Hôm nay,  

Đọc ‘Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa’ Của Nguyễn Lê Minh

6/9/201519:16:00(View: 10546)

Nguyen Ngoc BaoThư Mời ra mắt tác phẩm “Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa.”


Chiều thứ Bẩy 13 tháng 6 năm 2015, Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y sẽ tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đường Ta Đi, Một Đoạn Đời Binh Lửa” của Nguyễn Lê Minh trong khoảng thời gian từ 1 giờ 30 đến 4 giờ 30 tại Hội trường VNCR, 14861 Moran St, Westminster, CA 92683. Tác giả vốn là y sĩ trưởng của một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến trong chiến tranh Việt Nam trước 1975. Hầu hết những bài trong tập thơ được viết trong giai đoạn 1972-1973, ghi lại những hình ảnh tác giả chứng kiến và tâm trạng của ông khi tham gia các trận chiến khốc liệt lúc bấy giờ.


***
Hơn một năm về trước, anh Nguyễn Lê Minh gửi tôi bản thảo Đường Ta Đi, Một Thời Binh Lửa. Hôm ấy là ngày cuối tuần đúng thời khắc đến thăm hai cụ thân sinh, nên tôi cầm tập thơ theo để đọc trong lúc ở nhà ông bà. Khi tôi đến, mẹ tôi nhờ tôi lái xe đưa bà đi vài nơi. Tôi để tập thơ lên bàn trong phòng ăn rồi cùng bà ra đi.
Khoảng đôi ba giờ sau hai mẹ con trở về. Tôi vừa ngồi xuống ghế thì bố tôi chống gậy từ phòng trong ra trao cho tôi tập thơ và bảo:
- Thơ của ai hay quá!
- Thưa, của anh Minh, gần nhà mình trong cư xá.
Gia đình anh và gia đình tôi cùng ở trong cư xá Sĩ Quan Chí Hòa, Sài Gòn, sau đổi tên thành cư xá Bắc Hải, từ năm 1957 đến tháng Tư năm 1975.
- Thơ hay lắm! Bố tôi lập lại.
Bố tôi là người của thế hệ yêu thi ca thế kỷ 19, Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, và những bài Đường Thi của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan. Ông vốn không có cảm tình ngay cả với dòng thơ gọi là Thơ Mới, xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Vì vậy, tôi có đôi chút ngạc nhiên khi cụ khen Đường Ta Đi, lời tuy vắn tắt nhưng giọng mang âm hưởng trầm trồ.
Khi đọc tập thơ, tôi hiểu vì sao bố tôi dành những lời nồng hậu cho Đường Ta Đi. Một phần vì ông từng là chiến binh trong một tiểu đoàn khinh chiến thuộc quân đội Quốc Gia, đã tham gia nhiều mặt trận ác liệt tại miền Bắc từ năm 1951 đến ngày đất nước bị chia đôi năm 1954, và một phần vì thơ Nguyễn Lê Minh hay thật.
Với tôi, Đường Ta Đi là tập thơ đủ và thật nhất về cuộc chiến Việt Nam so với những thi phẩm cùng đề tài tôi từng đọc. Thơ có hình ảnh khốc liệt của quân tràn lên lớp lớp, điêu tàn tiếp điêu tàn, bên địch xác chết nằm đầy đồng, bên ta tử sĩ tiếp tử sĩ.
Thơ cũng có âm thanh của muôn quân reo hò, của cõi sống bom rơi đạn nổ, của ngột ngạt tiếng máy 25, của phành phạch những mái tôn rách nát, của tiếng rú từ những cột kèo gẫy gục, tiếng thương binh rên xiết trên chiến địa, và tiếng gió vờn quanh những gói poncho bọc xác người.
