Hôm nay,  

Sĩ Quan Người Mỹ Gốc Việt- Phiên Bản III Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell

24/08/201507:16:00(Xem: 17261)

SĨ QUAN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT- PHIÊN BẢN III

HẢI QUÂN TRUNG TÁ KIMBERLY MITCHELL

 

TU CHỈNH

1)     18/8/2015: Hoàn tất Phiên bản I.

2)     20/8/2015: Hoàn tất Phiên bản II: Thêm HQ Trung tá Cao Hùng

3)     24/8/2015: Hoàn tất Phiên bản III: HQ Đại tá Châu Hữu Hạnh – HQ Đại tá Patrick Reardon - Trung tá Không quân Nhật Thomas Trần – Trung tá BS Hoàng Ngọc Tuân- HQ Trung tá Kimberly Mitchell - 8 sĩ quan Hải Quân gốc Việt cùng tốt nghiệp, lần đầu tiên tại Mỹ 2015.

 

MỤC LỤC

 

  1.         I.            TỔNG QUÁT
  2.       II.            CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT
  • CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT – US ARMY
  • HQ ĐẠI TÁ LÊ BÁ HÙNG – US NAVY
  • ĐẠI TÁ THOMAS NGUYEN – US ARMY
  • ·         HQ ĐẠI TÁ DƯƠNG HỮU NGÂN – US NAVY
  • ĐẠI TÁ DANIELLE NGÔ – US CORPS OF ENGINEERS
  • ·         HQ ĐẠI TÁ CHÂU HỮU HẠNH – US NAVY
  • HQ ĐẠI TÁ PATRICK REARDON – US NAVY
  • ·         HQ TRUNG TÁ CAO HÙNG – US NAVY
  • HQ TRUNG  TÁ KIMBERLY MITCHELL  – US NAVY
  • TRUNG TÁ NHẬT THOMAS TRẦN – US AIR FORCE
  • TRUNG TÁ BÁC SĨ HOÀNG NGỌC TUÂN – US NAVY
  • THIẾU TÁ ELIZABETH PHẠM – US MARINE CORPS
  • HQ THIẾU TÁ JOSEPHINE CẨM VÂN - US NAVY

 

 

 

  1.         I.            TỔNG QUÁT

Quân đội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng Quốc phòng thường thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các Hoa Kỳ. Bộ trưởng cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ. Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội đồng An ninh Quốc gia với một vị cố vấn an ninh quốc gia lãnh đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn bởi một Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo của các quân chủng. Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ do Tham mưu trưởng Liên quân Hoa KỳTham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ lãnh đạo. Các lực lượng căn bản gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Tuần duyên. Tính đến 2011, tổng số hiện dịch là 1,429,995 quân nhân chia ra: Lục quân 541,291, Thủy quân lục chiến 195,338, Hải quân 317,237, Không quân 333,772, Tuần duyên 42,357. Tổng số quân nhân trừ bị là 850,880 người.

Nếu chia về nhiệm vụ thì các quân nhân hiện dịch thuộc 2 ngành: Chiến đấu và chuyên môn. Các đơn vị chiến đấu đòi hỏi sự hy sinh nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến trong binh nghiệp. Phần lớn các sĩ quan hiện dịch đều xuất thân từ 3 Học viện Hải-Lục-Không quân ở Annapolis, West Point và Colorado Springs. Các ngành chuyên môn tương đối an toàn nhưng ít cơ hội hơn.

Các bậc phụ huynh người Á châu (nhất là phụ huynh người Việt) thường mong ước con cháu mình trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư … Bởi thế nên khi con cháu mình tỏ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ (nhất là những quân binh chủng tác chiến) thì các phụ huynh đều khuyên can (kể cả các vị đã từng ở trong quân lực VNCH trước đây). Nhưng khi được con cháu thổ lộ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn đất nước đã cưu mang gia đình những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ thì các phụ huynh khó lòng ngăn cản (nhất là các vị cựu quân nhân QLVNCH). Theo ước lượng, hiện nay số quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt có trên 4,000 người đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 1,000 sĩ quan với trên 20 đại tá thuộc 5 quân chủng (Hải, Lục, Không Quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên). Một số đại tá đã đủ điều kiện thâm niên trong cấp bậc để được đề nghị thăng Chuẩn tướng hay Phó đề đốc. Riêng năm ngoái (2014), Đại Tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn Tướng, và là vị Tướng gốc Việt đầu tiên.

