Hôm nay,  

Trên Chuyến Xe Lửa Tốc Hành

27/01/201500:01:00(Xem: 7039)
Cuối thu năm ngoái, tôi về lại xứ Pháp thăm bạn bè cũ thời còn đi học, thấm thoát đến nay đã hơn 40 năm. Đời người quả tình ngắn ngủi, ngày nào mới ra trường, xông xáo tìm việc làm thế mà bây giờ việc đã xong và có lẽ tử vi số mệnh cũng sắp đến hồi chung cuộc!

Ngoài mấy đứa yểu mệnh, sớm đáp chuyến tàu suốt về nơi tiên cảnh, còn lại đa số đều sống đời hưu trí rải rác khắp miền quê. Họ là dân Pháp có gốc, có đất của ông bà cha mẹ để lại nên lúc về hưu chọn nơi thôn dã vắng vẻ, đời sống thú vị hơn chốn lao xao thị thành. Tưởng tượng cảnh hoàng hôn có khói lam chiều quây quần bên bếp lửa lúc nào cũng vẫn thi vị và đầm ấm hơn những buổi chiều nhìn nắng quái trên những tầng nhà chọc trời ở nơi phồn hoa đô thị...

Thời đại văn minh, di chuyển bằng xe lửa TGV tốc hành bên Âu châu thật dễ dàng, chỉ cần mua vé giữ chỗ trước, vừa được giá rẻ lại nhanh chóng đi đến nơi về đến chốn. Tôi đi khắp nước Pháp từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây thăm bạn cũ bằng những chuyến TGV. Khi tàu vừa vào đến sân ga, chúng nó đã chờ sẵn với vợ con rồi cùng lên xe về nhà nghỉ ngơi. Tuy thế, giữa dòng người tuôn ra ở nhà ga, có khi vô tình đứng ngay trước mặt mà chúng tôi vẫn ngỡ ngàng nhìn nhau tự hỏi: “Chả lẽ nó già như thế hay sao?” vì sự thật, mấy ai già mà chấp nhận mình già đâu? Cái già nó chỉ luôn luôn đến với người bên cạnh mà thôi. Có đứa phải vác cả tấm bảng đề tên mình để dễ nhận ra nhau sau từng đó năm nổi trôi.

Hành lý tôi mang, giản dị một va ly cỡ trung và một cái xách tay để những vật thường dùng dù cho chuyến đi được dự tính dài cả tháng. Xa nhau lâu ngày, đến ăn ở nhà người ta chẳng lẽ với hai bàn tay trắng vì thế quần áo thì ít mà quà bánh thì nhiều. Đến đâu cũng chỉ một tuần hay hai ba hôm là lại lên đường thăm gia đình đứa khác nên cần nhiều quà tuy biết rằng chúng nó nhà cao cửa rộng, chẳng thiếu một thứ gì... Tới nơi, cứ việc đãi đằng ăn uống tại một nhà hàng miền quê ấm cúng có lẽ còn thiết thực hơn! Đúng ra, các bạn ấy chỉ cần tôi lặn lội đến thăm rồi cùng nhau hồi tưởng chuyện cũ thuở mới vào đời bên chai rượu quý là đầy đủ ý nghĩa của tình bạn xưa.

blank
Tác giả Cao Đắc Vinh trong chuyến đi.

Tôi đi một mình nhưng vợ tôi cùng cô con gái út giúp đỡ mua bán vì đàn bà thường bén nhậy chuyện quà cáp. Nhiều lần, tôi chỉ cần nói cháu trai ấy 10 tuổi, bà vợ đầm chừng 60, thằng bạn 70... thì một chuyến “shopping” là mọi thứ xong ngay. Vợ con bảo sao dĩ nhiên tôi nghe vậy, không câu nệ mang nhiều thứ lỉnh kỉnh nhưng bản tính đàn ông đi đâu cũng muốn đơn giản và tiện lợi, tránh ôm đồm nhất là những thứ cần dùng hàng ngày thì mua đâu chẳng được.

Thế nhưng sở dĩ có chuyện kể vì ngày tiễn tôi lên máy bay tại phi trường LAX, vợ tôi cứ nhất định giúi vào cái túi xách vai một bao khăn ướt loại “baby wipes” dầy cộm mua ở Costco. Tôi cảm thấy khó chịu vì nghĩ vợ mình sao quá quắt vì bắt tôi mang theo đồ dùng của trẻ em và phụ nữ... Cái đồ này chỉ để các bà và các cô chùi son phấn hay mặt mũi tay chân đám con nít chứ tôi có bao giờ xài đến đâu! Mang đi nặng nhọc rồi cũng quẳng giữa đường. Cuối cùng vì giờ tạm biệt sắp điểm, thôi thì vui vẻ “một sự nhịn bằng chín sự lành” thế là gói “napkin” theo chân tôi du ngoạn phương Tây. Văng vẳng bên tai vẫn còn lời dặn dò của vợ: “Ráng nghe em đi, nó tiện lắm! Thế nào cũng sẽ có lúc anh cần đến”.

