Hôm nay,  

Hồ Vô Can Hay Có Phần Trách Nhiệm Với Đám “cháu Ngoan” Của Hồ?

06/12/201500:02:00(Xem: 5654)
Hồ Vô Can Hay Có Phần Trách Nhiệm
Với Đám “Cháu Ngoan” Của Hồ?
.
Le Nguyen

.
Thời a còng (@) có nhiều bí mật lịch sử “được” lẫn “bị” bật mí và với các công cụ thông tin hiện đại đã phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Không dừng lại ở đó, các phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng đã làm vô hiệu hoá, làm phá sản các bài bản lý luận bịa đặt, hư cấu của các viện sĩ trong cái gọi là học viện chính trị  quốc gia Hồ Chí Minh.
.

Cũng như nhờ vào kỹ thuật truyền thông hiện đại giúp cho nhiều người Việt Nam biết cộng sản quốc tế hay nói chính xác hơn là tình báo Hoa Nam đã tiếp tay tô vẽ hào quang huyền bí, giả tạo cho Hồ Chí Minh qua việc hổ trợ, phổ biến cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Hồ tự biên soạn, tự diễn tả mình có đủ mọi đức tính tuyệt vời như chân thành, ngay thẳng, hy sinh, nhân ái, yêu nước, thương dân...

Trong cuốn tự truyện dười bút danh Trần Dân Tiên, Hồ tự bốc thơm mình, Hồ luôn viết hoa chữ NGƯỜI mỗi khi nhắc đến mình như là gã Trần Dân Tiên “vô danh tiểu tốt”đại diện khối đại đa số nhân dân bày tỏ lòng tôn kính tuyệt đối nhằm thần thánh hóa “con người ngoại hạng” tài đức song toàn không hề có thật của Hồ Chí Minh.
.

Phải nói rằng chỉ cần có đầu óc trung bình thì ai cũng có thể nhận ra là ngay thời điểm Hồ xuất hiện như “ông tiên hiền dịu” theo lời văn tả tình “sướt mướt”của Trần Dân Tiên,  lúc Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, với nội dung vay mượn ý tưởng tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền của cách mạng Pháp. Vào thời điểm 02/09/1945 lúc Hồ lần đầu xuất hiện trước công chúng, hầu hết người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, có mấy ai biết Hồ Chí Minh là cha căng chú kiết nào đâu thì làm gì có cảnh như Trần Dân Tiên diễn tả tâm tư tình cảm của người dân thủ đô dành cho Hồ như Trần Dân Tiên vẽ vời, diễn tả dưới đây:
.

“...Nhân dân mong đợi cụ Hồ Chí Minh. Mặc dầu đang ốm, cụ Hồ quyết định về với nhân dân thủ đô...Đối với Hà Nội, ngày mồng 2 tháng 9 không những là một ngày vẻ vang của Độc Lập mà còn là một ngày đáng yêu vì ngày hôm đó lần đầu tiên thủ đô Hà Nội được “mắt thấy” người con yêu quý nhất của dân tộc Việt Nam...

Nhưng cảm động hơn cả là khi nhân dân thấy chủ tịch HCM đến, người mà nhân dân hằng yêu mến, khâm phục, kính trọng và lần đầu tiên nhân dân mới được thấy… nhân dân nhận thấy chủ tịch giản dị, thân mật như một người cha hiền về với đám con.

Từ xa tôi thấy Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Chủ Tịch đội mũ vải đã ngả màu vàng vì mưa gió, đi một đôi dép cao su, mặc một bộ quần áo kaki... Khi Chủ Tịch bắt đầu đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập giọng sang sảng của Chủ Tịch còn nhắc lại rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích.

Đọc xong một đoạn và giữa tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt, Chủ Tịch nói: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Câu hỏi giản đơn này làm tiêu tan tất cả những cái gì còn xa cách giữa Chủ Tịch và nhân dân và làm thành một mối tình thắm thiết kết chặt lãnh tụ và quần chúng. Với câu hỏi lạ lùng này, không một ai ngờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trừ bỏ tất cả lễ tiết, tất cả hình thức. Chủ Tịch trở thành “Cha Hồ” của dân tộc Việt Nam...”

Để hổ trợ tình báo Hoa Nam hoàn thành nhiệm vụ hư cấu thần thánh hóa, tô vẽ huyền thoại Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản Việt Nam cùng với tuyên giáo trung ương đảng và đám văn nô, bồi bút, bút nô  sử dụng hệ thống tuyên truyền tiếp tay cho Hồ tiếp tục bốc phét Hồ, phổ biến cuốn tự truyện đơm đặt thứ hai có tên là “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện”.
.

Hai cuốn tự truyện ra đời vào hai thời điểm khác nhau nhưng nội dung đều nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi Hồ, tạo hình tượng đẹp cho Hồ nhập vai cha già dân tộc, làm “thánh” của dân tộc Việt Nam.