Không giống những bài thơ khác viết về chiến tranh, Đường Ta Đi dành một phần đáng kể để ghi lại thảm trạng của người dân lành cuống cuồng, vật vã giữa hai lằn đạn. Biết bao người dân, già có trẻ có, nam có nữ có, đã tức tưởi nằm xuống; biết bao gia đình đã xẩy đàn tan nghé vì chiến tranh. Những tang thương, mất mát này đã làm dấy lên trong lòng tác giả nỗi bất mãn, hoài nghi, và cả điên cuồng giận dữ trước bất lực của mình. Thấp thoáng trong những câu thơ của Nguyễn Lê Minh, tôi cảm nhận được tấm lòng của Đỗ Phủ và Nguyễn Du, hai nhà thơ được đời sau xem là có mối đồng cảm sâu sắc với người dân lầm than, cơ cực trong xã hội bất công thời của họ.
Thơ trong Đường Ta Đi cũng bộc lộ tâm trạng người lính dãi dầu qua lửa đạn, những khắc khoải, xót xa; những âu lo, trăn trở. Nhưng đẹp thay, thơ cũng có diện mạo người lính trẻ miền Nam hồn nhiên đánh giặc, hồn nhiên giữ nước, và có tình chiến hữu đậm đà, thứ tình khiến tác giả thêm vững chân khi bước trên những con đường hiểm nguy đầy gian khổ, bởi anh tin chắc rằng:
Bước ta đi trên đoạn đời máu lửa
Trượt ngã bao lần đã có những bàn tay
Đường Ta Đi cũng thể hiện tính nhân bản của người lính miền Nam mà tác giả là tiêu biểu. Qua câu thơ “Búa Liềm còn khát máu người,” Nguyễn Lê Minh hiểu rất rõ bản chất Cộng Sản và nguyên nhân của cuộc chiến. Tuy nhiên, với anh, những người nằm xuống, dù ở phía bên nào, cũng đều là những anh hùng. Họ cầm súng lao vào nhau chỉ vì “bước rẽ sai lầm của vài lãnh tụ,” và bị thúc đẩy bởi “những gọng kềm chủ nghĩa ngoại bang.”
Cổ Thành ơi! cho tôi cúi đầu kính phục
Những Chiến Sĩ Vô Danh
Dù tử thủ, dù tấn công
Dù thành công hay thất bại
Dù đã chết, thành thánh thần hay ma dại
Hay vẫn còn mưa nắng, hố hầm
Trong tim tôi các anh là những anh hùng
Dù đứng ở hai bờ đấu tranh Vàng Đỏ
Tuy nhiên, Đường Ta Đi không có hình ảnh những lá cờ phất cao và âm vang tiếng kèn đồng mừng chiến thắng, dù rằng các anh, những người lính Thủy Quân Lục Chiến, đã chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị sau hơn hai tháng trời quần thảo với lực lượng cố thủ của địch trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Có lẽ, đối với tác giả, không có kẻ thắng ở bất kỳ mặt trận nào trong cuộc chiến tang thương này, như ông Léon Blum, một chính khách của Pháp vào thập niên 40 thế kỷ trước, đã nhận định “Với kết cục của một cuộc nội chiến dai dẳng và bi thảm, chiến thắng cũng đồng nghĩa với thất bại.”


Về phương diện nghệ thuật, từ cổ đến kim, bản chất của thơ là trữ tình. Xét về khía cạnh này, có thể nói Đường Ta Đi là tập thơ sắc mầu đa dạng. Dòng thơ gói ghém tâm trạng tác giả qua đủ các thể trữ tình mà các nhà phê bình thường phân loại và được ông Nguyễn Hưng Quốc nhắc đến trong tác phẩm “Nghĩ Về Thơ” của ông. Nào là trữ tình công dân với những vấn đề liên quan đến Tổ Quốc, nào là trữ tình thế sự với những vấn đề trong phạm vi xã hội, nào là trữ tình cá nhân khi tác giả đối diện với bản thân, và nào là trữ tình siêu hình khi tác giả trăn trở về số phận mình.
