Hôm nay,  

Ăn Trộm của huyện còn là chuyện nhỏ

19/07/201500:27:00(Xem: 4863)
Ăn Trộm của huyện còn là chuyện nhỏ

Nguyệt Quỳnh

Trịnh Khả là bậc thái tể đứng đầu triều đình nhà Lê. Ông là người thẳng thắn, giữ phép nước rất nghiêm. Một hôm, viên quan giữ chức Chuyển vận Phó sứ của huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ. Việc ấy bị phát giác, ông muốn nghiêm trị nhưng các quan hai bên tả hữu đều một mực xin tha. Trịnh Khả cương quyết nói:
- Ăn trộm của một nhà còn không thể nào tha, huống chi là ăn trộm của một huyện.
Nói xong, liền giao xuống cho các quan tra xét. Rốt cuộc, viên quan cấp huyện ấy bị xử tội phải chết. Các quan thời bấy giờ, trên dưới không ai là không sợ.
***
Thời Trịnh Khả không có những loại “bình quý” để chuột ẩn núp. Thời ấy ông bà ta sống đối diện với Trời với Đất, với quỷ thần trên hai vai. Người ta tin rằng có nhân quả, có kiếp trước, kiếp sau. Người ta nhắc nhau làm lành, lánh dữ vì cho rằng ở ác thì sẽ gặp quả báo, gian tham của kẻ khác thì sẽ bị trời phạt. Biết bao đời vua, không thiếu những vị quan làm đến chức tể tướng trong triều mà trong nhà vẫn thanh sạch.
Ngày nay, thể chế độc tài, độc đảng trong cơ chế thị trường định hướng của nước ta đã sản sinh ra nhiều “lợi ích nhóm”. Chuyện ăn cắp của một huyện còn là chuyện nhỏ và là chuyện rất “bình thường” ! Bộ máy nhà nước đang trở thành công cụ cho một nhóm người độc quyền kinh tế và độc quyền chính trị. Đến nỗi chính phủ đã phải huy động toàn xã hội tham gia phòng chống tham nhũng. Chỉ cần lược sơ qua các ban nghành được thành lập đủ thấy mức độ hệ trọng của nó: đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng CSVN, bên Chính phủ thì có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh Tra chính phủ đứng đầu và hầu như tất cả các Bộ ngành, Uỷ Ban Nhân Dân đều có cơ quan phòng chống tham nhũng.
Thế mà theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ; cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, nằm lọt thỏm trong nhóm mười quốc gia tham nhũng nhất. Đó là chỉ số đo lường của một cơ quan bên ngoài, còn trong nhà thì sao? Về thành quả phòng chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh rằng trên thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, các cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9% còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít chỉ có 0,3%.
Liếc sơ qua hai chỉ số trên, người ta biết ngay rằng những ổ chuột lớn đang được bảo vệ. Đại biểu Quốc Hội Lê Như Tiến xác nhận: "Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội”. Dẫu cho các quan chức ở thượng tầng có hô hào với đầy lòng quyết tâm và hàng trăm lời thề độc cũng sẽ chẳng làm được gì. Kế hoạch đã bế tắc ngay từ nguyên thuỷ vì người được giao trách vụ chống tham nhũng cũng chính là người bảo vệ tham nhũng, là người đã từng tham nhũng hoặc cũng đang ở trong các nhóm lợi ích.
Cấp huyện có thể ngang nhiên tham ô nhũng nhiễu được là vì có bao che, ăn chia với cấp tỉnh, cấp thành phố. Cấp tỉnh, cấp thành phố có ung dung được như vậy là do có sự thông đồng của cấp cao hơn nữa, cho đến cấp cao nhất… bởi thượng bất chánh hạ tắc loạn. Cứ xem dinh cơ của quan Trần Văn Truyền, chỉ mới ở cấp trung ương đảng, rồi đến cung điện của ông Nông Đức mạnh, Lê Khả Phiêu… thì biết, lương họ bao nhiêu? bổng ở đâu ra? Các hình ảnh tràn lan trên mạng cho thấy có cả ngà voi, trống đồng - tức là đồ quốc cấm - trong nhà riêng của họ. Đây mới là lý do tại sao cấp tỉnh, cấp huyện ăn cắp mà vẫn nhởn nhơ. Ai cũng bảo rằng những vụ được lôi ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn hằng hà sa số "các đồng chí chưa bị lộ".

Tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, các cơ chế chống tham nhũng nhiều đến nỗi tưởng chừng như con ruồi bay qua không lọt, thế nhưng chưa bao giờ các cơ chế ấy phát hiện ra một vụ tham nhũng nào. Tại sao? Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi chỉ vì lôi ra nhiều vụ tham nhũng và tha hoá thì bỗng dưng chính ông lại trở thành tội phạm. Bài báo “ Bàn về thị trường Sao Và Vạch” là giọt nước cuối cùng đưa ông vào chốn tù tội!

Sâu xa trong lòng mọi người VN, ai cũng muốn được sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật. Không thiếu những cán bộ trong bộ máy công quyền ngày nay đã một thời hy sinh, một thời chấp nhận đổ xương máu để mong đem lại một đất nước tự do no ấm cho đồng bào mình. Tuy nhiên, sự im lặng ích kỷ đang đánh đồng họ với những kẻ cơ hội, gian dối, sách nhiễu và tham nhũng…


Ngày xưa khi đi vào chiến tranh, người ta không màng đến sống chết, không nghĩ đến bom đạn, hiểm nguy. Cái chết của đồng đội hay của chính bản thân được nhìn thấy trước mắt, hàng ngày, nơi cụm vườn, miếng ruộng, rừng cói, lạch nước… nhưng người ta không lùi bước vì người ta biết mình là ai, mình muốn gì, mình phải sống ra sao. Người ta gắn kết chính mình với quê hương và niềm tự hào dân tộc. Người ta gắn kết mật thiết với nhau bởi tình yêu nước, lòng tự trọng và trách nhiệm đối với tổ quốc.
Ngày nay sự gắn kết đó bị gãy đổ. Lý tưởng, lòng nhiệt thành yêu nước bị đánh bạt trước bạo lực và sợ hãi. Cái xấu lên ngôi, kẻ xấu kéo theo bầy đàn. Người ta không còn dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chống lại cái xấu và cái ác, người ta làm ngơ trước những bất công, ngang trái. Đồng sự, ông A không thể đưa con mình ra bảo vệ biển đảo khi con ông B đang du học yên ấm ở xứ người. Các tướng tá quân đội không thể đẩy con mình ra chiến trường để bảo vệ đất nước, khi con của Thủ Tướng đương nhiệm đang làm chủ cả một khối tài sản khổng lồ ở Hoa Kỳ bao gồm cả một vận động trường trị giá lên đến hàng trăm triệu Mỹ Kim…
Và thế là tham nhũng nối tiếp tham nhũng, cầu sập kéo theo cầu sập. Từ Cầu treo Chùa Bung đến cầu treo Cái Bảng rồi đến Chu Va…người ta đành chấp nhận sống với những tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào do những công trình bị tham nhũng rút ruột. Những tuyến đường sắt chênh vênh mạng người như Cát linh – Hà Đông với chi phí đội vốn lên đến gấp đôi dự tính; thế mà cũng chỉ thấy đây đó phản ứng bằng những cái lắc đầu ngao ngán hoặc một tiếng than não lòng: “sao có thể đem tính mạng, của cải của dân ra đùa giởn?”
Các cán bộ nhà nước, giới trí thức, báo chí còn im lặng, còn cam chịu như thế; hỏi sao dân đen không bị chúng cho lưu manh dùng xe ủi đất cán lên người? Nhưng mối hoạ không chỉ dừng ở đó. Đức thánh cha Phanxicô bảo rằng: “Một xã hội tham nhũng thì như một xác chết đang thối rữa”.
Và sự thối rữa đó lây lan. Nó đang lan sang quân đội, lực lượng được coi là đứng đầu sóng ngọn gió để bảo vệ tổ quốc. Một bản tin gần đây cho hay bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã kê khai để thanh toán hàng tỷ đồng tiền xăng dầu nhưng chẳng hề đi tuần tra để hỗ trợ ngư dân. Thế là kẻ cướp cứ tha hồ đâm tàu, đuổi đánh, ức hiếp, cướp bóc ngư dân VN vì lực lượng vũ trang biên phòng chỉ đi tuần…trên giấy!
Tham nhũng tàn phá tất cả. Từ văn hoá, xã hội, đến con người và chính nó là nguy cơ dẫn đến mất chủ quyền đất nước. Tham nhũng đã mời Trung Cộng vào độc chiếm Tây Nguyên, cho phép kẻ thù đào đường hầm bí mật ở Hà Tĩnh, tự do làm bất cứ điều gì họ muốn ngay trên mảnh đất của tổ quốc! Nếu ngày xưa trong chiến tranh biên giới, nhân dân VN đã đổ máu để giành giật từng đường hầm, từng điểm cao ở Đồng Đăng, Móng Cái…thì ngày nay ta mở rộng cửa, mời đón họ vào đóng trụ ở những nơi hiểm yếu nhất. Nếu ngày xưa ta quan niệm rằng chính mình có thể bị huỷ diệt, nhưng đất nước này dân tộc này không thể bị huỷ diệt, thì ngày nay chỉ vì đồng tiền ta vất bỏ tất cả.

