Hôm nay,  

Phản Quốc và Phản Động

10/11/201500:00:00(Xem: 7138)

Trong suốt thời gian trước, trong, và sau chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, người ta nghe liên tục 2 chữ Phản Quốc và Phản Động. Có người đặt hẳn thành câu hỏi "Không theo Phản Quốc là Phản Động?", hay "Nên đứng theo Phản Động hay ngồi cùng Phản Quốc?"

Trước hết AI phản quốc? Ta có nhìn một cách rất khách quan về bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào khi có kẻ đang chiếm đảo nước mình rồi xây thành căn cứ quân sự để chiếm luôn biển, đang bắn giết đồng bào mình hàng ngày, hàng tuần, tức máu ĐANG đổ, nhưng lại đón tiếp kẻ đó như quốc khách với 21 phát đại bác và yến tiệc linh đình, thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Cũng vậy, bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào một khi đã biết nước mình càng lệ thuộc vào một nước khác càng thụt lùi với vận tốc khủng khiếp, bị qua mặt bởi những nước trước kia đói nghèo hơn mình nhiều, nhưng nhất quyết không những không dừng lệ thuộc mà còn lao nhanh, phóng xa hơn nữa vào con đường giao thêm chủ quyền cho ngoại bang, mừng rỡ nuốt thêm cái lưỡi câu "1 tỉ nhân dân tệ", thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Còn chữ nào khác để diễn tả loại chính phủ đó ngoài chữ "Phản Quốc" không? Rõ ràng họ đang phản lại sự sống còn của quốc gia và dân tộc.

Vậy còn AI là thành phần phản động ? Tức ai là những người đang đi ngược? Xin thưa họ là những loại người sau đây:

- Những ai vạch trần sự gian xảo của trò vừa mua vũ khí lớn vừa tuyên bố "cương quyết không để đụng độ vũ trang xảy ra", tức thề hứa sẽ không dùng, và như thế xóa ngay tác động ngăn chận, ngăn ngừa chiến tranh của vũ khí; hoặc sự gian xảo của trò xin tàu tuần duyên của Nhật nhưng mời Trung Quốc vào mở thêm những khu biệt lập tại những vùng bờ biển hiểm yếu như Vũng Áng; hoặc trò mua hỏa tiễn Israel để hướng ra biển nhưng cho Bắc Kinh lên tận Nóc nhà Đông Dương đặt căn cứ. Ai dám vạch trần sự thật đó đều là Phản Động vì đi ngược với "chủ trương lớn" của Đảng.

- Những ai không chấp nhận coi Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là chuyện đã rồi, đã mất; Không chấp nhận luận điệu hèn kém, đùn đẩy cho con cháu trăm năm nữa giải quyết. Tấm gương mất vĩnh viễn Quảng Đông, Quảng Tây của cha ông ta vào tay Trung Quốc là tấm gương chưa mờ. Vì vậy, ai bảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là trách nhiệm của chính chúng ta đều là Phản Động vì đi ngược với chính sách "Trung-Việt hòa hiếu" của Đảng.


- Những ai thà chấp nhận đổ máu mình trên đường phố vì côn an chứ không muốn đứng nhục nhã trên thảm đỏ đón rước Tập Cận Bình; Những ai còn nghĩ tới dòng máu đỏ của ngư dân Việt khi nhìn cảnh lãnh đạo Đảng nâng rượu đỏ chúc mừng Tập thiên hoàng. Họ đều là Phản Động vì còn quá xót xa những giọt máu Việt Nam.

- Những ai muốn ói mửa khi nghe chữ "đại cục" từ miệng Tập Cận Bình - cái đại cục cho phép Trung Quốc tiêu hóa dần một nước Việt yếu đuối và liên tục tụt hậu về mọi mặt, ngay cả so với Miến, Miên, Lào; Những ai không tự bịt tai giả vờ điếc về lời họ Tập nói tại Mỹ (trước khi đến Việt Nam) và tại Singapore (ngay sau khi rời Việt Nam) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại, trong lúc cả dàn lãnh đạo đảng và mấy trăm nghị gật vẫn long lanh mắt biếc mơ ước "Đồng chí Tập sẽ có hành động đi đôi với lời nói" tại Quốc Hội. Ai dám nói thẳng sự ngây thơ đó chỉ là lớp sơn che đậy lòng gian trá và đê hèn, dĩ nhiên đều là Phản Động.

Nếu phản động được định nghĩa như trên thì người Việt nào cũng có thể vỗ ngực rằng: Phản Động đã ngấm vào máu người Việt Nam. Cha ông Việt với truyền thống 5000 năm Phản Động đã liên tục xả thân giữ gìn mảnh đất này cho cháu con, chỉ ngoại trừ những kẻ ôm "đại cục" như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ...