Cũng cần nên biết, theo hệ thống thăng cấp Tướng lãnh Hoa Kỳ thì Sĩ quan mang cấp bực Đại tá (Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân Lục chiến) được thăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Hải Quân và Lực lượng Duyên phòng (US Coast Guard) được thăng cấp Phó đề đốc rất khó. Phải hội đủ các điều kiện như sau:

 

  • Phải mang cấp bậc Đại tá 3 năm (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).
  • Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc.
  • Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.
  • Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.
  • Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).
  • Phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.
  • Do Tổng Thống quyết định bổ nhiệm.
  • Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ.

 

Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc. Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.

Một số sĩ quan cấp Đại tá không có hy vọng lên cấp tướng thường chọn đường về  hưu sau khoảng 20 năm phục vụ để đảm nhiệm những chức vụ dân sự cao cấp cho các đại công ty. Những người phân tích thường nhìn chức vụ của các sĩ quan cấp Đại tá để đoán họ có cơ hội lên tướng hay không. Nếu những Đại tá phục vụ ở Bộ tham mưu Liên quân hay Ngũ Giác Đài, làm việc dưới quyền các Tướng lãnh Tư lệnh các đại đơn vị và sau đó làm đơn vị trưởng tại các đơn vị có cấp số cao hơn thì mới hy vọng có cơ hội thăng cấp.

 

  1.       II.            CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT

 

Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập các sĩ quan đang còn trong quân ngũ. Sĩ quan người Mỹ gốc Việt cấp Đại tá khoảng 20 người, phần lớn là sĩ quan chuyên môn. Một số sĩ quan đã về hưu như Đại tá Nguyễn Minh Hùng (USCG - Về hưu năm 2012), Đại tá Bác sĩ Không quân Michelle Huynh (USAF - Về hưu năm 2014). Một số khác, chúng tôi không có tin tức kể từ 2010 như Đại tá Châu Hữu Hạnh, Đại tá Thomas Nguyễn, Đại tá Dương Hữu Ngân, Trung tá BS Hoàng Ngọc Tuân. Trung tá Hải quân Cao Hùng là  một sĩ  quan sáng giá. Ngoài ra, có những sĩ quan người Mỹ gốc Việt mang tên Mỹ vì được các gia đình người Mỹ bảo trợ lúc còn nhỏ như Đại tá Hải quân Patrick Reardon, Trung tá Hải quân Kimberly Mitchell. Câu chuyện của Trung tá Hải quân Kimberly Mitchell là một trường hợp rất cảm động. Người viết cũng đề cập đến 2 trường hợp đặc biệt là Thiếu tá Elizabeth Phạm và Thiếu tá Jopsephine Cẩm Vân. Elizabeth Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái chiến đấu cơ F-18. Cô Josephine Cẩm Vân đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học viện Hải quân Annapolis, Maryland năm 1999.

 

Các chức vụ chiến đấu, tham mưu cũng như tu nghiệp cao cấp của Đại tá Lê Bá Hùng sau khi rời chức Hạm trưởng DDG 82 năm 2009 là điều mà mọi người nên nghiên cứu để các sĩ quan khác dùng như là kim chỉ nam. Xin cho người viết biết nếu quý vị độc giả có những tin tức mới về các sĩ quan khác chưa được đề cập trong bài này.

 

 

*****

 

ĐẠI TÁ CHÂU HỮU HẠNH – US NAVY

 

Chúng tôi chỉ có Bảng thăng cấp ký ngày 25/5/2010; ngoài ra, chúng tôi không có tin tức gì thêm về Đại tá Hạnh.

 

FY 11 Navy Reserve Captain Staff Corps Selections

 

Posted on May 25, 2010

 

FM SECNAV WASHINGTON DC//
TO ALNAV
 
SUBJ/FY-11 NAVY RESERVE CAPTAIN STAFF CORPS SELECTIONS//
 
RMKS/1.  I AM PLEASED TO ANNOUNCE THE FOLLOWING STAFF CORPS OFFICERS ON
THE RESERVE ACTIVE-STATUS LIST OF THE NAVY FOR PROMOTION TO THE
PERMANENT GRADE OF CAPTAIN.
 