***

Trong cái tối tăm mịt mờ ấy, kẻ tối dạ nhất trong mỗi người dân chúng ta cũng biết rằng “tham nhũng chỉ chấm dứt khi đất nước có dân chủ”. Có điều vẫn còn rất nhiều người chưa biết là dân chủ sẽ có mặt khi nó đến từ quyết tâm của mỗi chúng ta. Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng hồi ức những ngày máu lửa vẫn còn nguyên đó. Sâu xa trong lòng, tôi vẫn tin đất nước sẽ là điểm nối kết cho người dân VN, bởi nỗi đau trong tim tôi cũng là nỗi đau trong tim anh. Không còn cách nào khác, đất nước chúng ta đã đụng đáy. Sự thay đổi phải đến từ chính mỗi chúng ta. Hãy chặn đứng tham nhũng ngay từ vị trí, chỗ đứng của mình. Khi chúng ta bắt tay hành động, môi trường chung quanh sẽ thay đổi, xã hội sẽ thay đổi và đất nước sẽ hồi sinh.

Đừng trông chờ nơi lãnh đạo CS, vô ích! Để bảo vệ được chế độ, chính họ đang chủ động sử dụng tham nhũng để duy trì sự trung thành của hàng ngũ cán bộ đảng viên. Cao hơn nữa, Trung Cộng đang dùng chính hàng ngũ lãnh đạo tham nhũng này để chiếm đoạt đất nước VN.

Trận chiến này Trung Cộng đang thắng thế. Chúng đã chẳng hề tốn chút xương máu gì; cái giá trả cho cuộc trường chinh của họ quá rẻ so với cuộc chiến tranh biên giới năm nào!


.
.


.

Ý kiến bạn đọc
19/07/201517:05:29
Khách
Mot bai viet hay sau sac...Hy vong " cung tac bien, bien tac thong" Roi dan toc vn se tim ra loi thoat khi tinh hinh ngay cang them te hai...
Khi co nguoi dat van de yeu cau Nguyen tan Dung tu chuc thi no trang trao tra loi rang Dang giao cho no nhiem vu lam thu tuong,,thi no se lam,, den khi chet..Tien su cai thang mat day..vo liem si
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.