Thấm thoát đã hơn 2 tuần, tôi gặp lại bạn bè và thăm viếng cảnh lạ đường xa. Ai cũng hưu trí nên hằng ngày rảnh rỗi, có thì giờ, nhà cửa và xe cộ dành cho tôi. Ngày nào cũng sẵn chương trình đi chơi đó đây nhưng rồi ngày vui qua mau, nhiều lần lại phải bịn rịn nói lời chia tay. Trưa hôm nay, tôi đáp chuyến tàu TGV từ St Brieuc về Paris. Trong toa, người ngồi đông đúc vì khởi hành từ Brest miền Bretagne, tàu ngừng ở tỉnh này chỉ để đón khách. Tôi tìm chỗ dễ dàng vì mỗi vé đều có ghi số. Bốn người ngồi đối diện nhau, ở giữa có một cái bàn nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ phía bên tôi là một phụ nữ trung niên đang say mê đọc cuốn truyện nhỏ bằng bàn tay mà dân Pháp gọi là “livre de poche”. Đối diện chỗ tôi ngồi là một cô gái tuổi chừng 16 cặm cụi làm toán học thi, giấy bút ngổn ngang trên bàn, nét mặt đăm chiêu cô chẳng để ý đến ai ngoại trừ chiếc Iphone trong lòng bàn tay. Tàu chuyển bánh rồi ngừng ở Le Mans, trạm cuối trước khi tới Paris. Du khách lên xuống tấp nập, còn một chỗ trống bên cạnh cô đầm thì có người vừa lên sắp ngồi vào... Đó là một thiếu nữ tóc vàng xinh đẹp ăn mặc gọn gàng kiểu thời trang.


Từ lúc ngồi vào chỗ của mình, cô thiếu nữ cúi đầu, giấu mặt giữa hai cánh tay như đang suy tư chuyện buồn. Thỉnh thoảng cô ngước nhìn mông lung cảnh vật ngoài cửa sổ, vụt hiện vụt biến theo tốc độ con tàu. Lúc xe vừa đạt vận tốc tối đa thì có tiếng nức nở cất lên liên hồi. Mọi người ngơ ngác tự hỏi tiếng ai khóc từ đâu vọng đến rồi khi đã hiểu thì có thái độ bàng quan, lặng thinh và lẳng lặng việc ai người đó làm, đôi mắt lại đăm chiêu “làm việc” với chiếc Smarphone không rời ngón tay. Bỗng cô gái ngước hỏi bà đầm trước mặt: “Bà có khăn “mouchoir” giấy không?” Bà nhìn cô gái nước mắt đang chảy dàn dụa, thấy lạ nhưng bà cũng chẳng hỏi câu nào rồi tìm trong bóp đưa cho cô một tờ “napkin” duy nhất. Cô lau xong, tấm giấy ướt đẫm vo tròn nhão nhẹt.

Tôi nhìn ái ngại, hẳn là cô vừa chia tay người yêu, đang trải qua ngã rẽ một chuyện tình buồn nên mới đâu khổ đến nỗi không thể kềm lòng giữa chỗ đông người. Cô vòng tay, cố tình giấu mặt vì xấu hổ và tôi thấy nước mũi tuôn ra lòng thòng, lơ lửng rớt xuống sàn. Biết làm sao hơn khi nước mắt và mũi chan hòa, chả nhẽ lấy tay quẹt ngang, quẹt dọc thì mặt mũi người đẹp dính tèm nhem thấy sao cho được?

blank
Tác giả Cao Đắc Vinh trong chuyến đi.

Lúc đó, tôi mới nhớ đến bao “napkin” vợ cho ngày tạm biệt vẫn nằm trong túi xách. Tàu chạy vùn vụt tốc độ cao, tôi xiêu vẹo đứng lên kéo nó xuống và lôi ra món quà cần thiết cho cô gái. Khuôn mặt đỏ hồng vì cảm xúc, cô nhìn tôi ngạc nhiên không nói. Mọi người nhìn tôi cũng chẳng ai nói một lời, chỉ tò mò đưa mắt ngó quanh, lẳng lặng mỗi người một ý rồi lại cúi đầu vào chiếc Iphone. Cô vội vàng bóc ra từng tờ lau nước mắt, chùi nước mũi chỉ thoáng chốc mà đã vứt đi một đống giấy... Để cô được tự nhiên, tôi nhắm mắt vờ ngủ và cảm thấy mọi chuyện đang trôi qua lạnh lùng trong toa tàu không một tiếng cười, không một tiếng nói hay động tịch nào ngoại trừ âm thanh tí tách bấm của những chiếc Smartphone và tiếng gió thổi qua con tàu vùn vụt...

