Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Xí

17/02/201500:00:00(Xem: 5135)
NGUYỄN XÍ (1397-1465)

Nguyễn Lộc Yên

Nguyễn Xí quê Nghệ An. Năm 1418, Lê Lợi xưng Bình Định vương phát động khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Xí cùng tham gia, lúc đó ông 22 tuổi.

Tháng 8 năm 1426, sau khi Bình Định vương làm chủ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, chia quân cho các tướng làm 3 cánh tấn công Bắc Hà. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện đem quân tiến về Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị tiến về Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đánh Đông Quan (Thăng Long). Khi nghe tin viện binh quân Minh ở Vân Nam sắp sang, thì Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đem quân ra chận đánh quân Minh, còn Lê Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan. Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Minh chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Vua Minh lại sai Vương Thông mang quân sang tiếp viện. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, tiến đánh luôn cánh quân của Phương Chính. Hai tướng Minh thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở.


Nguyễn Xí cùng Đinh Lễ phục binh ở Tốt Động, quân Vương Thông thua to. Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống.

Sau khi Lê Lợi lên ngôi, Nguyễn Xí được phong chức Long hổ tướng quân Suy trung bảo chính công thần.

Ngày 6 tháng 6 âm lịch, năm 1460, Nguyễn Xí phát động binh biến, chém bầy tôi thân cận của Nghi Dân là Phạm Đồn, Phan Ban ở nghị sự đường, nắm lấy cấm binh, đóng chặt cửa thành, sai Lê Ninh Thuận bắt vây cánh và phế vua Thiên Hưng làm Lệ Đức hầu, rước con út của Thái Tông là Lê Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Xí được phong Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu, giúp việc chính sự. Năm 1463, lại được phong chức Thái uý.

Cảm phục: Nguyễn Xí

Nước nhà Bắc thuộc, dân lầm than!
Nguyễn Xí, xông pha cứu xóm làng
Giúp nước phò vua, luôn nhiệt huyết
Đồng bào no ấm, nước vinh quang!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.