Nội dung cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” thì Hồ nhập vai nhà báo Trần Dân Tiên, tìm gặp phỏng vấn những người từng quen biết “anh Ba, ông Nguyễn” trong những năm lưu lạc xứ người mưu sinh với nghề rửa bát trên tàu viễn dương, thợ làm bánh, thợ chụp ảnh, làm báo, làm thông ngôn...Riêng cuốn tự truyện “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” thì Hồ nhập vai T.Lan, một cán bộ tháp tùng Hồ trong chiến dịch giải phóng biên giới Việt-Trung trong giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và cán bộ “Hồ” được nghe bác “Hồ” kể lại nhiều câu chuyện khác nhau về Hồ Chí Minh trên suốt quãng đường đi công tác cùng nhau!  
.

Lần theo dấu vết của Hồ kể chuyện trong hai cuốn tự truyện lố bịch, giả danh người khác tự bốc thơm cứt của mình, Hồ còn được văn nô, bồi bút, báo nô nâng bi Hồ bằng mồm không sợ dơ miệng, Vớ được bất cứ thứ gì, kể cả cứt đái, máu me... chúng cũng đều le lưỡi liếm, hít hà khen ngon và xem như là thánh ngôn, thánh thi, là tư tưởng vĩ đại qua các câu thơ, câu văn, lời nói thô thiển tục tĩu, ba sàm ba đế đến độ tầm thường như:”...Hòn đá to, hòn đá nặng...một người khiên, khiên không đặng... Ôi khổ nào hơn mất tự do, đến buồn đi ỉa cũng không cho...các cháu kinh nguyệt có đều không?...các cháu có buồn đi tiểu không, bác chỉ chỗ cho mà đi...”
.

Sự thật thì những mảng nhỏ “tư tưởng” vừa kể cũng chưa ghê sợ bằng tư tưởng quỷ quái bịa chuyện, vú cáo, tố điêu của Hồ trong các bài luận văn “ Giấc Ngủ Mười Năm, Điạ Chủ Ác Ghê...” Những tư tuởng quái đản, phi nhân tính trong hai bài viết này của Hồ đã trở thành hình mẫu, thành tư tưởng nồng cốt cho đám cháu ngoan của Hồ học tập làm theo trong cải cách ruộng đất vào thập niên 50S của thế kỷ trước..
.

Dựng chuyện tố điêu, giết người man rợ đủ kiểu, đủ cách của tư tưởng, đạo đức Hồ đã được nhân chứng sống Đặng Văn Huy, thân nhân của nạn nhân cải cách ruông đất, tận mắt chứng kiến cảnh tang tóc chết chóc, mùi tử khí bao trùm do Hồ gieo rắc phủ xuống làng quê Việt Nam, kể lại như sau:


.

“...Ngay trước mặt chúng tôi là một cái lễ đài mới được dựng lên để ông chánh tòa và bồi thẩm đoàn ngồi trên hai hàng ghế phía sau hai cái bàn lớn đặt kề nhau. Phía sau lưng hàng ghế ông chánh tòa ngồi là một cái phông bằng vải màu xanh xi lâm của Trung Quốc, có một dòng chữ thật lớn: TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐẶC BIỆT XÃ ĐỨC LÂM. Phía trên hàng chữ đó là các bức ảnh lãnh tụ như Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Bun Ga Nin, Kim Nhật Thành… được treo khá trang trọng. Phía trên hàng ảnh các vị lãnh tụ là hai lá cờ lớn: cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm..


...Địa chủ Đặng Đình Báu! Mày có biết tao là ai không? Mày còn nhớ năm 1932 khi tao đi ở cày ruộng cho mày, đêm nào mày và vợ mày cũng bàn nhau chuyện bán ruộng cho Cửu Hạnh để lấy tiền tiếp tế cho thằng Trung đang theo bọn quốc dân đảng phản động tại Kon Tum, mày có nhớ không, hả?


...Mày tưởng bấy lâu nay, thằng Trung và thằng Bắc con của mày theo bọn quốc dân đảng phản động dưới danh nghĩa tỉnh ủy viên CS để phá hoại cách mạng từ bên trong mà che được mắt của đồng bào sao? Mày hãy thành khẩn nhận tội đi để được cụ Hồ khoan hồng, hoặc là mày sẽ bị xử tử đó! Chọn đi!


- Dạ, con biết ông là Chưởng rồi ạ! Đội xử tử con cũng được nhưng ông nói sai thì con không thể nào nhận được ạ! Các con của con dù phải chết chúng cũng chỉ đi theo cụ Hồ và cách mạng thôi, chứ không bao giờ đi theo bọn quốc dân đảng phản động đâu ạ!...


...Đã đảo tên quốc dân đảng phản động Đặng Đình Báu ngoan cố! Kiên quyết bắt địa chủ Đặng Đình Báu phải đền tội! Hồ chủ tịch muôn năm! Mao chủ tịch muôn năm!...

...Mẹc cũng đã có một thời làm con ở trong nhà cố Cửu, nên khi nghe thẩm phán Bùi Thị Mẹc đọc bản cáo trạng về các tội của mình, cố Cửu Hạnh trông vẫn bình tĩnh vì có lẽ cố đã nghĩ là thế nào mình cũng sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của Hồ chủ tịch...

