Hôm nay,  

Thời Của Sư Phụ

14/02/201500:00:00(Xem: 3586)
Báo Xuân hay Báo Tết?

Báo chí Việt nam hằng năm, cứ đến ngày Tết, giử truyền thống gần như bất di, bất dịch là cho phát hành một số báo đặt biệt “Số báo Xuân”. Khi số báo Xuân có nhiều bài vở về biên khảo, văn chương,… hơn thông tin thường ngày còn được gọi là “Giai phẩm Xuân”.

Báo Xuân phát hành xong, nhà báo vẫn tiếp tục những số báo thường ngày cho đến ngày nghỉ Tết. Số báo cuối năm thường cũng nhiều trang, nhiều màu, hình bìa lộng lẫy và bên trong cũng có nhiều bài nhắc lại năm củ như tổng kết, liên quan tới năm mới như gởi gắm ước mơ. Đó là sốt báo Tất niên. Giá bán cao hơn giá báo hằng ngày. Một dạng báo Xuân thu ngắn!

Nghỉ Tết xong, nhà báo trở lại làm số báo đầu năm gọi là số Tân niên. Báo cũng nhiều trang, cũng hình bìa màu mè,…

Chắc chỉ có báo Việt nam mới có Báo Xuân. Ở Việt nam, vào đầu thập niên 60, còn tờ nhựt báo pháp ngữ “Le Journal dExtrême-Orient” không có số báo Xuân như báo Việt nam.

Nhưng báo Xuân Việt nam xuất hiện từ năm nào?

Có lẽ Đông Pháp Thời Báo Xuân xuất hiện năm Mậu Thìn, 1929, là tờ báo Xuân đầu tiên ở Việt nam. Từ năm sau, các báo tiếp theo làm báo Xuân là Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn, năm 1930, Công Luận năm 1931, Trung Lập năm 1933, Đuốc Nhà Nam năm 1935,…

Báo Xuân là số báo dành cho năm mới nên báo nhứt định phải có bài dành riêng cho năm đó. Năm con gì, người ta sẽ làm thịt đủ món con vật đó, từ văn chương, bói toán, y lý, dinh dưởng, ẩm thực, …

Nhưng ở hải ngoại nói báo Xuân thì không đúng. Một nghịch lý nổi cợm bất kỳ ở đâu. Nói báo Tết đúng hơn nhưng đã là truyền thống nên không thay đổi được.

Vậy Báo Xuân Việt nam năm nay 2015 nhứt thiết phải nói tới con dê.

Mà nói tới con dê là điều cấm kỵ. Một thứ phạm húy hay nghiêm trọng hơn, là phạm thượng. Vì nói tới Sư Phụ. Theo đạo lý thánh hiền thì Quân Sư (phụ) …làm đầu. Nhưng tại sao người làm báo lại không biêt kiêng cử?

Tuổi Dê hay tuổi Mùi

Theo sách bói toán, Dê vì hiện thân Sư Phụ nên rất thanh lịch, quyến rũ, yêu nghệ thuật,…Từ đó người ta luận ra người sinh ra ở năm dê cũng vô cùng sáng tạo. Họ tinh tế trong cách cư xử và luôn quyến rũ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhứt là phái nữ.

Con gái tuổi dê/mùi rất thưận lợi về tình yêu. Họ thẳng thắng bày tỏ tình cảm với người mình yêu, quan tâm chăm sóc người yêu. Trong đời sống gia đình, người phụ nữ tuổi mùi đảm đang, biết giử gìn hạnh phúc gia đình.

Con trai tuổi mùi chân thành với tình yêu, chết bỏ cho tình yêu nên khiến người yêu hài lòng. Họ chung thủy với tình yêu, dốc hết sức lực xây dựng gia đình hạnh phúc.

Phải chăng vì vậy mà người đời ca ngợi tuổi mùi và than trách thân phận không sanh nhằm tuổi mùi:

“Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi,
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân” (Ca dao).