2.  THIS MESSAGE IS NOT AUTHORITY TO DELIVER APPOINTMENTS.
AUTHORITY TO EFFECT PROMOTION WILL NORMALLY BE ISSUED BY FUTURE
NAVADMINS REQUIRING NAVPERS 1421/7 PREPARATION AND FORWARDING OF
DOCUMENT TO PERS-831.
 
 
                           SUPPLY CORPS
 
BINGHAM JERRY DOUGLAS   0004  CHAU HANH HUU           0001
FAILOR MARK JOHN        0007  KLEINKE DAVID ARTHUR    0005
KRIEGER MICHAEL EDWARD  0008  MASSEE STEVEN JEROME    0006
MCKEMEY GEORGE ROBERT   0002  MOURAD AMIN             0003

HQ ĐẠI TÁ PATRICK REARDON – US NAVY

Chúng tôi không tìm ra được tiểu sử của Đại tá HQ Patrick Reardon, chỉ có một bản tin ngày 2/7/2012 khi Đại tá Patrick Reardon đến chào từ  giả  Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Võ Văn Tuấn tại Hà  Nội. Chỉ biết ông tốt nghiệp Học viện Lục quân West Point và đã về hưu.

 blank

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung tá Kim Mitchell, Đại biên lâm thời Claire Pierangelo và Tuỳ viên Quân sự Hoa Kỳ Đại tá Patrick Reardon.

Nguyễn Ái (TTXVN) lúc: 2/7/12

Chiều 2/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Đại tá Patrick D. Reardon, Tùy viên quốc phòng Mỹ đến chào nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và Đại tá Ernest C.Lee, Tùy viên quốc phòng Mỹ mới nhận công tác tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cao những nỗ lực của Đại tá Patrick D. Reardon trong nhiệm kỳ công tác vào thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian qua. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh mong rằng trên cương vị mới, Đại tá Patrick D. Reardon sẽ tiếp tục có những đóng góp mới vào quan hệ Việt Nam-Mỹ nói chung và quan hệ quốc phòng hai nước nói riêng.

Chào mừng Đại tá Ernest C.Lee trên cương vị Tùy viên quốc phòng Mỹ tại Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh mong rằng Đại tá Ernest C.Lee tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong quan hệ giữa hai nước, cũng như quan hệ quốc phòng hai nước thời gian qua, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả cùng có lợi. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện để Đại tá Ernest C.Lee hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đại tá Patrick D. Reardon và Đại tá Ernest C.Lee cảm ơn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã dành thời gian tiếp. Trước đó, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp Đại tá Patrick D. Reardon và Đại tá Ernest C.Lee./.

 

TRUNG TÁ BÁC SĨ HOÀNG NGỌC TUÂN – US NAVY

 

blank

Trung tá Bác sĩ Hoàng Ngọc Tuân, nguyên Y sĩ trưởng trên Chiến hạm yểm trợ thủy bộ USS Peleliu LHA-5. Hiện là Y sĩ trưởng tại Căn cứ Thủy quân Lục chiến – Camp Penleton, San Diego. Trung tá Tuân cũng thiết kế và tổ chức các khóa huấn luyện về giải phẩu trong các trường hợp khẩn cấp cho các đơn vị tiền phương.

HẢI QUÂN TRUNG  TÁ KIMBERLY MITCHELL  – US NAVY


blank

Kimberly M. Mitchell

 

LCDR Mitchell was born in 1971 in Da Nang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.

 

Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff.

 

Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.

 

LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.

 

LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.

 

*****

Hà Nội, 30/8/2011 – Chị từng được biết đến là em bé số 899, một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trại trẻ mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Còn hơn cả may mắn, như chị nhìn nhận ở thời điểm này, em bé số 899 đã được một trung sĩ kỹ thuật thuộc Không lực Hoa Kỳ và vợ của ông nhận nuôi vào năm 1972, sau đó lớn lên tại một trang trại vùng nông thôn Wisconsin.

Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Kimberly M. Mitchell hiện làm việc tại Lầu Năm Góc trên cương vị Phó Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân, và mới đây chị đã trở lại thăm Việt Nam lần đầu tiên. “Tôi muốn cố gắng kết nối lại với quá khứ còn chưa biết của mình. Tôi đã nói về việc quay trở lại đây trong nhiều năm, nhưng việc đó giống như một quả bóng bầu dục mà tôi cứ đá giật lùi trong sân”, Trung tá Mitchell nói với các quan chức tại cuộc gặp gỡ ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Trung tá Mitchell đã trở lại Việt Nam, thăm thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng phần xúc động nhất trong chuyến thăm quê hương kéo dài một tuần của chị là ở Đà Nẵng, nơi chị đã tìm thấy trại trẻ mồ côi Thánh Tâm (bây giờ là một tu viện), và tìm thấy nữ tu có tên sơ Mary, người đã làm việc cho trại trẻ mồ côi này từ bốn thập kỷ trước, vào thời điểm em bé số 899 được nhận nuôi.

