Hôm nay,  

Phản Quốc và Phản Động

11/10/201500:00:00(View: 7165)

Trong suốt thời gian trước, trong, và sau chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, người ta nghe liên tục 2 chữ Phản Quốc và Phản Động. Có người đặt hẳn thành câu hỏi "Không theo Phản Quốc là Phản Động?", hay "Nên đứng theo Phản Động hay ngồi cùng Phản Quốc?"

Trước hết AI phản quốc? Ta có nhìn một cách rất khách quan về bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào khi có kẻ đang chiếm đảo nước mình rồi xây thành căn cứ quân sự để chiếm luôn biển, đang bắn giết đồng bào mình hàng ngày, hàng tuần, tức máu ĐANG đổ, nhưng lại đón tiếp kẻ đó như quốc khách với 21 phát đại bác và yến tiệc linh đình, thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Cũng vậy, bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào một khi đã biết nước mình càng lệ thuộc vào một nước khác càng thụt lùi với vận tốc khủng khiếp, bị qua mặt bởi những nước trước kia đói nghèo hơn mình nhiều, nhưng nhất quyết không những không dừng lệ thuộc mà còn lao nhanh, phóng xa hơn nữa vào con đường giao thêm chủ quyền cho ngoại bang, mừng rỡ nuốt thêm cái lưỡi câu "1 tỉ nhân dân tệ", thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Còn chữ nào khác để diễn tả loại chính phủ đó ngoài chữ "Phản Quốc" không? Rõ ràng họ đang phản lại sự sống còn của quốc gia và dân tộc.

Vậy còn AI là thành phần phản động ? Tức ai là những người đang đi ngược? Xin thưa họ là những loại người sau đây:

- Những ai vạch trần sự gian xảo của trò vừa mua vũ khí lớn vừa tuyên bố "cương quyết không để đụng độ vũ trang xảy ra", tức thề hứa sẽ không dùng, và như thế xóa ngay tác động ngăn chận, ngăn ngừa chiến tranh của vũ khí; hoặc sự gian xảo của trò xin tàu tuần duyên của Nhật nhưng mời Trung Quốc vào mở thêm những khu biệt lập tại những vùng bờ biển hiểm yếu như Vũng Áng; hoặc trò mua hỏa tiễn Israel để hướng ra biển nhưng cho Bắc Kinh lên tận Nóc nhà Đông Dương đặt căn cứ. Ai dám vạch trần sự thật đó đều là Phản Động vì đi ngược với "chủ trương lớn" của Đảng.

- Những ai không chấp nhận coi Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là chuyện đã rồi, đã mất; Không chấp nhận luận điệu hèn kém, đùn đẩy cho con cháu trăm năm nữa giải quyết. Tấm gương mất vĩnh viễn Quảng Đông, Quảng Tây của cha ông ta vào tay Trung Quốc là tấm gương chưa mờ. Vì vậy, ai bảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là trách nhiệm của chính chúng ta đều là Phản Động vì đi ngược với chính sách "Trung-Việt hòa hiếu" của Đảng.


- Những ai thà chấp nhận đổ máu mình trên đường phố vì côn an chứ không muốn đứng nhục nhã trên thảm đỏ đón rước Tập Cận Bình; Những ai còn nghĩ tới dòng máu đỏ của ngư dân Việt khi nhìn cảnh lãnh đạo Đảng nâng rượu đỏ chúc mừng Tập thiên hoàng. Họ đều là Phản Động vì còn quá xót xa những giọt máu Việt Nam.

- Những ai muốn ói mửa khi nghe chữ "đại cục" từ miệng Tập Cận Bình - cái đại cục cho phép Trung Quốc tiêu hóa dần một nước Việt yếu đuối và liên tục tụt hậu về mọi mặt, ngay cả so với Miến, Miên, Lào; Những ai không tự bịt tai giả vờ điếc về lời họ Tập nói tại Mỹ (trước khi đến Việt Nam) và tại Singapore (ngay sau khi rời Việt Nam) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại, trong lúc cả dàn lãnh đạo đảng và mấy trăm nghị gật vẫn long lanh mắt biếc mơ ước "Đồng chí Tập sẽ có hành động đi đôi với lời nói" tại Quốc Hội. Ai dám nói thẳng sự ngây thơ đó chỉ là lớp sơn che đậy lòng gian trá và đê hèn, dĩ nhiên đều là Phản Động.

