Hôm nay,  

Tại sao Mỹ nên bỏ ASEAN qua một bên trong vấn đề Biển Đông

13/03/201500:01:00(Xem: 5225)

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG

Bản tin số 61— Ngày 13 tháng 03 năm 2015 

 

Tại sao Mỹ nên bỏ ASEAN qua một bên trong vấn đề Biển Đông

 

The Heritage Foundation

Tác giả: Walter Lohman

Người dịch: Trần Văn Minh

Ngày 13-03-2015

Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ vào cuối tháng Hai, Chủ tịch mới của ủy ban, ông John McCain đã hỏi Giám đốc tình báo James Clapper về những gì ông gọi là các hình ảnh vệ tinh "đầy kịch tính" phô bày công trình xây dựng của Trung Cộng tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông. Ông Clapper, trong khi đáp lại, thừa nhận có vấn đề về việc Trung Cộng "tích cực" theo đuổi các "đòi hỏi chủ quyền quá đáng". Ông cũng mô tả mối quan ngại trong khu vực là một "điều tốt bởi vì, cuối cùng, các nước trong khu vực chỉ có thể có sức mạnh nếu họ hành động tập thể".

Ông Clapper chỉ phản ảnh sự khôn ngoan thông thường của một vài năm trở lại đây. Phần lớn Washington, bao gồm các viên chức chủ chốt trong chính quyền Obama, đã ủng hộ phương cách tiếp cận ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Biển Đông dựa vào các tiến trình khu vực. Đây không phải là không hợp lý. Lý tưởng nhất, khu vực Đông Nam Á sẽ "hành động chung" để giới hạn tranh chấp, và Mỹ có thể nhảy vào ở phía sau để phụ giúp.

Vấn đề là phương tiện truyền thống của Đông Nam Á cho hành động tập thể, là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã chứng tỏ không thích hợp cho việc tìm kiếm một giải pháp. Những hình ảnh về sự bồi đắp đảo đầy tham vọng của Trung Cộng - và các dấu chỉ về ý hướng sử dụng bạo lực của Trung Cộng để xác định tuyên bố chủ quyền - chỉ là những bằng chứng gần đây nhất.

Tới lúc để nghĩ lại

 

Đây là thời điểm cho Washington đi tìm hướng đi mới để giải quyết vấn đề. Hoa Kỳ có các lợi ích quan trọng đang bị đe dọa, bao gồm sự đi lại của hải quân qua các tuyến đường biển cần thiết để gìn giữ hòa bình ở eo biển Đài Loan và Đông Bắc Á Châu; sự giao thông an toàn, lâu dài, không bị ngăn trở của thương mại đường biển; và an ninh của Philippines, một đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Tổ chức ASEAN cũng quan tâm đến những điều này. Tuy nhiên sự thống nhất của tổ chức lại là ưu tiên cao hơn. Đến mức mà những chuyện liên quan tới lợi ích của Mỹ - là điều thách thức khái niệm về quyền hạn trong vùng biển quốc tế của Trung Cộng, chẳng hạn - đe dọa sự thống nhất của ASEAN, ASEAN lùi vào thế bất động. Kết quả là, sự chia rẽ của ASEAN đã dẫn đến nhiều thập niên ngoại giao thất bại trong vùng Biển Đông.

Năm 1992, các ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu thành lập một “quy tắc hành xử quốc tế ở Biển Đông." Hai mươi năm sau, các cuộc đàm phán của họ với Trung Cộng dẫn đến không phải một quy tắc ràng buộc, nhưng một "tuyên bố ứng xử". ASEAN đã đánh mất mục tiêu. Họ đã bỏ lỡ cơ hội một lần nữa vào năm 2011, khi chín năm hội họp sản xuất ra một bộ các chỉ dẫn mỏng manh với 274 chữ để thực hiện bản tuyên bố - một lần nữa, không phải là một quy tắc.

Rằng tất cả các hoạt động ngoại giao của ASEAN trong những năm qua là "chuyển động mà không có động tác" đã được chứng thực tại sự sụp đổ thượng tầng về đề tài tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Campuchia vào năm 2012. Tượng trưng cho những khó khăn khi làm việc với ASEAN, sự thất bại năm đó của ASEAN trong việc đưa ra một tuyên bố chung tổng kết các cuộc họp mùa hè của các ngoại trưởng, tranh tiếng với một câu chuyện từ thời điểm. Chuyện này xoay quanh cuộc ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia lúc đó là Marty Natalegawa, người sửa chữa các thiệt hại. Ông đã làm như vậy, không phải bằng cách giải quyết hiệu quả các tranh chấp, nhưng bằng cách đạt được sự đồng ý của các ngoại trưởng đối với một tuyên bố vô hại về lập trường trước thời kỳ bế tắc - bao gồm thêm một điều khoản nữa trong "việc kết thúc sớm một bộ quy tắc ứng xử khu vực ở Biển Đông".

Sau đó, vào tháng Chín năm 2013, ASEAN hoan nghênh những gì họ nêu rõ là "tham vấn chính thức đầu tiên" với Trung Cộng về quy tắc ứng xử - như là hơn 20 năm thảo luận trước đây phải là cái gì khác hơn là tham vấn chính thức. Trong thực tế, hai loại "tham vấn" có trước bước đột phá được dự trù này nhiều năm. Tháng Mười năm ngoái, một cuộc họp trong tiến trình này đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng "tiến trình tham vấn giữa ASEAN và Trung Cộng cũng quan trọng như bản chất [của] chính COC (Quy tắc ứng xử)".