“Sơ Mary đã có thể cho tôi biết về cái tên mà họ đặt cho tôi, Trần Thị Ngọc Bích, và nó có nghĩa là một viên ngọc quý. Đây là chuyến thăm của một đời người. Tôi chắc chắn sẽ không chờ đợi 40 năm nữa để quay trở lại”- Trung tá Mitchell nói.

 

 

blank

 

Trung tá Kim Mitchell và sơ Mary (trái) và sơ Vincent tại Đà Nẵng

*****

Nữ Trung tá Mỹ gốc Việt gặp lại Người cứu mạng sau 41 năm

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

 

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ. Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo.

Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận. Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn: “Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Ông cố nài nỉ: “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa: “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo: “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo. Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi: “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?

 

Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói: “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.” Ông này nhìn ông Báo cười và nói: “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!” Ông Báo thanh minh: “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo: “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông: “Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích. Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Cộng Sản bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico ...

 

Em bé mồ côi gặp may mắn

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc.

blank

 

Số hồ sơ của em là 899. Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Bé Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng. Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát.

 blank

Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố: "Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?” Bố nuôi James giải thích cho cô: "Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

 

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.

 

blank

 

Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết: “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.” Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

 

Gặp lại cố nhân

 

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói: “Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.

 

Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích.

Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.” Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

 

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông.

 

Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C. cũng như nhiều nơi về tham dự. Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

 

Giây phút đầy xúc động

 

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell: "Cô đến đây tìm ai?”

Cô trả lời: "Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.” Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: "Đây là ông Trần Khắc Báo.”Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo: "Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?” Ông Trần Khắc Báo nói: “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

 

Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi“Tía”. Ông nói với chúng tôi: “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

 

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết cô có hai cái may:

 

- Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi .

- Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

 

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc như một giấc mơ, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

 

8 SĨ QUAN HẢI QUÂN GỐC VIỆT CÙNG TỐT NGHIỆP, LẦN ĐẦU TIÊN TẠI MỸ

Tài liệu tham khảo: RFA - Người Việt - Bạch Diệp & Gia đình – USNA Annapolis - 22/5/2015

Lần đầu trong lịch sử Hoa Kỳ, số sĩ quan Hải Quân Mỹ gốc Việt khóa 2015, tốt nghiệp đông nhất, tám người, và ra trường vào ngày 22 Tháng Năm, 2015, tại sân vận động Navy-Marine Corps Memorial của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis, Maryland. Buổi lễ tốt nghiệp được bắt đầu sau những phát súng đại bác, buổi chào cờ trang nghiêm và màn biểu diễn trên không của Phi đội Blue Angels.

Trong số 790 Thiếu úy Hải quân và 264 Thiếu úy Thủy quân lục chiến tốt nghiệp năm nay có 8 sĩ quan gốc Việt; bao gồm 7 Thiếu úy Hải quân: Heather Bùi, Tina Kiều, Ryan Lê, Ryan Trần, Andrew Trương, Brandon Trần, Jake Đặng và 1 Thiếu úy Thủy quân Lục chiến Amanda Thạch. Trong đó có 4 sĩ quan tốt nghiệp hạng danh dự: Bui Heather (Engish), Dang Jake (Systems Engineering), Tran Brandon (Economics) và Tran Ryan (Ocean Engineering). 

Để có mặt trong buổi lễ ra trường trang trọng của Khóa học năm 2015, 1054 tân sĩ quan đã trải qua 4 năm huấn luyện và học tập đầy cam go tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Họ đã từng là những học sinh tốt nghiệp phổ thông xuất sắc ở khắp 50 tiểu bang và phải được Dân biểu, Thượng Nghị sĩ hoặc Tổng thống hay Phó Tổng thống giới thiệu khi nộp đơn học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Đồng thời, họ cũng phải vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển chọn và kiểm tra thể chất, sức khỏe gắt gao.