Theo thiển ý, giá trị nổi bật của Đường Ta Đi là mức độ lan truyền cảm xúc từ tác giả đến người đọc qua những câu thơ. Tôi đã cảm thấy rợn da khi đọc “Những Giây Phút Linh Thiêng Đời Lính,” bài thơ thuật cảnh một cuộc địa pháo của địch mà tác giả so sánh với trò chơi đáo lỗ của trẻ con. Cũng từng là một người lính trên chiến trường, tôi thấy lại hình ảnh mình đang rúm người trong một chiếc hố cá nhân với tiếng đạn xé gió, tiếng nổ bên tai, và tiếng ai đó đang hát thầm thì bài đồng dao của một trò chơi mới.
Ai dữ, ai hiền
Ai vinh, ai nhục
Ai tục, ai tiên
Ai hùng, ai nhát
Ai dại, ai khôn
Hãy im, hãy im
Ngồi yên trong hố
Nghe tiếng pháo đi
Chờ viên đạn nổ…
Qua Đường Ta Đi, người đọc sẽ có cơ hội trải qua những cảm xúc với cường độ không kém trong nhiều câu thơ khác.
Tôi khá ngạc nhiên khi nhận thấy Đường Ta Đi không có chỗ cho những phút giây mơ mộng lãng mạn, và cũng không có hình ảnh của một người nữ thuộc loại em gái hậu phương, dù là trong tâm tưởng tác giả, điều hầu như đã trở thành ước lệ cho dòng thơ chiến tranh. Đúng vậy, đọc Đường Ta Đi, độc giả không hề bắt gặp những câu trữ tình nhẹ nhàng kiểu Quang Dũng như “thoáng hiện em về trong đáy cốc” hay ngổ ngáo kiểu Nguyễn Bắc Sơn “lúc này đây ta không thèm đánh giặc, thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc, thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh”, hai nhà thơ nổi tiếng của dòng thơ chiến tranh. Theo thiển ý, sự thiếu thốn này khiến Đường Ta Đi trở nên trung thực đối với một cuộc chiến tàn khốc, đầy máu và nước mắt.
Có thể nói trong thơ Nguyễn Lê Minh chỉ có một người nữ duy nhất là mẹ anh. Hình ảnh bà trong tâm tưởng, những kỷ niệm với bà (ta thấy ta 25 năm trước, trong thúng mẹ lủng lẳng tản cư, thằng bé chỉ chỏ miệng bi bô “khói bụi”), lời bà dậy (lời mẹ dạy, điệu ru cò lả), những bức thư bà gửi anh (thư đã đầy túi nặng), những đối thoại loại thần giao cách cảm với bà (mẹ ơi, con của mẹ cha, ngờ đâu có lúc phải qua cầu này), và tiếng kinh cầu an bà tụng hằng đêm cho anh (mẹ mấy lần lo mê, bao đêm dài lệ ứa, bao câu kinh thầm thì) là niềm an ủi lớn lao, là động lực mãnh liệt giúp anh đi trọn Đoạn Đời Binh Lửa mà định mệnh đã dành sẵn. Trong dòng thơ viết về cuộc chiến Việt Nam, có lẽ không người lính nào nhắc đến mẹ nhiều như Nguyễn Lê Minh. Đó là điểm đặc biệt, và đầy giá trị nhân bản của Đường Ta Đi. Chiến tranh: thật khắc nghiệt! Người lính Việt Nam: thật can đảm! Bà Mẹ Việt Nam: thật tuyệt vời!
Về mặt hình thức, những bài thơ trong Đường Ta Đi được viết bằng nhiều thể loại, có thơ tự do, có thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bẩy chữ, và có cả lục bát lẫn song thất lục bát. Tuy cụ Nguyễn Du bảo “linh văn bất tại ngôn ngữ khoa” (văn thiêng không phải nhờ ở khoa ngôn ngữ) nhưng theo tôi, thơ có thể dễ dàng mang lại cảm xúc cho người đọc nếu tác giả xử dụng thể loại thích hợp cho hình tượng và tâm trạng gửi gấm trong thơ. Nguyễn Lê Minh quả đã khéo tay trong lãnh vực này. Tính đa dạng của các thể loại thơ đã làm phong phú thêm cho sắc mầu chinh chiến của Đường Ta Đi.