...Bắc ơi, việc con kiên quyết không nhận những tội mà mình đã không làm là hoàn toàn đúng, con ạ! Cha bắt chước người khác nhận tội để được hưởng chính sách khoan hồng của cụ Hồ là sai thật rồi! Cha biết, đằng nào thì cũng sẽ phải chết nên cha đã quyết định tự chết chứ quyết không để cho bọn dối trá dơ bẩn đó bắn vào người mình, các con ạ! Vĩnh biệt các con!...”
.

Trích đoạn trên diễn tả lại quang cảnh đấu tố các nạn nhân cải cách ruộng đất tiêu biểu do Hồ Chí Minh làm theo lệnh Nga-Tàu. Giờ thì ai cũng biết Hồ là chính phạm, qua bút tích của bức thư Hồ gởi cho Staline, kèm theo kế hoạch thực hiện cải cách ruộng đất, có các đồng chí Trung Quốc tham gia hợp soạn là sự thật tội ác không thể chối cãi của tên cộng sản khát máu Hồ Chí Minh..

Dù rằng những câu chuyện tưỏng tượng bịa đặt tố điêu hay giết người man rợ thú tính trong cải cách ruộng đất rất kinh khủng, rất rùng rợn nhưng nó không rùng rợn, không nguy hại bằng những gì mà tên đầu têu Hồ bày ra cho đám cháu ma quỷ của Hồ gieo rắc hơn 70 năm qua cho dân, cho nước Việt Nam và tội ác này vẫn còn đang tiếp diễn...  
.

Ngày nay tư tưởng, đạo đức cách mạng của dựng chuyện, bịa đặt tố điêu, giết người dã man, tàn bạo, độc ác đến độ lạnh lùng do Hồ truyền dạy, phát tán đã trở thành phổ biến trong tư duy, nhận thức của đám cháu ngoan lãnh đạo ban ngành các cấp trong đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Thú tính trong đám cháu ngoan các loại, có phần vượt trội hơn cả “cha già” của chúng ở khoản ra rả rao giảng đạo đức cách mạng nhưng tàn ác, khát máu không thua kém Hồ Chí Minh: “...không có tội đánh cho có tội...có tội đánh cho chừa...thà giết lầm hơn bỏ sót...” là nỗi ám ảnh kinh hoàng thường trực trong cuộc sống của người dân lương thiện Việt Nam.
.

Cụ thể là những năm tháng đảng, nhà nước phát động phong trào học tập làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh khiến “tâm tư tình cảm” của đám côn an côn đồ, cháu ngoan của Hồ nở rộ nên chúng đã gây ra các vụ giết người, các vụ án oan sai năm sau nhiều hơn năm trước. Trong các trại tạm giam tạm giữ các hung thần côn an, chúng giết người với các màn tra tấn, nhục hình man rợ, với mớm cung, dụ cung, ép cung, bức cung tạo ra án oan sai để đạt thành tích phá án nhanh nhất thế giới- một thành tích kỳ quái, ghê tởm của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
.

Bao năm qua, bản sao thành tích cải cách ruộng đất của đám lâu la thú vật côn an không tính người đã cướp đi mạng sống của hàng trăm mạng người, hàng chục vụ án oan sai trong các vụ án giết người và không biết có bao nhiêu người bị tra tấn chết đi sống lại đã phải nhận tội để tìm đường sống trong cái chết. Rất có khả năng trong số những người bị buộc tội do bị nhục hình bức cung, có báo chí lề dân, lề dảng đồng loạt loan tải rầm rộ, là để cán bộ lãnh đạo thăng quan tiến chức, là để “thế mạng” cho các con cái, thân nhân của các đại gia, của các quan chức lãnh đạo đảng, nhà nước như vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Hồ Duy Hải ở Long An, Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng, Lê Văn Mạnh ở Thanh Hóa, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận...và còn bao nhiêu vụ việc oan sai như thế không được dư luận xã hội quan tâm biết tới?...
.

Sự thật là nếu không có cộng sản quốc tế thì không có “nhân vật thần thoại” Hồ Chí Minh và không có Hồ Chí Minh thì Nga-Tàu không có tên tai sai đắc lực “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” để nhuộm đỏ Việt Nam và biến Việt Nam thành trại tù của chế độ côn an trị, với sặc mùi tử khí khủng bố phủ trùm, đè nặng lên mọi mặt đời sống người dân Việt Nam.

Thế thì với các tội ác, với sự bạo tàn của đám cháu ngoan tham tàn, khát máu nắm độc quyền sinh sát trong tay do Hồ sản sinh ra thì tội ác làm con người suy đồi, xã hội băng hoại, đất nước tan hoang... có phần trách nhiệm của Hồ hay Hồ vô can trong các tội ác đã đang diễn ra gây hâu quả nghiêm trọng trên đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày hôm nay?


.
.

Ý kiến bạn đọc
07/12/201505:36:13
Khách
hy bong ông Nguyễn ngoc Lập có cơ hội để đoc bải nầy!
06/12/201515:08:24
Khách
mong ông Nguyễn ngọc Lập có cơ hội đọc bải nầy và suy nghĩ về việc làm của ông
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.