Hôm nay,  

Nguyễn Vũ Bình: Dòng Máu Bất Khuất VN

06/03/200700:00:00(Xem: 9685)

Nguyễn Vũ Bình: Dòng Máu Bất Khuất VN

Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang. Chỉ khác ở chỗ nếu trước đây sĩ phu, rồi sau đó là toàn khối nhân dân đứng lên chống xâm lăng thì lúc này sĩ phu trẻ tuổi và người trí thức trong nước đang vùng đậy chống lại một chế độ độc tài toàn trị.

Trong vài trang giấy ngắn chúng ta không thể ghi hết những nhà đấu tranh của Việt Nam hôm nay. Để làm công việc đó ít nhất phải có một cuốn sách dày. Nhưng từ nhiều năm qua đã xuất hiện những khuôn mặt bất khuất trẻ tuổi và trung niên đã được thử thách trong nhà tù như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà nghiên cứu Hán nôm Trần Khuê … và hiện nay là nhà báo Nguyễn Vũ Bình, luật sư Lê Thị Công Nhân … Đó là chưa nói đến những khuôn mặt từng tạo nhiều chú ý của thế giới như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Võ Đại Tôn, Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế ...

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình là một con người bất khuất tiêu biểu. Anh mang dòng máu tiếp nối truyền thống đấu tranh và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam, và chừng nào không còn những biểu tượng đó nhân dân Việt Nam sẽ không thể duy trì dân tộc tính của mình.

Nguyễn Vũ Bình sinh ngày 2/1/1968, năm nay 39 tuổi. Ông xuất thân là một nhà báo làm việc cho tờ Tạp Chí Cộng Sản (một cơ quan chuyên về lý luận của đảng Cộng sản Việt Nam) trong nhiều năm trước khi quyết tâm lăn mình vào cuộc đấu tranh chống lại các chính sách mà ông cho là sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam để hy vọng đưa đất nước Việt Nam đi lên. Đầu năm 2001 ông thôi làm báo và kêu gọi thành lập đảng Dân Chủ Tự Do Việt Nam để đưa lên một tiếng nói đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó ông cùng 16 nhà đấu tranh dân chủ khác cùng ký tên vào một thỉnh nguyện thư gởi đến chính quyền kêu gọi cải cách chính trị, bắt đầu bằng việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Tháng 7 năm 2002 ông gởi một bản điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đến quốc hội Hoa Kỳ. Và hai tháng sau, sau khi ông viết bài Một vài suy nghĩ về biên giới Việt-Trung phơi bày nguy cơ của Trung quốc đối với Việt Nam và sự yếu kém của những người lãnh đạo Việt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt giam ông.

Ngày 31/12/2003 đảng Cộng sản Việt Nam đưa ông ra tòa và tuyên xử ông 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp (sic). Các tổ chức quốc tế như Hội Ký giả Không Biên giới, Hội Quan sát Nhân quyền (Human Watch), Uỷ ban Bảo vệ Các nhà báo, Hội Báo chí Quốc tế (World Association of Newspapers), Diễn đàn Biên tập viên Thế giới và đại diện hằng ngàn tờ báo trên 100 quốc gia đã đồng thanh lên án phiên tòa xử Nguyễn Vũ Bình là một thứ hội đồng chuột. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã chính thức lên tiếng phản đối.

Nguyễn Vũ Bình chống án, nhưng trong phiên tòa xử lại ngày 5/5/2004 tòa án Hà Nội vẫn y án của tòa dưới. Trước quyết định của tòa Nguyễn Vũ Bình tuyên bố lập trường của ông là “tự do hay là chết”. Ông còn một mẹ già, vợ, bà Bùi Thị Kim Ngân và hai con nhỏ, và hiện bị giam tại trại tù Nam Hà.

Theo thông lệ của các đảng Cộng sản thời kỳ còn chiến tranh lạnh (trước đầu thập niên 1900) tất cả những người chống đảng Cộng sản đều bị giết như những cuộc thanh trừng tại Liên bang Xô viết dưới thời Stalin, những cuộc giết đồng chí của mình của Mao qua cuộc “Cách mạng Văn hóa” tại Trung quốc, và tại Việt Nam là những cuộc thanh trừng qua cuộc cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, đàn áp, đày đọa văn nghệ sĩ qua vụ án chống đảng, gọi là vụ “xét lại chống đảng”.