Tôi tin rằng Đường Ta Đi sẽ được đón nhận nồng nhiệt bởi cả những người đã từng là lính trong chiến tranh Việt Nam lẫn các bạn trẻ hôm nay. Đường Ta Đi có đủ độ truyền cảm để làm hụt mất vài nhịp trong tim người lính cũ và khiến tâm hồn họ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, những khuôn mặt thân thiết đã cùng nhau sớt chia bao gian khổ trên chiến trường. Thơ cũng đủ tính thuyết phục để người trẻ hôm nay, và những thế hệ mai sau, có cái nhìn chính xác hơn về cuộc chiến Việt Nam.
Phương Đông có câu “Người đàn ông có ích cho đời là người đã trồng một cái cây, có một đứa con, và để lại một quyển sách.” Xin chúc mừng tác giả Nguyễn Lê Minh. Trong cuộc đời, anh đã từng trồng hàng trăm cây, có ba người con, và viết biết bao bài thơ. Các con anh đã “thành nhân” và thơ anh rồi hôm nay “thành… sách.”
Một quyển sách xứng đáng đặt ở nơi trang trọng trong tủ sách gia đình mỗi người, đặc biệt là những người yêu thơ, và mãi nặng lòng với đất nước, như anh.

Nguyễn Ngọc Bảo

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lần đầu tiên tôi đi thăm Huynh Trưởng Huy Phương đang bệnh già. Đây là chuyến "thoát ly" đặc biệt sau hơn một năm tự giam mình. Trong suốt thời gian Huynh Trưởng bị bệnh, nằm nhà thương dài dài trong bao nhiêu ngày có đại dịch, tuy không phải bị con virus mắc dịch hành hạ, nhưng là một bệnh ngặt nghèo phát sinh theo tuổi tác.
Mùa an cư năm nay không có Thông Điệp giáo giới của Tôn Sư Tòng lâm Tông tượng sách tấn bốn chúng như pháp như luật hành trì. Những tiếng kêu của lừa dê chồn cáo không thay thế được tiếng rống của sư tử chấn động ma quân. Vậy, không gì hơn chúng ta cùng đọc lại “Huấn thị an cư Phật lịch 2548” của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Huấn thị không nói gì nhiều hơn ngoài những kim ngôn Thánh giáo mà Đức Thích Tôn đã truyền dạy trên 25 thế kỷ. Tụng đọc và suy niệm kỹ.
Nhìn chung, vấn đề hoàn toàn bế tắc khi cả hai phe đều vi phạm pháp luật, tận dụng bạo lực để duy trì mọi yêu sách và không có thiện chí hiếu hoà để giải quyết tranh chấp. Các nỗ lực quốc tế, đặc biệt nhất là qua nhiểu tổng thống Mỹ, không mang lại kết quả. Các chương trình viện trợ tái thiết của các định chế quốc tế không tô điểm cho cuộc sống của dân chúng tốt đẹp hơn. Tình trạng thảm hại chung là thực tế đau thương.
Càng lớn tuổi, tôi càng tin vào thuyết Nhân Quả của nhà Phật, người nào làm việc xấu thì gặp việc xấu đến, người nào làm việc tốt thì mọi sự tốt lành sẽ đến. Sống làm sao được bình yên trong tâm hồn là đủ, giàu nghèo sang hèn đâu có gì quan trọng, sống mình biết đủ là đủ. Hãy nhìn tính tốt của người khác, người nào cũng có tính tốt, tại chúng ta không nhìn thấy mà thôi?
