồi phục nhanh hơn và một tình trạng tăng trưởng dài hạn sẽ mạnh hơn. Cũng không có sự khác biệt trong tính hiệu quả thuộc về chính trị lớn hơn; có một thiểu số nói rằng chính phủ Hoa Kỳ hiện nay đang hoạt động tốt, dù đứng trước sự phân hoá trong các đảng phái ngày càng nhiều và bất đồng càng gay gắt về vai trò của chính quyền,

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã được hưởng lợi từ hai yếu tố: tính linh hoạt về mặt cấu trúc và tính năng động nhiều hơn so với châu Âu, và việc ủy nhiệm cho Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ rộng lớn hơn, cơ quan này đã theo đuổi một chính sách tiền tệ gây nhiều công hãm hơn khi so với Ngân hàng Trung ương châu Âu. Mặc dù các nhà phân tích nhìn khác nhau về tầm quan trọng tương đối của hai yếu tố này - và thực tế, rất khó mà cân nhắc cả hai - có thể yên tâm mà nói rằng cả hai yếu tố này đóng một vai trò trong việc tạo thuận lợi cho sự phục hồi của Mỹ.

Châu Âu hiện nay đang đặt cược lớn vào sự gia tăng đầu tư trong khu vực công, họ sử dụng việc kết hợp các biện pháp tài trợ cho toàn Liên Âu và các chương trình đầu tư trong từng quốc gia, có lẽ kèm theo sự bổ sung các quy định tài chính của Liên Âu. Đứng trước tình trạng đầu tư chưa đúng mức trong khu vực công là một nguyên nhân phổ biến của mức tăng trưởng dưới trung bình, nên đây là một bước đi đúng hướng.

Nhưng đầu tư công là không đủ. Nếu không có cải cách cấu trúc bổ sung nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân và canh tân - và do đó nó cho phép các nền kinh tế thích ứng và cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu do công nghệ làm chủ đạo - thì một chương trình đầu tư công sẽ có một tác động yếu cho tăng trưởng, làm thất vọng. Thay vào đó, dùng nợ đtài trợ cho các chương trình đầu tư công sẽ tạo vực dậy trong ngắn hạn, mà sự bất ổn tài chính (ngân sách) trong dài hạn sẽ là một cái giá phải trả.

Vấn đề là các cải cách cấu trúc có tiếng là rất khó thực hiện. Để bắt đầu, các cải cách này gặp phải đề kháng chính trị do những người thua cuộc trong ngắn hạn, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp và các khu vực do các biện pháp sơ cứng hiện nay bảo hộ. Hơn nữa, để đảm bảo rằng những cải cách như vậy cuối cùng sẽ mang lợi cho tất cả mọi người, người ta phải có một loại văn hóa mạnh mẽ của niềm tin và lòng quyết tâm ngăn chặn mọi sự dàn xếp uyển chuyển hơn để nhằm tạo ra các lạm dụng.

Cuối cùng, các cải cách cấu trúc cần có thời gian để mang lại hiệu ứng. Điều này đặc biệt là đúng trong khu vực dùng tiền euro, - khi các thành viên của khu vực này chấp nhận dùng chung một loại tiền tệ -, họ đã từ bỏ một công cụ quan trọng để thúc đẩy cho tiến trình, đó là các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp trong các nền kinh tế có các mức độ năng suất khác nhau.

Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Liên Âu, mới đây đã lập luận là vì do các chính sách làm chậm tăng trưởng của từng nước thành viên trong khối Liên Âu có tác động ngoại vi tiêu cực có lẽ các nước này không nên có một quyền kiểm soát vô giới hạn trong một vài lĩnh vực nhất định của chính sách. Dù thẩm quyền giám sát tài chính của các nước thành viên đã bị giới hạn thông qua sự tập trung của các quy định về luật ngân hàng và cơ chế về nghị quyết, đề xuất của Draghi có hiệu ứng sâu rộng hơn.

Người ta tự hỏi nếu đề nghị của Draghi có khả thi về mặt chính trị trong bối cảnh Liên Âu không. Ngay cả khi nếu có, liệu có cần thiết không? Các nền kinh tế có các đơn vị nhỏ mà nó thay đổi một cách đáng kể về các mặt hiệu quả kinh tế, mức tăng trưởng và tính năng động. Thật vậy, sự khác biệt trong phm chất của việc điều hướng và các chính sách dường như còn kéo dài, ngay cả khi mà các nền kinh tế thực hiện khá tốt trong tổng thể.

Có lẽ một phần trong câu trả lời là phải ngăn chặn các đơn vị nhỏ đang làm trì trệ về các cải cách - trong trường hợp của Liên Âu đó là các nước thành viên – Nhưng tập trung hoá phải trả bằng một cái giá của nó.

Đứng trước những rủi ro cố hữu trong cuộc đua để đạt đến một tình trạng đồng thuận về chính sách, việc chuyển dịch lao động - mà cả hai tạo điều kiện cho vốn con người có giá trị hơn, đặc biệt nhất là giới trẻ có được giáo dục tốt, cho phép họ rời khỏi các vùng tụt hậu để đến những nơi có các cơ hội tìm việc làm tốt hơn và nhiều hơn - đây có thể chứng minh là một công cụ quan trọng cần điều chỉnh.

Hiện nay, tình trạng chuyển dịch lao động chưa thực hiện tốt trong Liên Âu. Nhưng, với huấn luyện về ngôn ngữ và thực hiện một cái gì đó giống như “Chiến lược Lisbon cho Tăng trưởng và Nhân dụng“ (trong đó nhằm tạo ra một "nền kinh tế liên tục học hỏi" đầy sáng tạo, nó dựa trên một nền tảng của chính sách môi trường và đoàn kết xã hội), mức di động có thể được nâng cao.

Nhưng mức chuyển dịch lao động càng nhiều hơn không phải là một loại thuốc để chữa bách bệnh. Khi có các yếu tố khác của một chiến lược tăng trưởng, nỗ lực đẩy mạnh hỗ tương là cách duy nhất để đạt được thành công. Có được nửa ổ bánh mì còn tốt hơn là không có, nhưng có một nửa các thành phần gia vị không thể tạo ra một nửa kết quả hằng mơ ước.

  ***

Michael Spence đoạt giải Nobel vê Kinh tế, Giáo Sư Kinh Tế học của NYU Stern School of Business và là tác giả The Next Convergence – The Future of Economic Growth in a Multispeed World.

Nguyên tác: Haft-a Loaf Growth

http://www.project-syndicate.org/commentary/economic-growth-strategies-by-michael-spence-2015-01




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.