Hôm nay,  

Trắng Đen Tiếp Tục Xung Đột

05/05/201500:00:00(Xem: 5983)

...nước Mỹ chưa bao giờ có nhiều người sống bằng trợ cấp như bây giờ...

Tin thời sự cho thấy Baltimore đã trở thành bãi chiến trường mới cho xung đột trắng đen tại Mỹ. Diễn tiến vẫn là chuyện cũ rích giống hệt tất cả mọi câu chuyện xung đột trắng đen khác tại Mỹ, chỉ khác ngày giờ, địa điểm và tên nạn nhân.

Ngày 12 tháng 4, trong một khu da đen hết sức “phức tạp”, một thanh niên da đen, Freddie Gray, 25 tuổi, thấy cảnh sát tới gần, bất ngờ bỏ chạy, có vẻ như chẳng có lý do gì. Cảnh sát đi tuần bằng xe đạp thấy vậy, đuổi theo vì nghi ngờ anh này có tật nên giật mình. Sau một chập anh bị túm, vật xuống đất. Cảnh sát tống anh lên xe cây –xe van- chở về bót. Trên đường, anh bị xỉu. Cảnh sát chở qua nhà thương, anh được cấp cứu, và mổ khẩn cấp. Nhưng đến ngày 19, anh chết. Bị chấn thương ở cổ đến đứt mạch thần kinh –severed spinal cord-, và vỡ yết hầu. Ngoài ra ba xương sườn bị gẫy.

Tin tức loan truyền ra, gây chấn động trong cộng đồng da đen. Họ nổi cơn tức giận, xuống đường biểu tình, trước ôn hoà, sau thành bạo động. Đập phá cửa tiệm để hôi của, rồi đốt tiệm luôn. Cảnh sát can thiệp, quay qua tấn công cảnh sát luôn. Đâu 35 cảnh sát bị thương, trong đó có vài người bị thương nặng, một người nguy kịch đến tính mạng.

Bà thị trưởng da đen lên tiếng chỉ trích đám côn đồ lợi dụng nước đục thả câu. Thống đốc ban bố tình trạng khẩn trương, kêu gọi Vệ Binh Quốc Gia –National Guards- đến giúp tái vãn an ninh trật tự, ban lệnh giới nghiêm toàn tỉnh từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng.

Nếu không ghi rõ địa điểm, tên nạn nhân, và ngày tháng, câu chuyện này có thể là câu chuyện của bất cứ thành phố nào khác, bất cứ lúc nào, xẩy ra cho bất cứ anh đen nào và sở cảnh sát nào.

Cái chết của anh Gray thoạt nghe hoàn toàn vô lý, vì quá nhiều lỗ hổng.

Tại sao anh này thấy cảnh sát lại tung giò lên chạy? Bình thường, theo luật Mỹ, nếu có người nào bất thình lình nhìn thấy cảnh sát rồi vùng chạy, thì cảnh sát có quyền nghi ngờ có tật giật mình, bắt đứng lại để hỏi thăm sức khoẻ cho rõ sự tình. Nếu câu chuyện đến đây xẩy ra đúng như vậy, thì cảnh sát đã làm đúng quy luật, không có gì đáng trách.

Tại sao anh này bị bắt mang về bót? Ở đây, luật ghi rõ, cảnh sát có quyền chặn lại, hỏi giấy để xem lý do gì anh này vụt chạy, nhưng chỉ có quyền bắt mang về bót nếu quả thực anh này đã có làm chuyện phạm pháp gì, hay chống cự lại cảnh sát. Đến đây thì câu chuyện không còn rõ rệt nữa. Cảnh sát giải thích anh này có dao trong túi. Dao trong túi đâu phải là tội gì để mà có thể bị bắt? Anh đâu có rút dao ra đâm cảnh sát đâu. Do đó câu hỏi đầu tiên chưa có câu trả lời: tại sao anh Gray lại bị bắt? Công tố viện tiểu bang Maryland đã tố việc bắt giam này hoàn toàn trái phép.

Rồi anh bị lên xe cây, đưa về bót rồi sau đó bị chết. Bây giờ thì ta có cả chục câu hỏi xung quanh hai vấn đề chính: tại sao anh bị thương tới chết?