Nhưng sau khi Liên bang Xô viết không chạy đua nổi với Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua vũ trang và kinh tế và thua cuộc chiến tranh lạnh, kéo theo sự sụp đổ của khối Xô viết Đông Âu, các nước cộng sản còn lại phải điều chỉnh thái độ để sống còn. Bắc Hàn thì vừa tìm cách chế tạo vũ khí nguyên tử vừa làm một cuộc vận động trực tiếp quan hệ với Hoa Kỳ để được bảo vệ. Tại Trung quốc thì Đặng Tiểu Bình đưa ra lý thuyết “mèo trằng mèo đen”, tại Việt Nam thì năm 1986 đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chương trình “đổi mới” rồi sau đó là “kinh tế thị trường” với sự kiểm soát chặt chẽ của đảng mà họ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đồng thời tại Trung quốc và Việt Nam, hai đảng Cộng sản này áp dụng một chính sách dễ dãi để dân chúng tự do làm ăn, tự do cầu nguyện, tự do khấn bái thần linh miễn sao đừng đi đến hình thức tổ chức để có thể tranh quyền với đảng Cộng sản. Riêng tại Việt Nam đối với những người chống đối chế độ được quốc tế đặc biệt quan tâm (như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhà thơ Nguyễn chí Thiện) họ áp dụng chính sách cách li với quần chúng bằng cách cho ra hải ngoại trước áp lực quốc tế. Ông Võ Đại Tôn được trả tự do trước khi mãn hạn tù và trả về Úc châu, nơi ông cư ngụ trước khi băng rừng trở về.

Đối với văn nghệ sĩ trong nước thời Nhân văn Giai phẩm đã già họ tìm cách vỗ về để yên cho sống. Đối với văn nghệ sĩ nổi tiếng và có những tác phẩm xuất sắc thời “đổi mới” họ tìm cách áp lực và mua chuộc bằng kinh tế. Đối với những nhà đấu tranh dân chủ họ cũng vừa đe dọa vừa mua chuộc. Và bộ máy công an của đảng Cộng sản Việt Nam thi hành kế hoạch gài người vào các phong trào đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước, chủ yếu là trong nước để nghe ngóng và phá hoại phong trào.

Tuy nhiên đường lối trước sau không thay đổi của đảng Cộng sản Việt Nam là thẳng tay tiêu diệt mọi mầm mống chống đối dù đó là một tổ chức tôn giáo hay cá nhân mà đảng không thể khuất phục bằng những phương pháp khác. Đó là đường lối đảng Cộng sản Việt Nam đang theo đuổi để tiêu diệt nhà đấu tranh Nguyễn Vũ Bình.

Trong năm 2006 qua các đợt ân xá nhân những ngày lễ lớn như ngày sinh nhật của ông Hồ Chí Minh vào tháng 5, ngày lễ độc lập vào tháng 9, ngày Tết Nguyên đán vào tháng 2 (2007) người ta chờ đợi đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phóng thích Nguyễn Vũ Bình, nhưng mặc dù trước áp lực nặng nề của quốc tế, và mặc dù đảng Cộng sản Việt Nam đang có nhu cầu tạo một bộ mặt hiền lành để vận động quốc hội Hoa Kỳ thông qua hiệp ước Quan hệ Thương mãi Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ, vận động để trở thành hội viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), chuẩn bị tổ chức buổi họp hằng năm của các nước ven Thái bình dương (APEC), đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình. Người tù kiên cường Nguyễn Vũ Bình đã không chấp nhận từ bỏ bất cứ một phần nào trong chương trình đấu tranh cho đất nước của ông để được trả tự do.

Và chỉ còn 3 năm nữa Nguyễn Vũ Bình mãn án, đảng Cộng sản Việt Nam biết họ khó tìm cớ để kéo dài sự giam giữ ông, nên hình như họ đang có kế hoạch giết ông ở trong tù. Sức khỏe của một người tù lệ thuộc vào sự săn sóc của các bác sĩ của nhà tù, và vì không được săn sóc sức khỏe của Nguyễn Vũ Bình càng ngày càng suy giảm.