Có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden phát biểu rằng:

“Các bạn thuộc trong số những học sinh trung học xuất sắc trên hành tinh này. Không ai trách các bạn lựa chọn con đường dễ dàng để đi nhưng các bạn đã chọn con đường binh nghiệp, dành 99% tâm huyết để cống hiến cho quốc gia và bảo vệ người dân Hoa Kỳ”.

Phó Tổng thống Joseph Biden cũng nhấn mạnh con đường binh nghiệp mà các tân sĩ quan chọn lựa không phải là con đường đơn độc mà họ luôn được thân nhân hỗ trợ trong trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới. Phó Tổng thống Hoa Kỳ dành ít phút đồng hồ tạo cơ hội để các tân sĩ quan cảm ơn sự hỗ trợ hết lòng của gia đình dành cho họ và thân nhân của các tân sĩ quan trên khán đài đứng dậy vỗ tay bày tỏ sự ngưỡng mộ của gia đình đối với con em mình …

Trong bài phát biểu, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng hơn bao giờ hết của các vùng biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương trong thế kỷ 21. Vì các nguy cơ xung đột tranh chấp trên biển nên lực lượng hải quân phải có mặt để duy trì hòa bình. Phó Tổng thống Joseph Biden nhắc đến chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chính sách đó sẽ không thành công nếu như không có sự hiện diện của lực lượng hải quân Hoa Kỳ ở đó. Do đó mà sẽ có đến 60% số lượng hải quân phải có mặt ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2020.

Một trong 8 tân sĩ quan gốc Việt, nữ Thiếu úy Hải quân Tina Kiều, Hội trưởng Hội sinh viên sĩ quan gốc Việt, tươi cười rạng rỡ bên mẹ cùng bạn bè, thân nhân sau khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp. Cô Tina Kiều chia sẻ về phút giây không bao giờ quên trong cuộc đời mình:

“Tất cả những cố gắng của tôi bây giờ đạt được thành quả. Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ và tình yêu thương của gia đình cũng như bạn bè trong suốt những năm vừa qua. Tôi không thể có ngày hôm nay nếu như không có họ. Tôi chọn con đường binh nghiệp bởi vì tôi muốn làm việc trong môi trường thử thách và có được cơ hội vinh dự để phục vụ quốc gia”.

Buổi lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis, bang Maryland kết thúc với 1054 chiếc mũ được tung lên trời cùng những ánh mắt sáng ngời hy vọng của các tân sĩ quan Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.

 

 

Cũng cần nhắc đến 4 sĩ quan người Mỹ gốc Việt tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point năm 2014 là trường hợp của Thiếu úy Amanda Nguyễn, thì việc nhập học West Point, là do chính Học Viện Quân Sự nổi tiếng bậc nhất của Hoa Kỳ, và của cả thế giới này… đề nghị. Lý do chỉ có thể vì bản thân Amanda là một người xuất sắc. Khi nhắc đến Học Viện Quân Sự West Point là nhắc đến một đại học với điều kiện nhập học khó khăn bậc nhất với tỉ lệ tuyển sinh 9%, cùng những vòng sát hạch gay gắt ... Trong quá trình huấn luyện, West Point, cũng như bất cứ Học Viện Quân Sự nào khác, đều không phân biệt nam nữ, tất cả đều cùng phải theo chung một chương trình luyện tập. Amanda kể:

Em chỉ cao 5'2'' nặng 110 pounds nhưng vẫn phải chạy bộ 14 miles với backpack nặng 30 lbs giống y như những chàng trai lực lưỡng cao hơn 6'.

Trả lời câu hỏi làm sao thể chất của đàn bà có thể theo nổi chương trình huấn luyện cho dành cho nam quân nhân Hoa Kỳ, Amanda giải thích:

“Tất cả tùy thuộc vào tinh thần, vào sự quyết tâm. Thật ra chúng ta mạnh mẽ hơn mình nghĩ nhiều. Có nhiều nam sinh viên không chịu nổi khóa huấn luyện, và cũng có những phụ nữ rất xuất sắc. Sức mạnh đến từ một ý chí mạnh mẽ. ”
.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)     Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions – General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.

2)     Tài liệu trên các mạng USNA Annapolis, USAA West Point, USAFA Colorado Springs.

3)     Internet tiếng Việt và tiếng Anh.

4)     Dinhhoalu.blogspot.com

 

Hồ sơ: NMT-082415-HQ-Si quan nguoi My goc Viet-Phien ban IIIoa D.doc

 

 

Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 24  tháng 8 năm 2015

 

 

 


.
.