Tàu đến nhà ga Montparnasse vào buổi chiều. Tôi sửa soạn hành lý, thấy bao “napkin” thu nhỏ còn nằm trên bàn và mặt mũi cô gái đã bình thường trở lại nên nghĩ là mọi chuyện êm xuôi. Bỗng nhớ đến người vợ ở nhà và lời dặn dò lúc tạm biệt nên tôi muốn thu hồi bao “napkin”, biết đâu mình sẽ có lúc cần dùng sau này? Đâu ngờ, nó chỉ còn là cái bao không! Đến lúc tôi ngỡ ngàng không biết làm sao cô gái có thể xài hết cái bao giấy ướt dày hơn 2 inches chỉ một lần thấm nước mắt và nước mũi? Tôi nhìn cô ngạc nhiên thầm hỏi, cô tảng lờ không nhìn, không cười hay nói lên một lời ơn nghĩa! Tôi đành vo cái bao plastic ấy bỏ vào thùng rác rồi xuống tàu.

Tất cả chuyện đời vừa xảy ra trên chuyến xe lửa tốc hành tựa như một cuốn phim câm không lời. Thời đại điện tử với Iphone, Ipad, Ipod, searching, texting, emailing... luôn âm thầm phục vụ con người bất cứ lúc nào, nơi nào nên thiên hạ trở nên ái ngại, làm biếng mỗi khi phải ngoại giao tỏ tình hay tâm tình. Nước Pháp và cả thế giới đã và đang thay đổi theo đường lối cá nhân “lạnh lùng” chủ nghĩa mất rồi...

Trên sân ga lúc xuống tàu, vô tình tôi cảm thấy thấm cái “lạnh lùng” tưởng như người với chiếc máy “robot” giống như nhau. Bước nhanh giữa dòng người vội vã, tôi chợt mỉm cười nghĩ đến tình bạn nước Pháp 40 năm già nua đáng lẽ phải chết thì nó vẫn sống... chưa thấm những ưu và khuyết điểm của văn minh thời đại mới. Xa mặt gần nửa thế kỷ mà không cách lòng thì chắc chắn phải là một hạnh phúc lớn cho tình bạn học cũ năm xưa.

Đối với tôi, chuyến thăm nước Pháp lần này thành công hay thất bại là nhờ vào tình bạn bởi vì nếu vắng nó, Paris sẽ chỉ còn là cái xác không hồn! Cô gái xinh đẹp kia không cám ơn tôi một lời cũng đúng thôi vì thực ra, vợ tôi mới chính là người được nhận những lời ơn huệ... nếu có! Nghĩ gần rồi nghĩ xa, khác chi cảnh các sư sãi ở chùa ngày nay thường hay vung tay tặng tiền bạc cho các hội đoàn, chúng ta sẽ phải cám ơn sư hay bá tánh thập phương cúng dường? Ơn nghĩa đồng lần... tự hiểu thế thôi!