Theo tin mới nhất, 6 viên cảnh sát, trong có ba là da đen, đã bị truy tố, trong đó có một anh cảnh sát da đen bị truy tố về tội cố sát cấp hai (second degree murder), mấy người kia bị nhẹ hơn. Chưa có tin chi tiết nên cũng không ai rõ tại sao lại có một cảnh sát bị tố là cố sát.

Theo như điều tra sơ khởi, ngay khi mới bị bắt, anh Gray đã cầu cứu vì bị ngộp thở, nhưng cảnh sát phớt lờ. Túm anh lên xe, còng chân còng tay nhưng lại không cột giây lưng an toàn. Có thể khi xe chạy nhanh, thắng gắt, anh đã bị té lên té xuống mà vì bị còng nên không chống đỡ được gì. Xe ngừng bốn chặng, mỗi chặng, người lái xe đều xuống kiểm tra, và tiếp tục lên xe đi tiếp mặc dù anh Gray la hét thở không được và bị thương. Đến lần cuối, thấy anh Gray bất tỉnh, cảnh sát khi đó mới chở anh vào bệnh viện.

Nhưng rồi lại có một giả thuyết mới xuất hiện. Theo một anh tù bị bắt cùng lúc, ngồi cùng xe với anh Gray, nhưng xe được chia từng ngăn nên anh này không ngồi cùng ngăn với anh Gray, ngồi ngăn bên cạnh, chỉ nghe anh Gray tự đâm mình ầm ầm vào sườn xe và tấm thiếc ngăn trong khi xe chạy bình thường, như muốn tự tử. Có thể từ đó bị gẫy cổ và gẫy xương sườn. Nghe cũng không ổn. Có lý do gì khiến anh này tự nhiên muốn tự tử kiểu lạ lùng là tư đâm xầm vào sườn xe?

Dù sao thì chi tiết cuộc điều tra chưa được công bố. Có khi sẽ còn nhiều cuộc điều tra khác. Bộ Tư Pháp đã mở cuộc điều tra, trong khi Hiệp Hội Cảnh Sát cũng đặt câu hỏi, cho là các cảnh sát bị truy tố chỉ là những con chốt thí vì lý do chính trị. Trong vụ này, rắc rối lớn là trong 6 cảnh sát liên lụy, có 3 là da đen, rồi thủ phạm chính cũng lại da đen.

Báo chí loan tin lung tung không có nghiã là đã đăng sự thật. Chỉ cần nhìn lại câu chuyện anh Brown tại Ferguson thì thấy. Báo chí làm rùm beng là anh Brown đã dơ hai tay đầu hàng rồi mà vẫn bị cảnh sát bắn chết. Đưa đến việc dơ hai tay la “Hands Up, Dont Shoot” trở thành khẩu hiệu của dân nổi loạn, trong khi sự thật anh Brown đã chẳng dơ tay đầu hàng gì hết.

Đó là bình tâm nhìn sự kiện. Vấn đề là dân da đen tại Baltimore đã không thể bình tâm nhận định vấn đề, hay ngồi chờ kết quả điều tra. Ngày 21, họ bắt đầu xuống đường. Chủ tịch hiệp hội cảnh sát lên tiếng phân ưu cùng gia đình anh Gray, nhưng lại nói thêm hình ảnh đám đông biểu tình chỉ nhắc lại hình ảnh đám đông treo cổ dân da đen hay da trắng thời xưa thôi.

Nhà báo da đen Charles Blow viết ngay trên New York Times đả kích ông này có tư tưởng kỳ thị da đen. Dân da đen càng thêm tức giận, xuống đường ngày 24 cho dù sở cảnh sát treo giò 6 viên cảnh sát trong khi chờ đợi điều tra. Ngày 25, họ đã rủ nhau xuống đường tuần hành nữa, và lần này đã mau chóng biến chứng thành biểu tình bạo động, đánh nhau với cảnh sát. 15 cảnh sát bị thương, 35 người biểu tình bị bắt. Ngày 27, đám táng anh Gray. Tình hình sa sút nặng, đám táng biến thành biểu tình tuần hành, rồi chuyển qua bạo động, đốt nhà phá tiệm, hôi của. Thêm cả chục cảnh sát bị thương và cả mấy chục người bị bắt.