Nhưng cũng có người hỏi: thế tôi không theo bên nào hết, chỉ ngồi yên thì sao? Xin thưa đó chính là điều mong muốn lớn nhất của lãnh đạo đảng, với những luận điệu quen thuộc như "Chuyện lớn hãy để đảng và nhà nước lo", "Trung Quốc có làm thế thì cũng chỉ là yêu cho roi cho vọt", "Đừng làm phức tạp tình hình", ... và thế là chủ quyền đất nước ngày càng rơi vào tình trạng nguy ngập hơn. Vì vậy không thể nói cách nào khác: ngồi yên chính là đồng ý phản quốc.

Vận mạng đất nước và dân tộc hôm nay đặt mỗi người Việt Nam chúng ta trước hai, và chỉ hai, chọn lựa với lương tâm: PHẢN QUỐC hay PHẢN ĐỘNG.

Ý kiến bạn đọc
12/11/201502:26:38
Khách
Bài viết lý luận đúng. Lòng dân đâu thích Đảng CS và Nhà nước đón ông Tập cận Bình trịnh trọng vậy đâu. 21 phát đại bác là để chào đón là quá lố. Chắc lúc này CS có nhiều tiền quá nên chơi ngông. Dân họ biểu tình chống mà sao lảnh đạo lại làm vậy. Thiệt là trái với lòng dân, tức là không hợp với ý Trời rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý gia hạn hiệu lực của Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc và Nga năm 2001. Đây là một quyết định quan trọng để cho hai nước có cơ sở đến gần nhau hơn trong việc thực hiện các chiến lược hợp tác kinh tế và chính trị. Nhưng trong mối quan hệ đối tác mới này không có nghĩa là cả hai nước không còn các vấn đề tranh chấp.
Tìm hiểu cấu trúc của Vũ Trụ đã gặp những hiện tượng dị thường, khó tưởng tượng. Xem cách Vũ Trụ vận hành còn thấy nhiều chuyện bất ngờ, lý thú hơn. Ta bắt đầu bằng cái nhỏ nhất trong trời đất: sự “vận hành” của một vi phân tử. Hệ thống giao thông kỳ diệu, chi chít đường hầm trong lòng Vũ Trụ đã thấy rồi, thử xem vi phân tử – thí dụ vi phân tử radio – ngược xuôi “di hành” trong đó như thế nào? Có người gọi, bạn cầm điện thoại, mở đầu bằng hai tiếng: “A-lô!” thường dịu dàng. Chuyện ấy tầm thường, quen thuộc đến độ không ai thắc mắc: Người gọi ở cách ta hàng trăm, hàng ngàn dặm vẫn nghe rõ mồn một! Sao mình A-lô “to” dữ vậy? Nếu lỡ thắc mắc ngớ ngẩn thế thì trực giác và những kiến thức khoa học sẵn có giải thích liền: Điện thoại biến tiếng nói thành sóng radio lan đến các tháp truyền sóng, lan tới vệ tinh, rồi lan tỏa phủ xuống vị trí của người nghe. Giản dị thế thôi, phần rắc rối, phức tạp nằm trong cấu trúc của điện thoại di động, trong vệ tinh, tháp nhận và chuyển
Hơn ai hết, đức Giáo Hoàng Francis là người thường thực hành điều này khi quỳ hôn hay ôm chân những người khác. Há không phải như lời trích trong "Thư gởi tín hữu Phi-líp-phê" đã dẫn bên trên hay sao? Đó là hành động khiêm cung, tôn vinh người khác bằng cách tự hạ mình xuống, cho dù đang ở một vai trò quan trọng. Hành động của tổng thống Joe Biden cũng mang cùng ý nghĩa như vậy.
Trận đấu kết thúc sau 120 phút! Anh đánh bại Đan Mạch 2-1 và bước vào trận chung kết EURO 2021! "Tam Sư" (Đội tuyển Anh) là đội chiếm ưu thế trong hiệp phụ và dồn ép Đan Mạch để có cơ hội làm bàn thắng, nhưng cuối cùng phải cần đến một quả phạt đền gây tranh cãi, được Kane chuyển thành bàn thắng. Sau đó, người Đan Mạch tận dụng sức lực cuối cùng của mình và cố gắng gỡ hòa, nhưng Southgate-Elf đã kiên trì bảo vệ các cuộc tấn công cho đến cuối cùng.
Trong cuộc tụ tập cuối tuần qua tại Florida, Donald Trump đã vô tình thừa nhận các cáo buộc của văn phòng biện lý Manhattan với giám đốc tài chính (CFO) và tập đoàn của mình khi phát biểu rằng, các quyền lợi bên lề (fringe benefit) là bình thường, hãng nào cũng áp dụng nên cuộc truy tố của New York vào tập đoàn của ông ta mang mục đích chính trị. Đó cũng là điều mà hầu hết người ủng hộ Trump đã tin và lặp lại.