2015/01/25

Ý kiến bạn đọc
22/10/201522:29:28
Khách
Tình cờ đọc được thư Dung viết đã 4 tháng trước nên không biết hồi âm qua mục ý kiến bạn đọc này có còn thiết thực không? Tiếc là Dung không để lại email hay điện thoại. Nếu Dung đọc được những dòng chữ này, xin gọi # 949 552-1909 để lại lời nhắn hoặc email về [email protected] để chúng mình bắt lại liên lạc với Dung và anh Thể. Cảm ơn Dung trước.
23/06/201520:46:44
Khách
Gửi anh Cao Đắc Vinh
Chào anh , em là Dung em của anh Thể, không biết là anh còn nhớ không, cũng là người của bốn mươi năm về trước rất mong được anh hồi âm.
Em Dung.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Shinzo Abe là một người liêm chính, tài năng đức độ và có một viễn kiến kinh tế nổi danh là Abenomics, một khuôn mẫu phát triển liên quan đến việc tăng cường nguồn cung tiền của quốc gia, thúc đẩy các công chi và ban hành các biện pháp cải cách để làm cho nền kinh tế Nhật Bản cạnh tranh hơn...
Cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cho đến nay, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chỉ có thể được ước tính một cách tổng quát. Việc này phần lớn phụ thuộc vào cách mà các quốc gia khác nhau sẽ phản ứng như thế nào trong thời gian sắp tới.
✱ DW News: Bắc Kinh bị cáo buộc đã gài bẫy các quốc gia thu nhập thấp vào các khoản nợ không thể trả được. ✱ The White House: Hiện nay có khoảng 100.000 quân nhân Hoa Kỳ trên khắp châu Âu sẵn sàng cung cấp khả năng phòng thủ - Thành lập Bộ chỉ huy tiền phương của Quân đoàn V trú đóng thường trực tại Ba Lan ✱ NATO: Vì chính sách cưỡng chế của Trung Quốc gây hậu quả đối với an ninh - để duy trì trật tự quốc tế, NATO sẽ đẩy mạnh hợp tác mở rộng với các đối tác Ấn Độ - Thái Bình Dương.✱ Global Times: Mỹ rất khó thành lập một NATO ở châu Á.
“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng thảm thương, ai oán!” Những câu trên được trích dẫn từ tập truyện O Chuột mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe, khi còn thơ ấu. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại “gần” đúng nguyên văn, theo trí nhớ. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn dẫn thượng.
Sau 17 năm phòng, chống tham nhũng, kể từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2005), đến nay Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn phải nhìn nhận: “Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”
Ông Craig Hamilton-Parker, người Anh, dân chúng quen gọi là nhà « Tiên tri số mệnh » vì đã dự đoán đúng vài chuyện lớn như nước Anh rút ra khỏi Âu châu (Brexit), ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Huê kỳ, nay ông đưa ra những dự đoán mới về tình hình thế giới gây nhiều chú ý...
✱ BRICS 2009: Loan báo sự cần thiết cho một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới, nhằm thay thế sự thống trị của đồng đô la Mỹ ✱ BRICKS 2022: Một liên minh mới nhằm chống lại trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo, đồng thời mở rộng dấu ấn kinh tế và chính trị ✱ Ông Tập (2022): Toàn cầu hóa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và là một xu thế lịch sử không thể cưỡng lại ✱ Ông Putin (2022): Nga đang phát triển "các cơ chế trao đổi đồng tiền dự trữ quốc tế" để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la và đồng euro ✱ Cambridge Org (2021): Mặc dù nhóm BRICS đã đề xuất việc phi đô la hóa - Nhưng trong hiện tại một loại tiền tệ khác sẽ không có khả năng sớm thay thế đồng đô la ✱ Sputnik News, Nga (2022). Thực tế đã cho thấy, Mỹ và đồng minh đang là các quốc gia có nền kinh tế mạnh dẫn dắt kinh tế thế giới nên việc thay đổi trật tự ấy không hề dễ dàng ✱ The Soldiers Project: Quân đội Mỹ hiện nay có 750 căn cứ quân sự trú đóng tại trên 80 quốc gia...
Là một lân bang, Ba Lan đang gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine. Cuộc xung đột vũ trang đã tác động đến từng người dân Ba Lan, một phần vì sự hiện diện của người tị nạn ở Ba Lan. Do Belarus hỗ trợ, sự xâm lược của Nga tại Ukraine ngoài ra cũng có tác động đến toàn cầu và cả nền kinh tế Ba Lan. Các hậu quả của chiến tranh đã thể hiện rõ trong các chỉ số lạm phát, tâm lý xã hội, thị trường lao động, khí đốt và dầu mỏ...
Nhưng chính vì quan niệm hẹp hòi như vậy mà bao nhiêu năm nay, Việt Nam bị lên án đã chà đạp quyền con người, chỉ đứng sau lưng Trung Quốc ở Á Châu. Từ Liên hiệp Quốc (LHQ), Liên hiệp Châu Âu (European Union, EU) đến Hoa Kỳ và các Tổ chức theo dõi Nhân quyền và các quyền Tự do trên Thế giới đều đồng loạt đặt Việt Nam vào vị trí “rất thấp” trong bảng số đánh giá trên Thế giới...
Báo Tiền Phong vừa ái ngại loan tin: “Đang ngủ, bé gái 4 tuổi bị rắn cạp nia bò vào nhà cắn tử vong… Trưa ngày 22/5, trao đổi trên báo Công an Nhân dân, ông Sô Minh Chiến, Chủ tịch UBND xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, 5 ngày sau khi bị rắn cạp nia cắn, cháu Sô Thị Như N., dân tộc Chăm (SN 2018, trú ở buôn Ma Y, xã Phước Tân) đã tử vong rạng sáng 22/5...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.