Thanh niên da đen, đập cửa kính các tiệm, tràn vào ăn cắp hàng hóa. Tại tiệm thuốc CVS, có bán hàng tạp hoá, họ tràn vào khiêng hàng ra, rồi nổi lửa đốt luôn cả tiệm. Thậm chí đến một nhà già của các cụ da đen hưu trí cư ngụ cũng bị đập phá, thiêu rụi, chẳng ai hiểu được vì lý do gì.

Khi cảnh sát can thiệp thì họ ào ào tấn công, liệng đá, đánh cảnh sát và đốt xe cảnh sát. Đốt cả vài xe tư nhân luôn. Giống như tất cả các cuộc bạo động trước, nạn nhân chính vẫn là những dân cùng màu da đen với họ, vì dân biểu tình chỉ quậy trong khu của họ. Những người dân vô tội này sẽ điêu đứng vì mất hết mà không có bảo hiểm nào trả, vì bảo hiểm không bao giờ bồi thường thiệt hại do biểu tình bạo động gây ra.

Dĩ nhiên, cướp phá không phải là hành động của đa số dân da đen bất mãn, mà chỉ là hành động lợi dụng nước đục thả câu của một nhúm côn đồ du đãng. Nhưng dù sao cũng gây thiệt hại thật lớn cho dân da màu, thiệt hại vật chất cho những cửa tiệm bị cướp phá, thiệt hại uy tín chung cho tất cả dân da đen, chẳng những ở Mỹ, mà còn ở khắp thế giới khi truyền hình thế giới đưa ra hình ảnh những thanh niên da đen hớn hở đập phá cướp bóc.

Những vụ cướp bóc như vậy chỉ củng cố hình ảnh tiêu biểu của một cuộc biểu tình của dân da đen: luôn luôn là cơ hội hôi của, không nhiều thì ít. Rõ ràng đây không phải những hành động bộc phát từ tức giận, mà giống như chỉ đợi cơ hội, đợi cớ để đi cướp đập phá, hôi của. Nhìn vẻ mặt của mấy anh hôi của cũng thấy, không ai có vẻ mặt tức giận cướp phá, hôi của cho bõ ghét, mà trái lại, anh chị nào mặt mũi cũng rõ ràng hớn hở, cười toe toét, ôm đồm tối đa.


Điều an ủi cho dân da đen ở Baltimore là sáng hôm sau, đã có không ít người có ý thức hơn, tự nguyện ra thu dọn chiến trường, quét dọn.

Khi TNS Barack Obama ra tranh cử, với những lời lẽ gây ấn tượng mạnh, ông đã đưa ra chủ trương đại đoàn kết quốc gia, “Không có một nước Mỹ đỏ, một nước Mỹ xanh. Không có một nước Mỹ đen, một nước Mỹ trắng,…”. Hàng triệu người đã bầu cho ông vì cái khẩu hiệu nổ như pháo Tết đó, vì nó dựa trên một cái lý thật đơn giản, mà cũng là một hy vọng của tất cả dân Mỹ.

Bầu cho ông da đen làm tổng thống để chấm dứt tệ nạn kỳ thị màu da ở Mỹ nghe không thể nào tréo cẳng ngỗng hơn. Làm sao bầu một người vì màu da lại có thể chấm kỳ thị màu da? Tự nó đã là cái mâu thuẫn vĩ đại, mà nhiều người không chịu nhìn thấy cho dù rõ hơn ban ngày.

Bầu cho một ông da đen làm tổng thống để chuộc lỗi vì đã đối xử quá bất công với dân da đen trước đây, cũng như để giúp cải thiện cuộc sống của dân da đen, nghe có lý hơn nhiều. Và đây mới chính là lý do quan trọng nhất mà trí thức da trắng bầu cho ông da màu Obama.

Để rồi dân da màu cũng nhìn thấy rõ, và dĩ nhiên, triệt để khai thác cái mặc cảm tội lỗi đó.