Vận mệnh người tuổi mùi là sung sướng, cả nam lẫn nữ. Còn năm ngọ cũng là năm thành đạt cho người sanh vào năm này. Hai năm liền đều tốt:

“Năm Ngọ, mã đáo thành công
Năm Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê” (Vè miền quê)

Dê và Mùi

Mùi sao là Dê được? Chữ hán Dê là Dương kia mà? Các con giáp khác cũng vậy. Năm Ngọ là năm Ngựa. Không ai nói năm Mã bao giờ. Vậy Mùi, Ngọ không phải là tiếng hán Việtn mà là tiếng Việt thuần túy? Cỏ May có đem điều này hỏi một Cụ Đồ ở Paris thì cụ cũng chịu thua.

Trong gần đây có đọc hai học giả về Việt nam: Ông Nguyễn Cung Thông ở Melbourne, Úc và Ông Đặng Tiến ở Pháp. Cả hai ông đều giải nghĩa Mùi đúng là Dê theo chữ Việt cổ. Và Mùi còn đọc là Vị, chữ hán cổ và cách đọc này phổ thông hơn (theo Thiều Chửu).

Mùi/Vị có nghĩa liên hệ tới giác quan là khác tuy cùng gốc chữ (từ nguyên). Riêng chữ Vị có nhiều nghĩa hơn và ghép với nhiều chữ khác còn lưu hành ngày nay. Như “Vị lai, Vị thành niên, …

Ông Nguyễn Cung Thông nhấn mạnh sự tự tin của ông: “Tóm lại, ta có cơ sở rất vững chắc để kết luận âm Mùi là âm cổ hơn của Vị. Không những thế, phạm trù nghĩa của Mùi tiếng Việt chỉ giới hạn trong các ý chỉ 12 con giáp”.Nhưng người ta không dùng chữ Mùi thay cho Vị để nói “Mùi hôn phu - Chồng chưa cưới, Mùi thành niên – Chưa tới tuổi thanh niên.

Cách dùng chữ Mùi như trên tương ứng với nghĩa cổ nhất của Mùi chỉ thời gian/Thập Nhị Chi.

Tác giả Đặng Tiến nói rỏ và đơn giản Mùi/Vị có nghĩa là Dê, tức năm Dê hay năm Mùi. Còn ông Nguyễn Cung Thông thì cắt nghĩa theo khoa học nên rất phức tạp. Người không giỏi chữ Hán và chữ Nôm khó theo dõi. Cỏ May chỉ biết nhắm mắt tin theo lời gỉải thích của ông mà thôi.


Ở Miền Trung có bài hát ru em trong đó có chữ Mùi/Muồi. Không biết phải khi viết lại từ lời hát, người ta tôn trọng luật chánh tả mà viết mùi thành muồi?

“Ru em buồn ngủ buồn nghê
Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi)
Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi,
Con dê chín mùi (muồi) làm thịt em ăn”.

Dê là biểu tượng giàu ý nghĩa

Theo sách vở, Dê xuất hiện từ thời tiền sử cùng với loài người. Dê có mặt trong đời sống vật chất và tâm linh của lơài người. Thời Hồng Bàng, người Việt đã biết "giết trâu dê làm đồ lễ". Nghĩa là con dê đã được nuôi làm gia súc và sử dụng vào việc tế lễ.

Biểu tượng Dê khá phức tạp. Theo thần thoại hi-lạp, Dê Cái là hình ảnh đáng kính yêu vì là nghĩa mẫu của thần Zeus, vị thần của các thần. Dê còn là hình ảnh con người gian nan vượt núi trèo non để mưu sinh và đeo đuổi lý tưởng. Sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh và sự phồn thịnh.

Ngược lại, dê đực tượng trưng cho sức mạnh nam tính, sự hùng dũng và nhu cầu tính dục. Mà thật vậy, chỉ cần một con đực có thể phục vụ cả đàn dê cái mà vẫn giử được phong độ tay chơi như thường.

Trông gương Dê bản lảnh như vậy, người đời ai mà không bái phục nên Dê mới được tôn lên hàng Sư Phụ!

Tuy vậy, miệng đời thường ác nên biêu ríu Dê. Người ta gọi những người đàn ông thấy phụ nữ là muốn nhảy xỏm tới là Dê. Người dê thiếu văn minh bị đặt tên là dê xồm và còn bị xỉ vả nặng lời:

Dê xồm ăn lá khổ qua

Ăn nhằm sâu rợm, chết cha dê xồm:

Hoặc ác hơn khi người phụ nữ bị dê thiếu lịch sự, không chịu được nữa, bèn nguyền rủa:

Phượng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi.

