Hôm nay,  

Hình Thành Và Hậu Quả “Lễ Độc Lập” Của CSVN

01/09/201500:00:00(Xem: 8529)

Đệ nhị thế chiến (1939-1945) tại châu Á kết thúc bất ngờ, sau khi hai quả bom nguyên tử của Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" thả xuống thành phố Hiroshima của nước Nhật ngày 6-8-1945. Quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã cho phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki của nước Nhật ngày 9-8-1945, đến ngày 15-8-1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh; nhân cơ hội ấy sáng ngày 19-8-1945, cán bộ Việt Minh kêu gọi dân chúng Hà Nội đến trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh (meeting). Sau cuộc mít tinh, cán bộ Việt Minh kích động dân chúng biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ Trần Trọng Kim. Từ mốc thời gian này Việt Minh gọi là “Cách mạng tháng Tám”.

Nhân đấy, Việt Minh phát động chiến dịch cướp chính quyền toàn quốc, đến ngày 23-8-1945 cướp chính quyền thành phố Huế! Thế nên, ngày 25-8-1945, vua Bảo Đại đành đoạn đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn (Huế), đến ngày 30-8-1945, đại diện Việt Minh, gồm các ông: Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận nhận ấn kiếm của nhà vua tại cửa Ngọ Môn (Huế).

Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh (HCM) dùng “bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp” phỏng theo, để hình thành cho bản Tuyên ngôn Độc lập của mình. HCM đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, tuyên bố thành lập nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã đọc trước mặt dân chúng nhưng ông HCM và đồ đảng của ông không bao giờ hành động theo “bản Tuyên ngôn Độc lập” ấy. Vì lẽ, học trò copy (chép lại) bài luận văn hay bài toán của người khác đã làm ra thì làm sao hiểu ý nghĩa của bài luận văn hay giải được bài toán ấy?! Tương tự như thế, kẻ copy thì chỉ là kẻ thiếu tài kém đức mới sao chép lại của người khác để đánh lừa bàn dân thiên hạ mà thôi! Người thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc của “bản Tuyên ngôn Độc lập” mới thực thi đầy đủ chính sách tự do nhân quyền cho người dân, như Tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ đã thực thi đúng tâm nguyện của mình là chính quyền vì dân, ông nói: “Chính phủ là của dân, chính phủ lo cho dân, và chính phủ bởi dân mà có” (The Government of the people, for the people and by the people).

Kể ngày 2-9-1945, Đảng CSVN đã bắt buộc dân chúng gọi là ngày “Lễ Độc lập”, thì sự hình thành và hậu quả của “Lễ Độc lập” này đã/đang và sẽ thế nào?!

Diễn tiến trước, trong và sau ngày 2-9-1945: Ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ hoà ước Patenôtre đã ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Ngày 17-3-1945, vua Bảo Đại giải tán hội đồng Cơ Mật (lập từ thời vua Minh Mạng) và giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập nội các mới. Chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu: Đế quốc Việt Nam. Tuy thời gian chấp chính ngắn ngủi, nhưng chính phủ của ông đã cải cách nhiều việc đáng kể, nổi bậc việc bỏ chữ Pháp, dạy Quốc ngữ, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn sách để giảng dạy mà sau đấy được dùng cho cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam và dùng cho đến ngày nay. Và lúc ấy vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc rất khó khăn, nhưng chính phủ của ông đã cứu đói được nhiều người dân ở miền Bắc vào năm 1945 (Ất Dậu). Ngày 19-8-1945, Việt Minh hô hào biểu tình trước Nhà Hát Lớn Hà Nội, đưa đến việc cướp chính quyền, nên ngày 23-8-1945, chính phủ Trần Trọng Kim bị sụp đổ.

Việt Minh muốn lấy lòng dân, nên mời cựu hoàng Bảo Đại nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”. Ngày 16-3-1946, cựu hoàng Bảo Đại nhẫn nhục tham gia phái đoàn Việt Minh sang viếng Trung Hoa, để ra nước ngoài được dễ dàng, sẽ không trở về nước. Năm 1947, Pháp cử Cousseau tiếp xúc với cựu hoàng Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời cựu hoàng về nước nắm quyền, hình thành “giải pháp Bảo Đại” nhằm theo xu hướng quốc tế trao trả độc lập cho các thuộc địa. Ngày 5-6-1948, Bảo Đại gặp Cao ủy Pháp là Bollaert ở vịnh Hạ Long trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt-Pháp được công bố là nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Ngày 3-8-1949, ký Hiệp ước Elysée giữa tổng thống Pháp Vincent Aurial và cựu hoàng Bảo Đại, Pháp chính thức công nhận Việt Nam độc lập. Tình hình thế giới từ 1946 đến 1949, tất cả các Đế quốc Tây phương như Mỹ, Pháp, Anh, Hà Lan đã lần lượt trả độc lập cho các nước bị trị:

- Mỹ trả độc lập cho Phi Luật Tân, Pháp trả độc lập cho Syrie và Liban vào năm l946.

- Anh trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi vào năm l947.

- Anh trả độc lập cho Miến Điện, Tích Lan và Palestine, và nước Do Thái (Israel) được tái thành lập vào năm 1948.

- Pháp trả Độc lập cho Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên và Hà Lan trả độc lập cho Nam Dương vào năm l949.