Không ai chối cãi được việc TT Obama nhậm chức ngay đúng lúc khủng hoảng kinh tế lên đến cao điểm đưa đến thất nghiệp tràn lan, doanh nghiệp sập tiệm đóng cửa ào ào, nhà cửa bị ngân hàng ốp hàng loạt vì nợ không trả nổi. Nhưng tân tổng thống thay vì trực diện với khủng hoảng và lo giải quyết khẩn cấp khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp thì lại cố tình lơ là.

Ông có ưu tiên khác. Đối với TT Obama, khủng hoảng kinh tế cũng như thất nghiệp là chuyện chu kỳ, trước sau gì thì vận hành kinh tế thị trường cũng sẽ tự động giải quyết khủng hoảng đó. Nếu chính quyền tích cực hơn thì có thể sẽ phục hồi nhanh hơn, chính quyền thụ động thì phục hồi chậm hơn. Do đó, không phải ưu tư quan trọng nhất. Và ông chẳng làm gì hơn là tung ra khoảng 700 tỷ gọi là gói kích cầu kinh tế, nghe rất lớn nhưng thật ra chẳng có kết quả cụ thể gì. Nạn thất nghiệp chỉ bắt đầu giảm 5 năm sau.

Ưu tiên của TT Obama là làm chuyện để đời: Obamacare. Vì Obamacare sẽ trường tồn vĩnh viễn.

Mà lơ là việc phục hồi kinh tế, duy trì nạn thất nghiệp cũng chẳng có gì đáng lo lắm. Dân thất nghiệp được lãnh trợ cấp cũng qua ngày, mà lại còn nhớ ơn tổng thống. Vừa nằm nhà nghỉ khoẻ lại có tiền lai rai. Tổng thống có thêm được ít phiếu nữa. Đâu có hại gì? Kết quả là nước Mỹ chưa bao giờ có nhiều người sống bằng trợ cấp như bây giờ. Đủ loại trợ cấp: tiền thất nghiệp, tiền gia đình đông con, phiếu thực phẩm, bảo hiểm y tế miễn phí,… Tất cả đều là cử tri. Là lá phiếu cho TT Obama và cho đảng Dân Chủ.

Chưa bao giờ nhiều như vậy vì khá nhiều người cố tình muốn sống bằng trợ cấp. Đối với một số dân da màu, đây cũng là một hình thức dân da trắng trả nợ họ, chuộc lỗi với họ, phải nuôi họ.

Vì ông tổng thống của họ cùng màu da với họ nên nhiều dân da màu cũng trở nên tham lam, lạm dụng, đòi hỏi ngày một nhiều, hay tệ hơn nữa trở nên hống hách. Câu chuyện ông giáo sư da đen Gates hết sức tiêu biểu. Khi bị cảnh sát hỏi giấy thì không những không thèm đưa giấy ra mà lại hỏi ngược lại cảnh sát “Có biết tôi là ai không?”. Khi TT Obama nghe được câu chuyện, phản ứng đầu tiên của ông là chửi “cảnh sát ngu xuẩn”. TT Obama sau đó đã nhận thấy mình hố, nhưng không chịu xin lỗi, chỉ mời anh cảnh sát và ông giáo sư đến Tòa Bạch Ốc uống bia giảng hòa.

Những chuyện này phản ánh một kỳ vọng lớn hơn bình thường của khối dân da đen. Kỳ vọng sẽ được ưu đãi hơn, được nhiều quyền lợi hơn, sẽ được tổng thống bênh vực, hay bao che luôn không chừng. Để rồi hơi một tý, hễ ai động đến họ là chu tréo kỳ thị ngay lập tức. Mấy anh nhà báo da đen, chuyên gia xách động như Charles Blow của New York Times, cũng luôn luôn sốt sắng đổ dầu vào lửa, viết bài kích động dân da đen. Chưa kể các chuyên gia xách động khác như các mục sư Jesse Jackson và Al Sharpton, là những người không bao giờ bỏ lỡ dịp lên truyền hình khua môi.

