Hôm nay,  

Chim Hót Sau Vườn

03/07/201500:00:00(Xem: 6848)

Nơi chúng tôi cư ngụ thuộc miền Đông Bắc Hoa Kỳ, phía Bắc của tiểu bang Virginia, cách thủ dô Hoa Thịnh Đốn khoảng 20 miles (32Km). Vùng này khí hậu tương đối ôn hòa, có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Đông nhiệt độ khoảng 20F – 40F. Mỗi năm có 5, 6 trận tuyết nho nhỏ, và thỉnh thoảng có vài cơn bão tuyết.

Khi Đông qua Xuân đến, vạn vật như hồi sinh, cây cối đâm chồi nẩy lộc, những búp hoa đủ loại, đủ mầu hé nở tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Đây cũng là lúc thiên hạ đổ dồn ra vườn để dọn dẹp, cắt tỉa cây cối, bón xới cho cây cỏ, hoa lá.

Từ lúc em Lucky, con chó của gia đình tôi mất, vợ tôi không còn Lucky để săn sóc, nên nàng đổi qua chăm nom đàn chim sau vườn. Nàng mua thức ăn đặc biệt của chim, cho vào những tổ chim nhân tạo, hoặc những ống nhôm đựng đồ ăn để bọn chim đáp xuống ăn. Đàn chim tinh ranh, rủ bầu đoàn thê tử, họ hàng hang hốc tới xơi mỗi ngày. Thôi thì đủ loại, chim Sẻ, chim Cu, chim Hoàng Anh, chim Cardinal, Bluebird... Chúng ríu rít mở party sau vườn, nhậu nhẹt thoải mái. Sau khi đã "cơm no, rượu say", đứa thì nhào xuống bể nước tắm; đứa thì đứng tỉa lông; đứa thì chạy nhẩy, chuyền từ cành cây này tới cành cây khác. Sau đó chúng thi nhau ca hót ỏm tỏi - có lẽ cũng ồn ào, náo nhiệt gần bằng những buổi văn nghệ tại gia trong vùng mà chúng tôi thường tham dự.

Mùa Xuân năm nay, sau những trận tuyết, cây cối nhà tôi ngả nghiêng, mọc vô trật tự, nên tôi “được vợ phán”: phải tỉa bớt những cành cây sau vườn cho sáng sủa hơn! Tôi vốn là “lực sĩ” kiểu “bụng nở, ngực thon” và lại thêm cái máu lười trong cơ thể nên liền theo lời các cụ dạy: "của đi thay người", mướn một hãng tỉa cây tới chăm sóc khu vườn. Hai chàng "Pro" với đầy đủ máy móc và dụng cụ làm ngoém trong vòng 3 tiếng đồng hồ là cái vườn trông sáng sủa và sạch sẽ đâu vào đấy.

blank
Những cánh chim.

Sau khi cây cối đã được cắt tỉa, dọn dẹp, chúng tôi bỗng dưng nghe tiếng chim kêu thất thanh. Nhìn quanh mới thấy một con chim lông mầu đỏ, mỏ mầu cam đứng trên mái nhà, nhìn xuống cái cây vừa được cắt tỉa, kêu la chí chóe. Một lát sau, một con chim khác bay về đậu cạnh con chim kia, mặt mày ngơ ngác, và rồi cùng cất lên tiếng kêu chói lói!

Tôi nhìn hai con chim, nhìn cái cây vừa được cắt tỉa, những cành cây vừa được bó lại, và phát hiện ra một tổ chim vừa được làm nên, nằm tan tác trong bó cây! Đây chắc là cặp vợ chồng chim đang xây tổ để chuẩn bị sinh con, và chúng đang mắng mỏ kẻ đã phá hoại tổ ấm của chúng. Kêu la thảm thiết một lúc sau, hai con chim cùng bay đi.

Ngày hôm sau, chúng tôi lại thấy hai con chim hôm qua bay tới bay lui dưới lùm cây Azaleas gần cửa sổ, trước cái bàn ăn sáng, uống café của chúng tôi. À, chúng đang xây cái tổ chim mới! Sau hai ba ngày, một tổ chim mới đã được thành hình. Nhìn cái tổ chim phải thán phục tài năng của những con chim nhỏ. Chỉ bằng cái mỏ và đôi chân nhỏ bé, chúng đã tha từng cọng rơm, cành cây khô để làm nên cái tổ dưới giàn cây xanh tươi, đầy lá, để có thể che nắng che mưa cho bà mẹ sắp lâm sàn, và những con chim non trong tương lai.

Tìm tòi trong Internet và được biết đây là giống chim Cardinal, được chính thức ghi nhận là giống chim của tiểu bang Virginia và 6 tiểu bang khác nữa. Cardinal thông thường đẻ hai, ba lần trong một năm. Chúng thường “yêu đương” nhau trong khoảng tháng 3, và sau đó từ tháng 5 tới tháng 7. Cardinal mái thông thường đẻ 4 trứng một lần. Sau 12 ngày ấp, trứng nở ra con; các chú chim non có thể rời tổ và bay nhẩy sau 20 ngày. Một điểm hay của loài chim Cardinal là chúng thường sinh sống lẩn quẩn gần nơi chúng ra đời.


