Hôm nay,  

Người Kể Chuyện Cổ-tích Việt-nam Bằng Tiếng Mỹ

04/04/201500:01:00(Xem: 11847)

NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỔ-TÍCH VIỆT-NAM BẰNG TIẾNG MỸ

 

                                                                                    Diamond Bích-Ngọc (ghi nhận).

 

blank

 

 

Sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 hàng triệu người Việt-Nam đã tìm đường vượt biển, vượt biên, sẵn sàng đánh đổi mạng sống mình cho hai chữ “Tự-Do” vì không chấp-nhận sống dưới chế độ Cộng-Sản.

 

Tài-liệu của MPI  (Migration Policy Institute) thống-kê số dân tỵ-nạn Việt-Nam được định-cư tại Hoa-Kỳ đã tăng từ năm 1980 là 231,000 người thành 1,259,000 vào năm 2012.

 

Link: http://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese-immigrants-united-states

 

Tại miền Bắc nước Mỹ, giáp biên-giới Canada có Minneapolis là thành-phố đông dân nhất trong tiểu-bang Minnesota và là địa-hạt của quận Hennepin.  Minneapolis tọa-lạc cạnh thủ-đô Saint Paul nên cả hai được gọi là thành-phố sinh đôi (Twin Cities); nằm cạnh dòng sông Mississippi lớn nhất nước Mỹ chảy dài từ Minnesota đến thành-phố New Orleans, tiểu-bang Louisiana.   

 

Tính từ năm 2009 đến 2013 có hơn 18,000 người Việt-Nam (từ 5 tuổi trở lên) sống tại Twin Cities dùng tiếng Việt là ngôn-ngữ chính ở nhà…. Nếu tính cả nước Mỹ thì có khoảng 22%  trẻ Việt-Nam sinh trưởng tại Mỹ nói tiếng Việt ở nhà; nhiều nhất là ở Minnesota (83%).

 

(During 2009-2013, over 18,000 residents (age 5 and older) in the Twin Cities region spoke Vietnamese at home… Twenty-two percent of residents who speak Vietnamese at home were born in the U.S.—the majority (83%) in Minnesota…)

 

Link: http://www.metrocouncil.org/METC/files/79/793a15d9-3262-4b54-8591-aa94cc212562.pdf

 

Người Mỹ gốc Việt đầu tiên có bằng quản-thủ thư-viện và hiện làm việc cho Augsburg Park Library - Hennepin County Library thành-phố Richfield, Minnesota là chị Trần-Thị-Minh-Phước.  Gia-đình chị là những thuyền-nhân vượt biển đến được Mã-Lai-Á và sau đó được đi định-cư tại Minnesota từ năm 1984.  Chị chính là tác-giả của tuyệt tác-phẩm “Vietnamese Children’s Favorite Stories” – Người kể lại những câu chuyện cổ-tích Việt-Nam bằng tiếng Mỹ; nhằm tạo nhịp cầu thông-cảm với giới trẻ Việt-Nam sinh-trưởng tại Hoa-Kỳ; cho chúng hiểu rõ về nguồn cội, tập quán của cha ông.  Nói lên niềm tin mãnh liệt vào ông Trời của người dân ta và đề cao những hình tượng anh-hùng thần-thoại như Phù-Đổng-Thiên-Vương hay vua Lê-Thái-Tổ (tức Lê-Lợi) – Vị Hoàng-Đế đầu tiên của triều-đại Hậu Lê (1428 – 1433); người đã trả lại thanh bảo kiếm cho thần Kim-Quy tại hồ Hoàn-Kiếm sau khi chiến thắng quân Minh.

 

blank

 

Một yếu-tố quan trọng khác trong sách “Vietnamese Children’s Favorite Stories” mà tác-giả Minh-Phước muốn gửi gấm đến đọc-giả đó là cách đối nhân, xử thế, đạo làm người của dân Việt-Nam xưa:  phải có Nhân (đức độ), Nghĩa (biết phải, trái, làm việc bác-ái và nhớ ơn người cứu giúp mình), Lễ (kính trên, nhường dưới, đúng phép).  Trí (có kiến thức, trí-tuệ thông-thái...). Tín (chân thành, tín-trực, gây được niềm tin của mọi người).

 

(Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín – Compassion, Rituals, Righteousness, Wisdom, Trust).

Là những bậc phụ-huynh có con em sinh-trưởng tại hải-ngoại, chúng tôi nhận thấy không dễ dàng chút nào khi kể chuyện cổ tích nhân-gian Việt-Nam cho các bé biết lắng nghe và thưởng-thức.  Một phần vì trở ngại ngôn-ngữ và điều quan-trọng là cần phải có hình vẽ để dẫn chuyện. 

 

May mắn thay, cộng-đồng người Việt tại Hoa-Kỳ có được tác-giả Minh-Phước viết lại những cổ-tích này theo trí nhớ về những lời Mẹ chị kể chuyện năm xưa, lại được sự cộng-tác quý báu của hai họa-sĩ Nguyễn-Thị-Hợp và Nguyễn-Đồng với những nét vẽ thần-kỳ, màu sắc vô cùng sống động, theo sát những lời kể chuyện của tác-giả.  Vì thế, sách “Vietnamese Children’s Favorite Stories” dày 100 trang, bìa cứng, hình tranh rất đẹp.  Gồm 15 chuyện cổ-tích Việt-Nam đã được ra đời và xứng đáng là một tác-phẩm cần phải có trong tủ sách gia-đình của mọi người Việt-Nam chúng ta. 

 

Xem You Tube giới-thiệu sách “Vietnamese Children’s Favorite Stories”:

 

https://mail.google.com/mail/u/0/#inbox/14c7e9cf6cb0a40a?projector=1

 

“Vietnamese Children’s Favorite Stories” đã được công-ty Tutle xuất-bản trên toàn thế-giới.  Quý vị có thể tìm mua trên:

 

  • Amazon.com

http://www.amazon.com/Vietnamese-Childrens-Favorite-Stories-Phuoc/dp/0804844291)

 

                                                                                              

Diamond Bích-Ngọc (ghi nhận).

 

(Mục-đích viết bài này trong tinh-thần thiện-nguyện nhằm giới-thiệu đến Cộng-Đồng Việt-Nam trên toàn thế-giới về tác-phẩm đầu tay “Vietnamese Children’s Favorite Stories” của tác-giả Trần-Thị-Minh-Phước, chị cùng phu-quân là anh Thịnh-Nguyễn và các con, các cháu đã luôn sát cánh làm việc từ-thiện cùng gia-đình “Chân Quê” suốt những năm qua như trong việc tổ-chức tiệc Vinh Danh Bố (Father’s Day) tại thành-phố Duluth, Minnesota; không ngoài mục-đích tri-ân các chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa và các đồng-minh Hoa-Kỳ.)

 

blank


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Họ kỷ niệm ngày nổi dậy của dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa - mùng 10 tháng Ba năm 1959 - khi Trung Quốc đưa quân từ các tỉnh miền Đông
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.