Nếu phản động được định nghĩa như trên thì người Việt nào cũng có thể vỗ ngực rằng: Phản Động đã ngấm vào máu người Việt Nam. Cha ông Việt với truyền thống 5000 năm Phản Động đã liên tục xả thân giữ gìn mảnh đất này cho cháu con, chỉ ngoại trừ những kẻ ôm "đại cục" như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ...

Nhưng cũng có người hỏi: thế tôi không theo bên nào hết, chỉ ngồi yên thì sao? Xin thưa đó chính là điều mong muốn lớn nhất của lãnh đạo đảng, với những luận điệu quen thuộc như "Chuyện lớn hãy để đảng và nhà nước lo", "Trung Quốc có làm thế thì cũng chỉ là yêu cho roi cho vọt", "Đừng làm phức tạp tình hình", ... và thế là chủ quyền đất nước ngày càng rơi vào tình trạng nguy ngập hơn. Vì vậy không thể nói cách nào khác: ngồi yên chính là đồng ý phản quốc.

Vận mạng đất nước và dân tộc hôm nay đặt mỗi người Việt Nam chúng ta trước hai, và chỉ hai, chọn lựa với lương tâm: PHẢN QUỐC hay PHẢN ĐỘNG.

Reader's Comment
11/12/201502:26:38
Guest
Bài viết lý luận đúng. Lòng dân đâu thích Đảng CS và Nhà nước đón ông Tập cận Bình trịnh trọng vậy đâu. 21 phát đại bác là để chào đón là quá lố. Chắc lúc này CS có nhiều tiền quá nên chơi ngông. Dân họ biểu tình chống mà sao lảnh đạo lại làm vậy. Thiệt là trái với lòng dân, tức là không hợp với ý Trời rồi.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.
Nói một cách tóm tắt, hiểm hoạ lớn nhất của Việt Nam không phải là chế độ độc tài trong nước hay âm mưu xâm lấn biển đảo của Trung Quốc mà là sự dửng dưng của mọi người. Chính sự dửng dưng đến vô cảm của phần lớn dân chúng là điều đáng lo nhất hiện nay.
Bà Vivien Tsou, giám đốc Diễn đàn Phụ nữ Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, cho biết: “Mặc dù trọng tâm là sự thù ghét người gốc Á, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ quan điểm da trắng thượng đẳng, và bất cứ ai cũng có thể trở thành “Con dê tế thần bất cứ lúc nào”.
Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hiện có 276 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam. Nhà đương cuộc Hà Nội đối xử với họ ra sao? Tồ Chức Ân Xá Quốc Tế nhận định: “Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá đông và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Vietnamese jails are notoriously overcrowded and fail to meet minimum international standards.”
Nếu so sánh ta sẽ thấy các cuộc biểu tình giữa Việt Nam và ba nước kia khác nhau: ở Việt Nam, yếu tố Trung Quốc là mầm mất nước, nguyên nhân chánh làm bùng phát các cuộc biểu tình. Còn ở Miến Điện, Hồng Kông và Thái Lan, nguyên nhân thúc đẩy giới trẻ xuống đường là tinh thần dân chủ tự do, chống độc tài.
Ma túy đang là tệ nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước Cộng sản chỉ biết tập trung nhân lực và tiền bạc vào công tác bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lenin và làm sao để đảng được độc tài cầm quyền mãi mãi.
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Chỉ tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu, Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm.
Một ngày không có người Mexican có thể sẽ không dẫn đến tình trạng xáo trộn quá mức như cách bộ phim hài "A day without a Mexican" đã thể hiện nhưng quả thật là nước Mỹ sẽ rất khó khăn nếu thiếu vắng họ. Xã hội sẽ bớt phần nhộn nhịp vì sự tươi vui và tràn đầy sức sống của một sắc dân phần lớn là chân thật và chăm chỉ.
Công cuộc chống độc tài vẫn đang tiếp tục và đang trả những cái giá cần phải trả cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chị là một trong số những người chấp nhận tự đóng góp vào những phí tổn đó cho toàn dân tộc. Chị là: NGUYỄN THÚY HẠNH.
Dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa người dân không chỉ bình đẳng về chính trị mà còn có cơ hội bình đẳng về kinh tế, nên mặc dù chiến tranh khoảng chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa những người ở thành thị với nhau không mấy khác biệt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.