Sự chia rẽ trong ASEAN không chỉ là giữa bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và bên không có tuyên bố. Trong cả hai phe đều có các thành viên kỳ cựu, như Singapore, Indonesia và Malaysia, là những nước quan ngại về khả năng tồn tại lâu dài của ASEAN hơn tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng. Ngoài ra còn có một nhóm các thành viên mới hơn, như Campuchia, có một sự hiểu biết rất nông cạn về giá trị chiến lược của ASEAN, là nước đang cố gắng để vượt lên trên lợi ích tài chính trực tiếp. Các thành viên cũng chia rẽ trong nội bộ.

Việt Nam liên tục thay đổi giữa đối đầu với Trung Cộng trong các tuyên bố chủ quyền và ve vãn Trung Cộng. Ngay cả ở Philippines, là nước có động thái đối đầu nhiều nhất trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chính sách đối ngoại tôn trọng sâu sắc đối với sứ mệnh lịch sử của ASEAN trong việc bảo đảm quyền tự chủ của khu vực.

Sự hỗn hợp lợi ích này tạo ra một sự đồng thuận thiên về tiến trình hơn là kết quả. Thật vậy, đối với các thành viên thâm niên hơn như Thái Lan, là nước tổ chức các cuộc đàm phán tháng mười, tiến trình là kết quả, bởi vì họ - cũng như Trung Cộng – thấy việc kéo dài vấn đề ra vô thời hạn là một kết quả chấp nhận được. Đó không phải là một kết quả chấp nhận được đối với Hoa Kỳ.

Những bước kế tiếp

 

Vậy cần phải làm gì?

Đầu tiên, Mỹ đừng hy vọng vào vai trò trung tâm của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề. Tổng thống Mỹ và các thành viên nội các của ông nên tiếp tục tham dự các cuộc họp của ASEAN và đưa ra vấn đề Biển Đông khi thấy phù hợp. Nhưng sự tham dự vào các cuộc họp này nên được xem như là một phương thức dự phòng, trong trường hợp ASEAN bất thường ra tay hành động mà không có sự can dự của Mỹ, chứ không phải là một tiền đề ngoại giao cần thiết cho hành động hiệu quả.

Thứ nhì, các tranh chấp nên được "quốc tế hóa". Có nghĩa là, trọng điểm của hoạt động ngoại giao nên được dời ra khỏi khu vực Đông Nam Á và mối quan hệ của ASEAN với Trung Cộng. Như đã xảy ra với cuộc chiến ở Campuchia năm 1978-1991, và một lần nữa với cuộc khủng hoảng Đông Timor vào năm 1999, chỉ có sự tham gia mạnh mẽ của các cường quốc bên ngoài ASEAN mới có thể cung cấp trọng lượng cần thiết để thay đổi các tính toán của các nước trong cuộc. Trong trường hợp của Biển Đông, Mỹ và các đối tác quan trọng nên bắt đầu một hội nghị quốc tế bao gồm Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, chủ tịch của ASEAN (hiện tại là Malaysia), và các bên trong tranh chấp lãnh thổ . Có thể là, như đã xảy ra với việc quốc tế hóa xung đột Campuchia trước đó, một số nước có thể chọn không tham gia. Không cần phải có tất cả trong số họ để hội nghị có thể tạo nên đòn bẩy hiệu quả.

Thứ ba, Mỹ nên xem xét thay đổi vị trí không can dự của mình trong tranh chấp lãnh thổ. Mỹ từ lâu đã cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không nằm trong điều khoản của hiệp ước an ninh với Philippines. Mỹ có thể chuyển sang lập trường tương tự như hiệp ước liên quan đến Nhật Bản và quần đảo Senkaku: Đối với các mục đích của hiệp ước an ninh, Mỹ có thể thừa nhận các thực thể biển trong vùng Biển Đông đang do Philippines chiếm đóng như "nằm dưới thẩm quyền của mình" (lời lẽ từ hiệp ước 1951) và do đó được bảo vệ. Hành động làm rõ thẩm quyền như vậy sẽ được kèm theo với tất cả các phản đối pháp lý liên quan đến tham vấn và quy trình lập pháp áp dụng cho hiệp ước một cách tổng quát và phòng ngừa Mỹ bị lôi kéo vào cuộc xung đột ngoài ý muốn.

Mỹ có thể cung cấp sự bảo đảm tương tự cho Đài Loan - phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý, trong mọi mặt – dưới Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Như với quần đảo Senkaku, Mỹ không cần phải thể hiện lập trường trong phán quyết cuối cùng về chủ quyền ở cả hai trường hợp này, nhường lại vấn đề đó cho ngoại giao trong tương lai.

Thứ tư, Hoa Kỳ có thể tham khảo với Philippines và Đài Loan về triển vọng giúp củng cố các thực thể biển, hoặc lãnh thổ trong khu vực tranh chấp mà họ hiện đang nắm giữ.

Như đã được thảo luận trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện, việc bồi đắp đảo và xây dựng của Trung Cộng ở Biển Đông rất xa bờ biển của họ thực sự là "nghiêm trọng". Sự kiện này nên là động lực để đẩy Mỹ ra khỏi cách tiếp cận ngoại giao lấy ASEAN làm trung tâm để giải quyết vấn đề. Quyền lợi của Mỹ quá lớn không thể để lệ thuộc vào một ASEAN chia rẽ và không hiệu quả để cung cấp bất kỳ nền tảng quản lý hòa bình, hiệu quả nào.

Về tác giả: Walter Lohman là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Á Châu của Heritage Foundation.
.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.