Ý kiến bạn đọc
28/08/201520:37:42
Khách
Tôi rất thích xem các bài viết để vinh danh sự thành công của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, điều nầy nên làm. Nhưng khuyết điểm thường thấy ở các bài nầy là: lỗi lầm “kỹ thuật từ ngữ” và “tâm lý”.
1) Kỹ thuật từ ngữ: chọn từ không thích hợp. V/d: từ ngữ “Commander, Commandant” trong tiếng việt có thể dịch là đơn vị trưởng (như đại đội trưởng, lữ đoàn trưởng…) hoặc chỉ huy trưởng, tư lệnh… Ở hải quân, lục quân, không quân thì từ ngữ “tư lệnh” phải là cấp sư đoàn hay hạm đội trở lên. Người rành rẽ không ai dùng: tư lệnh hải đoàn, tư lệnh lữ đoàn, tư lênh không đoàn… chứ đừng nói là tư lệnh hải đội… Ở Mỹ, cựu sĩ quan quân đội của VNCH nhiều lắm!. Người viết bản tin (nếu trẻ) có thể tham khảo họ. Đây là khuyết điểm không quan trọng, có thể cải thiện dễ dàng. Không ai chê trách hết!.
2) Khuyết điểm về tâm lý: đây là lỗi lầm hơi “tế nhị”, từ ngữ VC là “nhạy cảm”. Lỗi nâỳ thiên về bản chất nhiều hơn, có thể nó không phụ thuộc vào trình độ hiểu biết mà là tính tình của người viết hay nói. Nghĩa là nói quá sự thật hay cường điệu. V/d: dịch từ ngữ “assistant” (phụ tá) thành “thứ, phó” hay gọi “Hồ sơ xin đăng ký kết hôn” là “công hàm ngoại giao, công hàm độc thân” hoặc là “nống” cấp bậc của ông đại tướng (general) Westmoreland lên thống tướng 5 sao (general of the Army) trong khi đó thượng cấp của ông nầy là Tổng tư lệnh quân lực Mỹ ở TBD là đô đốc 4 sao… hoặc là lạm dụng từ ngữ “vinh thăng” (mà chỉ có trong trường hợp đặc biệt) hoặc là “đặc nhiệm” (thế nào là đặc nhiệm?) cũng được dùng tùy tiện.
Những khuyết điểm nầy đã làm giảm giá trị tính chất khách quan của bản tin hay bài viết. Làm cho độc giả kém hiểu biết tiếp nhận sự sai lạc của thông tin, làm cho độc giả hiểu biết cảm thấy bị coi thường.
Mong rằng chúng ta nên tránh những lỗi lầm cách dùng “từ ngữ đao to, búa lớn” như người trong nước hiện nay.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội  Đồng Đại Diện của CDD/HTDD, D.C., MD &VA  đã họp để  tu chính Hiến Chương, vào lúc 1 giờ trưa ngày 25 Tháng 11
Con người đôi khi cần phải khóc. Không ai cần phải học cách khóc, bởi vì ngay từ lúc được sinh ra ở cuộc đời này con người đã biết khóc
Năm 2007 sắp kết thúc đánh dấu 200 năm của một biến cố đáng chú ý, là đạo luật bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ của nước Anh
Quan niệm đầu tiên là không thể không viết quyển “Từ Điển Chiến Tranh Việt Nam”. Chúng ta là một trong 4 lực lượng quân sự tham chiến, 3 lực lượng kia
Sau 5 ngày im lặng, kể từ khi bắt giữ 3 đảng viên Việt Tân và một số người Việt Nam khác vào cuối tuần trước, Hà Nội mới lên tiếng xác nhận việc bắt giam
Người dân Việt Nam không chỉ sẵn sàng phá bỏ công trình nhà Quốc Hội, một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng, là công trình kiến trúc tiêu biểu
Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ ngày càng hấp dẫn qua các màn tố khổ lẫn nhau ngày càng nặng nề giữa các ứng viên cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa.
Bản Tin Tiếp Theo Về Trường Hợp Nhà Báo Đối Lập Nguyễn Khắc Toàn Đang Bị Công An CSVN Bao Vây Ngặt Nghèo Tại Hà Nội.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Dòng đời nhiều khi chỉ thấy như một dòng thác loạn, với những nhịp xung đột, làm thâm gan
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.