Suốt những tuần sau, chúng tôi rình mò, theo dõi tình trạng của chị Cardinal mái. Chị ngồi thoải mái trong cái tổ êm ấm, thỉnh thoảng chị mặt đỏ tía tai … rặn đẻ. Đôi khi miệng chị lầu bầu, chắc đang chửi cái con chim “khỉ gió” đã làm chị phải mang nặng đẻ đau!

Và rồi chị Cardinal đã đẻ được 4 quả trứng mầu trắng ngà, to như quả trứng Cút. Chị Cardinal bắt đầu có vẻ thoải thoải mái hơn, ngồi chễm chệ ấp trứng. Thỉnh thoảng anh Cardinal, với bộ mặt lo lắng, tha mồi về cho vợ ăn. Đôi khi ăn chưa đủ no, chị Cardinal tự động bay tới chỗ chúng tôi để đồ ăn cho chim, ăn lấy, ăn để, và rồi lại trở về tiếp tục ấp trứng.

Một hôm, tin tức khí tượng cho biết thời tiết có thể có mưa bão, chúng tôi khệ nệ khiêng cái dù che nắng ở bàn picnic sau nhà ra che cho cái tổ của chị Cardinal khỏi bị nước mưa ngập vào. Mặc dù đã được vợ tôi nhắc nhở nhiều lần: “không được ồn ào và tới gần tổ”, nhưng với bản tính tinh nghịch, tôi tới gần bụi cây, vạch lá ra xem. Bỗng nghe một tiếng hét thất thanh, chị Cardinal bay vụt ra, vừa bay vừa la hét vang trời. Tôi giật mình, không ngờ phản ứng bảo vệ tổ ấm của chị Cardinal lại dữ dội như thế, tôi vội lảng vào nhà để tránh cuộc “xung đột” có thể xẩy ra giữa người và chim. Sau khi chúng tôi vào nhà một lúc sau, trời bắt đầu mưa dữ dội, liên tiết trong 3 ngày. Nhờ cái dù che nên chị Cardinal và cái tổ của chị không bị ướt.

Những ngày sau đó, những con chim non đã tự mổ vỏ trứng bước ra. Hai anh chị Cardinals liên tục đi tìm thức ăn bón cho con.

Khoảng 20 ngày sau đó, các con chim nhỏ đã đủ lông đủ cánh để chập chững bay, và rồi một ngày đẹp trời, cả đoàn chim đã cùng bay lên thật cao, vẫy vùng trong vòm trời xanh biếc. Chúng tôi cảm thấy vui vui vì đã cung cấp mảnh đất tạm dung nho nhỏ và những thức ăn hàng ngày cho gia đình Cardinals. Chúng tôi mong mỏi gia đình Cardinals này được những điều tốt đẹp như cố nhạc sĩ Tùng Giang đã viết: “Xin những yên bình cho loài chim nhỏ, cao vút trời thênh thang”.

Nhìn sinh hoạt của giống chim Cardinal, tôi lại nhớ tới giống chim Việt, và câu “Việt điểu sào Nam chi”: Chim Việt đậu cành Nam. Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay lên phương Bắc để kiếm ăn. Tuy Bắc tiến nhưng đàn chim Việt vẫn nhớ về quê hương. Muốn làm tổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, phương hướng của quê nhà, nơi chim đã sinh trưởng. Người Việt Hải Ngoại chúng ta được ví như loài chim Việt. Biến cố 1975 đã đẩy 5 triệu con chim Việt liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do; một số đông đã vùi xác nơi biển Đông, đã chết vất vưởng dọc đường biên giới Thái/Miên; và đã trôi dạt khắp bốn biển, năm châu. Đàn chim Việt này đã được những tấm lòng nhân ái của các nước tự do giang tay đón nhận; họ cung cấp cho đàn chim Việt những cái tổ an bình, tạo môi trường và cơ hội cho chúng ta và thế hệ con em chúng ta phát triển, thăng tiến.

Để đánh dấu 40 năm ngày tôi ra khỏi trại tị nạn Indiantown Gap, một lần nữa, xin cảm ơn những bàn tay nhân ái của thế giới tự do. Xin cảm ơn mọi đấng tối cao đã che chở, dẫn dắt để chúng tôi có được cuộc sống an bình, trong độc lập, tự do, với đầy đủ lương thực hàng ngày.

Xin cảm ơn cái vườn nhỏ đã cho chúng tôi niềm hạnh phúc của tiếng chim hót sau vườn.

Phạm Xuân Thái
(Để tưởng nhớ ngày ra khỏi trại tị nạn Indiantown Gap, July 1st, 1975).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.