Theo thông tin nhận được từ bác sĩ Phạm Hồng Sơn, sau chuyến thăm viếng mới  nhất của chị Kim Ngân vợ anh Bình thì mặc dù tinh thần của Nguyễn Vũ Bình vẫn vững vàng, thể chất ông có nhiều dấu hiệu suy giảm. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhận xét rằng với áp huyết cao ông Nguyễn Vũ Bình có thể bị nhồi máu cơ tim mà không ai hay biết để chạy chữa kịp thời vì ông Bình bị giam biệt lập với tất cả các khu khác.

Đồng thời với kế hoạch giết chết Nguyễn Vũ Bình, đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường áp lực đối với các nhà đấu tranh dân chủ khác như hành xách luật sư Lê Thị Công Nhân và xâm phạm nhà chung của Giáo hội Công giáo ở Huế bắt linh mục Nguyễn Văn Lý đưa ra khỏi thành phố Huế và chuẩn bị đưa linh mục Lý ra tòa để phân tán sự chú ý của dư luận đối với kế hoạch giết Nguyễn Vũ Bình.

Hiểu ý đồ của đảng luật sư Lê thị Công Nhân đã khẳng định “tôi không bao giờ đầu hàng, không bao giờ thỏa hiệp với đảng cộng sản Việt Nam cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến.”

Vào ngày 30 Tết Đinh Hợi đích thân Nguyễn Vũ Bình đã viết thư gởi các ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  yêu cầu được đưa vào một bệnh viện chuyên môn về tim mạch để được chữa trị. Và vào ngày Mồng Một Tết Đinh Hợi cụ Nguyễn Vũ Mô, 82 tuổi thân phụ của Nguyễn Vũ Bình cũng đã viết thư gởi ba vị lãnh đạo nói trên yêu cầu đưa Nguyễn Vũ Bình đi chữa trị.

Với tư cách một bác sĩ, và cũng từng là một người tù, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã lên tiếng báo động quốc tế trước âm mưu hạ thủ Nguyễn Vũ Bình của đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một lá thư kêu cứu gởi toàn thể thế giới, bác sĩ Sơn đã đặt một câu hỏi nhức nhối:

“Một con người đã dám nói lên tiếng nói của lương tâm trước vận mệnh nguy nan của dân tộc, một con người đã khước từ ưu đãi khi cuộc sống còn trăm bề thiếu thốn để khẳng định lý tưởng, một con người đã bất chấp đe dọa để vạch trần sự tha hóa của cường quyền, một con người đã dám ước mơ cho con đường phục hưng đất nước khi gia đình riêng còn trong cảnh bần hàn. Một con người như thế, chắc chắn sẽ vẫn không từ nguy nan, không quản nguy hiểm và chắc chắn cũng sẽ thanh thản, không hề tiếc nuối một khi phải ra đi trong chốn lao tù, cách biệt, ra đi khi còn để lại hai con thơ dại và người vợ trẻ, bởi một lẽ, con người đó đã tận lực trong sứ mệnh không chỉ cho mình mà còn cả cho người. Nhưng hỡi ôi! Nếu điều đó xảy ra, tất cả những con người hôm nay sẽ nghĩ sao và sẽ xót thương ra sao"”

Tiếng kêu và câu hỏi của bác sĩ Phạm Hồng Sơn dành cho những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Bất cứ một người Việt Nam nào cũng hiểu rằng qua mấy ngàn năm lịch sử nước Việt Nam còn tồn tại trước mọi áp lực từ Đông phương đến Tây phương là nhờ tinh thần bất khuất của dân tộc như Trần Bình Trọng, những chiến sĩ Cần vương, nhà lãnh tụ Nguyễn Thái Học … và những chiến sĩ quốc gia cũng như cộng sản trong lao tù thời chiến tranh chống Pháp. Những gương bất khuất này đã tạo sự phấn khởi cho toàn dân và sự khâm phục của thế giới.

Gương bất khuất của Nguyễn Vũ Bình chỉ là sự tiếp nối gương bất khuất của những người đi trước để cho đất nước được tồn tại và dân tộc được vinh quang. Nếu những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam để Nguyễn Vũ Bình chết trong ngục tù thì họ đã giết chết tinh thần bất khuất của dân tộc và tội này sẽ mãi là một vết nhơ trong lịch sử không có gì gột rữa được.

March 5, 2007

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Họ kỷ niệm ngày nổi dậy của dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa - mùng 10 tháng Ba năm 1959 - khi Trung Quốc đưa quân từ các tỉnh miền Đông
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.