Những bộ óc siêu đẳng của con người tạo ra trí tuệ nhân tạo được thể hiện qua máy móc. Những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã phục vụ đời sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Khoa học thần kỳ nầy đã được áp dụng trong mọi sinh hoạt của con người hầu hết trong mọi lãnh vực.
Trước sự kiện lịch sử sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc mà Việt Nam, một nước nhỏ so với Trung Quốc hùng mạnh, rộng lớn với dân số đông gấp trăm lần đã không bị đồng hóa mà vẫn giữ được độc lập, nên một số sử gia Việt Nam và ngoại quốc đã rất ngạc nhiên. Theo họ, có lẽ nước ta đã nhờ nhiều lý do như ngôn ngữ, tôn giáo, địa thế và dân Việt có một truyền thống và nghị lực vững mạnh, v.v. Riêng G.S. Ngô Nhân Dụng, trong tác phẩm nghiên cứu lịch sử “Đứng Vững Ngàn Năm” đã cho rằng: “Sau ngàn năm Bắc thuộc mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, sau cùng lại dựng được một quốc gia độc lập; đó là một phép lạ lịch sử”.
GS-TS Nguyễn Mạnh Hùng: ”Nó (bài viết) không giải thich rõ được làm sao có nhà nươc pháp quyền khi tư pháp không độc lập; làm sao có dân chủ nếu chỉ có một đảng, không có cạnh tranh chính trị và dân không có quyền chọn lưa người đại diện…”
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nồng nàn đến tất cả quý Phật tử đang cử hành ngày Đại lễ Vesak, một sự kiện thiêng liêng đối với hàng triệu người Phật tử trên thế giới. Khi chúng ta tôn kính ngày Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn của Đức Thế Tôn, thì giáo lý của ngài có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Và khi từng gia đình con người chịu khổ đau do ảnh hưởng cơn đại dịch COVID-19, thì bài kinh Phật nhắc nhở chúng ta rằng: “Vì muôn loài chúng sinh bị bệnh, nên ta cũng bệnh.”
Trước đây, các cuộc đụng độ giữa Israel và Palestine đã thường diễn ra tại Jerusalem và Dải Gaza. Các yếu tố tác động khẩn thiết cho mối xung đột là tình trạng đe dọa cưỡng chế trục xuất các gia đình Palestine hoặc các buổi lễ kỷ niệm của Do Thái giáo tại Tempelberg. Thực ra, chiến cuộc còn bắt nguồn từ các sự kiện lịch sử khác mà các xung đột về thành phố Jerusalem và điện thờ Tempelberg đóng một vai trò chính cho sự leo thang.
Đọng trên hoa, trên lá, giọt sương năm xưa gợi ra cõi trong vắt, bình an, đẩy hồn ta vào chốn không bến không bờ, mênh mông, tịch mịch. Những đêm không trăng sao, ta cũng thấy trong cõi mịt mùng sự an hòa, tĩnh mịch ấy. Nhưng cõi tịch mịch của thăm thẳm trời đêm thì lạnh lẽo, vô hồn. Cõi mênh mông cảm từ giọt sương có phơn phớt nắng mai, thấp thoáng màu lá, màu hoa, bao giờ cũng ấm áp, man mác niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát như sương khói, như tơ. Giọt sương quen thuộc, thân yêu ấy đã biến mất, đã trôi vào quá khứ cùng lịch sử của vũ trụ mất rồi. Dù vẫn giữ hình thái, dung nhan của muôn triệu năm trước, giọt sương hôm nay đang mang trong lòng một sự ồn ào khủng khiếp. Vô lượng vi phân tử, sóng radio của điện thoại di động mang theo những lời thủ thỉ thân yêu, gay gắt tranh luận, ầm ầm giận dữ, đắng cay nhiếc móc, nỉ non than thở, tiếng khóc, tiếng cười, nỗi bi thương, cơn cuồng nộ – đủ món hỉ nộ ái ố – … điệp điệp, trùng trùng lướt qua giọt sương liên miên từ lúc nó chào đời
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.