Phản ứng ngược dĩ nhiên khó tránh. Dân da trắng có vẻ bất mãn, đổ dồn ấm ức lên đầu dân da đen lại. Nhất là trong giới cảnh sát khi thấy mấy anh thanh niên đen có vẻ ngày càng ỷ y, phạm pháp nhiều hơn, công khai hơn, như anh Brown, chỉ vì bị cảnh sát kêu đi lên lề đường thay vì đi nghêng ngang giữa đường là đến ngay xe cảnh sát thẳng tay đánh túi bụi anh cảnh sát còn ngồi trong xe. Đối với cảnh sát, đây là tên côn đồ có hành động phạm pháp không tha thứ được. Nhưng trái lại, anh Brown này lại trở thành “người hùng”, được cả nước biểu tình tung hô. Trong khi đó, hai anh cảnh sát bị dân da đen bắn chết tại Nữu Ước thì chẳng có ai để ý. Từ đó cảnh sát khó tránh bực mình, đối phó nặng tay hơn với dân da đen.

Việc bầu một ông da đen làm tổng thống chẳng những không tạo đại đoàn kết gì mà trái lại, còn gia tăng mâu thuẫn trắng đen mạnh hơn nữa.

Phải nói là tình trạng xung khắc leo thang đến từ cả hai phía, như con xoáy, một bên muốn ngừng cũng khó ngừng.

Trong câu chuyện anh Gray tại Baltimore này, dĩ nhiên ta phải chờ kết quả điều tra thì mới rõ đâu là đâu. Nhưng nếu như những tin tức biết được là chính xác thì lỗi của cảnh sát Baltimore không thể khỏa lập được mà cũng khó tha thứ được. Một thanh niên, có thể là có tật giật mình, nhưng cũng có thể chỉ là nhát gan thấy cảnh sát thì sợ rắc rối nên bỏ chạy thôi. Dù sao, anh ta chẳng làm gì phạm pháp, không thể bắt về bót khơi khơi như vậy được. Ngoài ra, trong khi bị cảnh sát bắt giữ thì tất nhiên cảnh sát phải chịu trách nhiệm tuyệt đối về an toàn của anh Gray. Không thể viện dẫn bất cứ lý do gì khi anh bị chết trong khi bị cảnh sát giam giữ. Cho dù anh tự tử thì trách nhiệm của cảnh sát vẫn còn đó.

Trong tất cả những vụ xung đột mới xẩy ra gần đây, hiển nhiên vụ anh Gray này trầm trọng hơn cả, dân da đen Baltimore hay bất cứ nơi nào khác không thể không nổi giận.

Nhưng quan trọng hơn nữa, đi xa hơn việc nổi giận của một nhóm dân, chính quyền phải có biện pháp cụ thể và triệt để làm sao cho những cái chết vô lý kiểu này không thể xẩy ra tại nước Mỹ này được nữa.

Đốt phá, cướp bóc không thể là giải pháp. Mà đánh cảnh sát dĩ nhiên lại càng không phải là giải pháp. Giải pháp phải đến từ cấp cao nhất, tức là từ tổng thống. Khi mà phản ứng của tổng thống là chửi cảnh sát ngu xuẩn, hay ca tụng anh Trayvon, một tên ăn cắp vặt bị bắn chết, là “tôi muốn có con trai như Trayvon” thì hiển nhiên, đó là phản ứng một chiều, phản ứng có tính phe đảng, không phải là trung lập, tức là phản ứng đổ dầu vào lửa chứ không phải chữa lửa. Hiển nhiên, đó là những phản ứng bình thường của một người da đen bình thường, nhưng cũng hiển nhiên không kém, đó không thể là phản ứng của một vị quốc trưởng, cho dù là quốc trưởng đó da đen.

Nước Mỹ vừa có tân Bộ Trưởng Tư Pháp, bà Loretta Lynch, một luật gia da đen. Ta hãy chờ xem bà sẽ có biện pháp gì.

Dù sao thì biện pháp của bà Lynch phải đi xa hơn câu chuyện anh Gray, mà phải nhắm vào căn gốc xâu sa của vấn đề, nếu không thì những vụ Ferguson hay Baltimore sẽ còn xẩy ra dài dài.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.