Sự trả độc lập có được là vì chủ nghĩa thực dân lúc ấy đã bắt đầu suy tàn và năm 1919, Hội Quốc Liên là tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc được Tổng thống Hoa Kỳ là Woodrow Wilson đề xướng quyền “Dân tộc tự quyết” đã khuyến cáo các Đế quốc Tây phương nên từng bước trao trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á, Phi. Từ đấy, rõ ràng trao trả độc lập cho các nước thuộc địa là theo xu hướng quốc tế chứ không phải như Việt Minh đã lợi dụng cơ hội này rồi mạnh mồm tuyên bố: “Trận Điện Biên Phủ đã buộc Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam và Trận Điện Biên Phủ đã ảnh hưởng tốt đến tất cả các nước thuộc địa”. Có đúng như thế không???!

Sơ lược về Trận Điện Biên Phủ: Trận Điện Biên Phủ khai chiến ngày 13-3-1954 và kết thúc ngày 7-5-1954. Quân Pháp tham chiến 15.105 người, do đại tá Christian de Castries là người chỉ huy trực tiếp tại căn cứ trong suốt 55 ngày đêm giao tranh. Quân Pháp bị tử thương 2,293 người, 5,195 người bị thương, 11,721 người bị cầm tù. Việt Minh tham chiến quân số khoảng 55.000 người và bắt rất đông người dân làm lao dịch cho việc tải đạn dược, quân dụng, do đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy. Quân đội Việt Minh tử trận khoảng 24,000 người, bị thương khoảng 15,000 người. Việt Minh tuy thắng trận nhưng bị chết gấp mười (10) lần so với quân Pháp là vì Việt Minh dùng chiến thuật biển người!.

Ngày nay, có nhiều học giả nghiên cứu về chính trị và lịch sử, đã nhận định đúng đắn rằng: “Không cần cuộc kháng chiến gian khổ 9 năm (1945- 1954) do Việt Minh chủ đạo và phát động, đã gây cho người dân bị điêu đứng, đất nước bị tan tành, nên cái chiến thắng Điện Biên Phủ vô nghĩa, vì rõ ràng thực dân Pháp đang trao trả độc lập cho Việt Nam với cựu hoàng Bảo Đại. Thật ra, Hồ Chí Minh và đảng CSVN tiến hành chiến tranh, chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, dùng chiêu bài độc lập dân tộc để chiếm quyền thống trị đất nước, để áp đặt chế độ độc tài đảng trị Cộng sản, theo chủ trương nhuộm đỏ toàn cầu của Cộng sản Quốc tế. Còn Tàu cộng, nếu Việt Nam chiến tranh, thì có cớ để bành trướng lãnh thổ của mình”.

Đúng vậy, nhà cầm quyền CSVN đã ngấm ngầm dối trá, không thành thật với nhân dân Việt Nam, ngày nay bộ mặt thật của CSVN đã/đang hiện nguyên hình như nhà báo Bùi Tín từng là Đại tá quân đội Cộng sản Bắc Việt là người đã từng phục vụ trong đảng CSVN trên 44 năm (1945-1990) “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, nên ông biết rõ ràng về bản chất và tuổi thọ của đảng CSVN, trong bài “Cướp” ở đài VOA ngày 27-8-2015, ông Bùi Tín đã thẳng thắn kết luận: “Lãnh đạo CSVN hiện nguyên hình là một lũ cướp ngày, một băng đảng Mafia đỏ bất lương vô đạo, cô lập giữa thế giới văn minh, sẽ bị sự phẫn nộ xung thiên của nhân dân ta quét sạch, như nhân dân Đông Đức, Ba Lan, Tiệp, Bulgaria, Tunisia, Ai Cập, Ukraine... đã thực hiện trong các cuộc cách mạng đổi đời, giành lại quyền sống tự do về mọi mặt trong độc lập dân tộc và trong quyền sống làm người”.

Hỡi ơi! Nếu Đảng CSVN gọi ngày 19 tháng 8 là “Cách mạng tháng Tám” và ngày 2 tháng 9 là ngày “Lễ Độc lập” thì cớ gì ngày 14-9-1958, Thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã đồng lõa với chủ tịch nước là ông Hồ Chí Minh ký công hàm gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai nước Tàu, công nhận biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của của Việt Nam là của nước Tàu. Ngày 30-12-1999, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông lãnh thổ Việt Nam. Ngày 25-12-2000, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 11.000 km vuông vùng vịnh Bắc Việt. Ngày 1-11-2007, Thủ tướng CSVN là Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167, cho Tàu cộng khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên, với hàng ngàn người Tàu đến ở địa bàn này, là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng của nước ta?!

Thế nên, ngày 25-8-2015 người dân ở tỉnh An Giang, đã thẳng thừng cắt bỏ “cờ đỏ sao vàng” do công an treo trước cửa nhà dân, dân còn bảo: “Muốn treo cờ hãy đem ra đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà treo” quả là lòng yêu nước nồng nàn!

Mời xem Link: Người dân cắt cờ, không cho Công An treo cờ trước nhà (https://www.youtube.com/watch?v=GRlMp6BkB-k).

Vậy thử hỏi ngày 19 tháng 8, Đảng CSVN gọi là “Cách mạng tháng Tám” và ngày 2 tháng 9 Đảng CSVN gọi là ngày “Lễ Độc lập” có đúng không?!. Cách mạng và Độc lập của Đảng CSVN là khom lưng quỳ gối dâng hiến đất đai, biển đảo của tổ quốc cho ngoại bang (Tàu)?!!! Ngẫm nghĩ sự xót xa này, mong mỏi nhà cầm quyền Việt Nam hãy xem xét lại có nên bắt buộc đồng bào mình tiếp tục quảng cáo rùm beng “Cách mạng tháng Tám” và “Lễ Độc lập” trơ trẽn như vậy hay không?!

Ngày 31-8-2015

Nguyễn Lộc Yên

Ý kiến bạn đọc
06/09/201513:16:13
Khách
Eo oi!? Em nào biết em nào có hay..
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.