Kẻ dê ra vẻ đạo mạo thì đó là dê cụ. Người thấy gái đẹp thì tìm cách kín đáo “tiếp cận” bằng thái độ vì không dám ngỏ lời bị mang tiếng là người có máu dê.

Chưa đủ. Tên Dê còn được dùng thành động từ: dê gái.

Thật tội nghiệp cho Sư Phụ. Người ta chê cười Sư Phụ nhưng trong thâm tâm ai cũng mong muốn được bản lảnh như Sư Phụ.

Nhưng vì khó tiếp thu được tài đức của Sư Phụ, người đời nghĩ bắt Sư Phụ bỏ vô bụng thì chắc hưởng được phần nào của Sư Phụ. Vậy là họ ngưởng mộ Sư Phụ theo văn hóa ẩm thực và dinh dưởng.

Dê béo là dê thịt ngon nhất, một món ăn khá hấp dẫn được kể một trong ba cái thú vị mà con người ca ngợi, không ai là không thèm khi nói đến. Tuy nó thiên về vật chất quá, nhưng cũng là người trần mắt thịt mà, xin đừng chấp. Vả lại cũng vì Sư Phụ khiêu khích thôi:

Thế gian, ba sự khôn chừa

Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ (Ca Dao).

Ăn được thịt Sư Phụ không khác gì ma quỉ thèm ăn được thịt Đường Tam Tạng để sống thọ ngàn năm. Ăn thịt Sư Phụ thì thanh niên chạy rong khắp xóm làng, các cụ bảy tám mươi thì khỏi cần phải 1 viên viagra để giúp đi tiểu cho khỏi ướt mủi giày, mà còn khôi phục lại thời oanh liệt trong giấy lát.

Chính Cố Giáo sư Đông Y Đỗ Tất Lợi quả quyết: ” Thịt dê có tánh nhiệt và có tác dụng trợ dương, bổ huyết, rất tốt cho phụ nũ mới sanh nở ”. Ngày nay, người ta biết rỏ thịt dê bổ dưởng, không mở, không có cholesterol, cho nhiều chất dinh dưởng hơn cả thịt bò.

Hầu như tất cả bộ phận của cơ thể dê đều có thể xử dụng để làm thuốc. Dái dê và thận dê giàu tánh bổ dương. Xương nấu cao. Thị dê có tác dụng giải độc, bổ huyết, trị choáng váng, đau lưng, chóng mặt, nhức đầu, …

Thật tội nghiệp cho Sư Phụ. Thân của Sư Phụ, người đời làm thịt để họ bồi dưởng. Lúc khỏe mạnh, Sư Phụ còn ra sức kéo xe phục vụ nhà vua vào buổi tối. Nhưng vai trò của Sư Phụ là lãnh đạo nhà vua vì Sư Phụ đi đâu, nhà vua theo đó:

“… Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào …” (Cung oán)

Năm nay, Sư Phụ tới, phải chăng là thời của Sư Phụ:

“Mã đề, dương cước, gian hùng tận …”? (Sấm Trạng Trình: anh hùng tãn)

Xưa nay, Sư Phụ đã bao nhiêu lần xuất hiện nhưng tình hình xứ Viêt nam của Sư Phụ chi tồi tệ thêm dưới chế độ cộng sản. Lời tiên tri của Cụ Trạng Trình không ứng nghiệm. Phải chăng vì Cu Trạng dạy “anh hùng tận ” mà ở Việt nam với cộng sản không có anh hùng? Lénine, Staline, Mao đều là những tên gian hùng. Hồ Chí Minh là tên tà-lọt của trùm gian hùng.

Xin mời nghe một bà mẹ ở Hà nội định nghĩa anh hùng: “ Con ơi! Con nên nhớ đảng ta là đảng anh hùng. Con ra tới ngò là gặp ngay anh hùng. Đi, con nhớ cẩn thận khóa xe đạp bằng 6 khóa. Con nhé. Cả gia tài của nhà ta đó!”

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.