Lời giới thiệu: Nhận dịp kỷ niệm 100 năm ngày đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (01/07/1921 – 01/07/2021), Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đọc diễn văn dài hơn 1 giờ, phần lớn tập trung vào những vấn đề nội bộ, nhưng ông cũng không giấu tư tưởng sẽ cương quyết chống lại các thế lực thù nghịch với Trung Quốc bất cứ từ đâu đến. Để hiểu rõ hơn về nội dung bài diễn văn quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với Tiến sỹ, Giáo sư huân công (Professor Emeritus), Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Và ông Tập đã nuôi dưỡng quyết liệt tinh thần sùng bái. Trong những ngày này, trên trang nhất của tờ báo Nhân dân Nhật báo có tràn ngập các bài vở về các hoạt động và sắc lệnh cá nhân của ông Tập. Gần đây, để đánh dấu một trăm năm của đảng, tài liệu lịch sử giản lược của ĐCSTQ được phát hành, dành một phần tư nội dung để nói về tám năm cầm quyền của ông Tập, trong khi chỉ dành một nửa chổ cho bài viết về Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thực sự của Đảng.
“Đó là một mùa đông dài, nhưng những đám mây đã bay đi. Chúng ta chưa tới lằn mức cuối cùng, nhưng mùa hè thì chưa bao giờ được cảm thấy tràn đầy lạc quan như vầy. Và không khí có mùi ngọt ngào hơn nếu không có khẩu trang của chúng ta?” theo Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden phát biểu tại quê nhà của bà ở Philadelphia hôm Chủ Nhật, giới thiệu thông điệp của phu quân của bà sẽ được đọc tại Bạch Ốc đánh dấu Ngày Lễ Độc Lập. Trong nhiều mặt, Biden đang nắm giữ tín nhiệm chính trị vì sự tập trung chủ ý của ông đối với đại dịch ngay từ buổi đầu làm tổng thống của ông. Dù ông đã thu lợi từ thuốc chích ngừa đã phát triển từ thời chính phủ Trump, việc giải quyết của ông về cuộc khủng hoảng trái ngược hoàn toàn với sự thờ ơ của người tiền nhiệm ông – Donald Trump đã mất nhiều tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống phần lớn tập trung vào nỗ lực đảo ngược việc thất cử của ông. Nhưng thời khắc “hoàn thành sứ mệnh” của Biden có đến sớm không?
Từ tin tức không vui này chúng ta thấy lịch sử chỉ là sự tái diễn. Nó là bài học đau đớn cho các quốc gia nhỏ được Mỹ đỡ đầu và che chở: -Khi Mỹ muốn vào vì quyền lợi của họ thì họ sẽ vào- và không một sức lực nào có thể ngăn cản được. -Khi Mỹ rút lui vì tổn thất quá cao, làm nước Mỹ suy yếu thì bằng mọi giá Mỹ sẽ rút lui và không thèm quan tâm tới số phận của đồng minh như Quốc Dân Đảng Trung Hoa năm 1949 và VNCH năm 1975.
Từ đầu tuần diễn ra những trận đấu vòng 3, Viertelfinale theo kiểu Ko-System, tức là đội nào thắng đi tiếp còn thua thì bị loại và cuốn gói về nước. Vì thế những đội tuyển tranh tài phải "chơi" hết mình, không có chuyện huề vì nếu huề sau 120 phút thì phải đá luân lưu 11 mét để biết đội nào thắng. Người viết chỉ tóm lược tổng quát và giới thiệu kết quả các trận đấu Vierfinale trong tuần qua, ngày 02.07 cho đến tối ngày 03.7.2021. Xin hoan hỷ cho mọi sự. Nước Anh trong niềm vui sướng ngất ngây. Bây giờ cuối cùng cũng đang mơ về danh hiệu Vô địch Túc cầu châu Âu đầu tiên của họ. Sau "trận đấu sân khách" duy nhất của họ tại Rome, "Three Lions" (Tam Sư) được phép thi đấu trở lại tại vận đồng trường Wembley trong trận bán kết đấu với Đan Mạch vào thứ Tư (7/7/2021).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.