Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Bỉnh Khiêm

19/05/201500:00:00(Xem: 4753)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
__________

NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1585)

Nguyễn Bỉnh Khiêm quê Hải Dương, tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, các môn sinh tôn ông là Tuyết Giang phu tử.

Tương truyền, lúc ông còn trẻ được thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái út Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan thời Lê Thánh Tông, bà học rộng biết nhiều, giỏi tướng số, văn chương; dạy ông rất kỹ. Sư phụ của ông là Lương Đắc Bằng là Thượng thư dưới triều Lê sơ, ông là học trò xuất sắc trong các môn sinh, được thầy cho quyển “Thái Ất Thần kinh”. Từ đấy, ông rất giỏi về: Y, lý, số.

Ông thi đỗ Trạng nguyên năm 1535, đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư, sau đấy giữ các chức: Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Ông tính cương trực, đã chỉ trích và hạch hỏi 18 cường thần trong triều, nhưng vua không thuận tấu trình. Năm 1542, ông xin về trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Ông về Bạch Vân Am ở ẩn, mở trường dạy học và lập “Trung tân quán” để giúp đỡ người nghèo khó và chấn chỉnh đạo đức, cảnh tỉnh bọn phú hào, quan lại địa phương nếu sách nhiễu dân chúng.

Khi nhà Mạc sắp bị diệt vong, sai sứ đến hỏi ý kiến Trạng, Trạng Bảo: “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế” (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả đúng như vậy. Khi họ Trịnh muốn soán ngôi nhà Lê, cho sứ giả đến thỉnh ý của Trạng, Trạng bảo: “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”, nên họ Trịnh không đám soán ngôi. Đến khi Nguyễn Hoàng biết người anh rể muốn hãm hại mình, lại đến nhờ Trạng chỉ cách giữ thân, Trạng bảo: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nhờ vậy mới thoát thân được.

Mặc dù Trạng về trí sĩ, nhưng nhà Mạc mỗi khi gặp khó khăn, đều sai sứ đến gặp Trạng xin ý kiến. Thấy Trạng thông thạo lý số, giống như Trình Di, Trình Hạo ở Trung Hoa, nên vua nhà Mạc gọi ông là Trình Quốc Công, do đó dân gian gọi là Trạng Trình. Tuy nhiên, có một số tài liệu chứng minh rằng chữ Trạng Trình là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am nơi quê quán của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà thôi.

Học trò của ông có nhiều người hiển đạt như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Nguyễn Văn Chính (con trai cả ông).

Ngày 28 tháng 11 Ất Dậu (1585), ông tạ thế tại quê nhà hưởng thọ 95 tuổi. Vua nhà Mạc (Mạc Mậu Hợp) cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự tôn kính.

Ông đã để lại: Bạch Vân quốc ngữ thi (100 bài thơ), và sấm Trạng Trình còn lưu truyền khắp dân gian.

*- Thiết nghĩ: Nói đến ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, người ta nghĩ ngay đến “sấm Trạng Trình”, vì người ta coi ông là nhà tiên tri số một của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, có lẽ: “Trạng Trình đã hiểu được huyền cơ của tạo hóa”. Sấm Trạng Trình ứng nghiệm từng giai đoạn lịch sử đã qua, đang và sẽ tới. Có nhiều lời sấm ký đã được giải mã, các dự đoán ứng nghiệm đúng chính xác. Lý học của ông đã tiên đoán về nhà Lê Trung Hưng; chỉ cho nhà Mạc tái dựng nghiệp ở Cao Bằng; khuyên họ Trịnh dựa vào vua Lê để cùng tồn tại; chỉ cho Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá để dung thân, kiểm nghiệm đều đúng. Những dự đoán của ông có cơ sở vững vàng nên gọi Trạng Trình là nhà tiên tri rất xứng đáng.

Trạng Trình là người đầu tiên đã gọi tên nước là “Việt Nam” trong lịch sử, ông đã xác định qua các dòng văn thơ của ông còn lưu lại đến nay “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Thơ gửi Trạng nguyên Giáp Hải: “Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại. Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam” (Bầu trời cùng ngắm trông sao sáng. Rực rỡ trước sau rọi Việt Nam). Thơ gửi Thư quốc công Nguyễn Thiến: “Tiền trình vĩ đại quân tu ký. Thùy thị phương danh trọng Việt Nam” (Tiền đề rộng lớn nên ghi nhớ, Danh tiếng cho ai trọng Việt Nam?).

Cảm mộ: Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm, yêu nước lo dân
Quán thông kim cổ, bậc cao nhân
Mến thương nòi giống, dù dân dã
Hạch hỏi đồng liêu, nếu loạn thần
Họ Trịnh hỏi han, thôi soán nghiệp
Nguyễn Hoàng vấn kế, để dung thân
Nghìn sau, sấm Trạng còn danh tiếng
Sơn thuỷ thảnh thơi, lánh bụi trần!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhắc lại miền Nam, Nguyễn khắc Toàn viết: “... Mô hình chế độ chính trị Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi ở miền Bắc tôi đã được tuyên truyền rằng
Lời đầu tiên mà con kính gửi đến Đức Cha là mong được Đức Cha tha thứ cho việc một giáo dân bình thường, không tên tuổi, không đủ tư cách để đại diện cho một ai
Điều kiện tiên quyết để được giải thoát là phải Thấy và phải có đủ tâm lực, nghị lực, và sáng suốt để lựa chọn con đường giải thoát trong nhiều con đường.
Cuộc biểu tình của đồng bào Tiền Giang càng ngày càng lan rộng mang tính bức xúc lên đến đỉnh điểm. Dân oan khiếu kiện các tỉnh cũng đổ dồn về thành phố
Đầu năm 2007, Tổng thống Bush đề nghị một chiến lược khác cho Iraq, với một bộ chỉ huy mới và hai vạn quân được tăng phái để diệt trừ khủng bố và phiến loạn
Suốt 32 năm thống trị tám mươi triệu đồng bào Việt Nam, Nhà cầm Quyền Hà Nội đã dùng chính sách lao tù , bắt bớ đễ đe dọa
Sau sự sụp đổ của chính quyền Sàigòn tháng 4 năm 1975, hơn nửa triệu người Việt nam
Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước ” là khẩu hiệu tuyên truyền được lập đi lập lại nhiều lần từ Đại hội đảng X năm 2006
Cuộc 'tọa kháng' để đòi chính quyền Hà Nội phải trả lại ruộng đất nhà cửa đã bị nhà nước cướp đoạt bất công trước văn phòng quốc hội II tại Sài Gòn
Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, lúc đó là Tỉnh Trưởng của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam Cộng Hòa, đề nghị tôi gặp GS Huy để biết thêm về chính trị Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.