Hôm nay,  

Kinh Tế Trung Lưu và Chính Trị Hạ Lưu

23/01/201500:00:00(Xem: 6137)

Tình hình lang bang trong diễn văn liên bang của Tổng Thống Obama

Một ngày trước khi Tổng thống Barack Obama đọc bài diễn văn về Tình hình Liên bang (State of the Union, SOTU), trên một cột báo bạn, người viết đã báo trước nhiều khoảng trống về tình hình đối ngoại của Hoa Kỳ ("Diễn Văn Về Tình Hình Thế Giới - Những lỗ hổng trong diễn văn của Tổng thống Mỹ về Tình hình Liên bang", Người Việt Ngày 150120).

Lo thay, những dự đoán ấy lại không sai!

Sở dĩ đoán vậy vì biết Obama sẽ nhân một số thành quả kinh tế biểu kiến để tự ký giấy ban khen. Và bất chấp thực tế chính trị là đảng Cộng Hoà đối lập đã kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, ông tiếp tục cải tạo xã hội Mỹ - với ý nghĩa của người Hà Nội về chữ "cải tạo" - và bốn lần đòi phất quyền phủ quyết.

Danh bất hư truyền, Obama vẽ ra một nước Mỹ siêu thực và còn tung ra ý lạ là "kinh tế học trung lưu", middle class economics. Bài này sẽ tập trung vào chuyện đó.

Nhưng trước hết, để bảo vệ sự khách quan trong cách nhận định của chúng ta, xin giới thiệu phần đánh giá của tổ chức độc lập Factcheck.org, thuộc Trung tâm Annenbeg về Chánh sách Công quyền của Đại học Pennsylvania được viết ngay hôm sau. Tìm lên đó, độc giả có sự đối chiếu thực hư và những phóng đại trong bài diễn văn hôm 20 vừa qua. Nhiều lắm, kể ra thì hết cột báo!

Các chính khách - ở cả hai đảng tại Hoa Kỳ hay tại nhiều xứ khác - thường có trong tay hai vật bất ly thân. Cái ống đu đủ để thổi phồng thành tích và cái chổi chà để quét xuống thảm những thất bại của mình. Thảm nhất là khi người dân ít biết mà cứ nghe truyền thông không hiểu biết hoặc có gian ý làm máy khuếch tán sự dối trá.

Trở lại với lý luận của Tổng thống Mỹ về thành phần trung lưu, chúng ta nên đi vào thực tế.

* * *

Về bối cảnh, những ai soạn diễn văn cho Obama đều rất giống chủ, họ lao vào chính trị mà chưa từng sinh hoạt trong đời thường, là phải kiếm ăn, có khi mất việc hoặc vỡ nợ. Khi được dân trao cho cái ấn, họ có chung một nét là trừu tượng hóa các vấn đề phức tạp thành khái niệm đơn giản, rồi xào nấu các khái niệm ấy thành một chuỗi lý luận có vẻ hợp lý.

Họ đi theo con đường của hai trí thức Thế kỷ 19 là Karl Marx và Friedrich Engels để vẽ ra dự án cách mạng. Khác với hai nhân vật trên đây, vốn tung khẩu hiệu đấu tranh cho giai cấp vô sản, Obama nói đến giai cấp cao hơn, là thành phần trung lưu, vì vô sản đã... tiêu vong trong xã hội tư bản. Hoặc đã thành hữu sản và là thành phần trung lưu. Nhân đây, hãy so cách sống của "dân nghèo" tại Hoa Kỳ với giới "trung lưu" của thiên hạ thì mình thấy. Họ sống rất khá!

Vì không đi vào thực tế, Obama và ban tham mưu ưa vẽ voi bên cạnh mới cóc biết vài sự thật sau đây. Thảng hoặc như có biết thì lại biết hươi chổi mà quét ngay vào bóng tối nên chẳng hiện ra trong bài diễn SOTU.

Số là cơ quan khảo sát Hoa Kỳ (US Census Bureau) cho biết nước Mỹ có chừng sáu triệu doanh nghiệp, là những tác nhân kinh tế tạo ra việc làm và trả lương cho nhân viên, cho dân Mỹ. Một cách phân bố tình trạng lớn nhỏ theo khía cạnh kinh tế và xã hội là số nhân viên tuyển dụng.

Trong sáu triệu cơ sở kinh doanh, có 3,8 triệu là loại cò con, xí nghiệp cá thể với người chủ cũng là nhân viên, thường khai thuế là "self employed" vì chỉ có tối đa là bốn nhân viên, có khi kể cả vợ và con. "Giàu" hơn một chút là một triệu tiểu doanh thương có từ năm đến chín nhân viên. Vẫn là cò con, nhưng người chủ có thể vươn mình vào thành phần trung lưu. Vị chi là gần bốn triệu trong sáu triệu cơ sở.

Cao hơn thế, có chừng 600 ngàn xí nghiệp nuôi sống được từ 10 đến 19 nhân viên, hay mươi gia đình. Ông bà chủ của 60 vạn cơ sở đó là thành phần khá giả trong khi phố. Đến loại xí nghiệp cấp trung thì có nửa triệu cơ sở đang thu dụng từ 20 đến 99 nhân viên. Chủ nhân của loại doanh nghiệp này thì lên tới tầng cao của lớp trung lưu - là đại gia trong cộng đồng địa phương!

Lên đến cấp đại gia thật thì trong sáu triệu doanh nghiệp của toàn quốc, có 90 vạn cơ sở đang làm giấy phát lương cho số nhân viên đông đảo từ 100 đến 499 người; rồi 18 ngàn công ty có trên 500 nhân viên, trong số này chỉ có một ngàn siêu đại gia tuyển dụng từ một vạn nhân viên trở lên.

Hàng ngày, khi theo dõi tin tức kinh doanh – nơi mà quần thần của Obama lâu lâu mới liếc - thì dư luận cứ để ý đến chỉ số cổ phiếu Dow Jones của 30 tổ hợp siêu hạng mà ít quan tâm đến chỉ số S&P 500 của 500 doanh nghiệp. Tiêu biểu hơn số liệu về 500 "siêu đại gia" ấy thì còn có chỉ số Russel 2000 hay Russel 3000 của các doanh nghiệp bị gọi là "small cap" - vì ít vốn.

Nhưng ngần ấy cơ sở trong DJIA, S&P hay Russel đều thuộc loại thiểu số ăn chốc ngồi trên của 18 ngàn doanh nghiệp có trên 500 nhân viên.

Mấy thống kê rắc rối trong hơn 300 chữ vừa rồi cho thấy một sự thật: nước Mỹ thâm sâu của đại đa số người dân thật ra sinh sống nhờ các tiểu doanh thương hay xí nghiệp cò con.

Sau tấm ảnh về chuyện thấp cao, chuyện thứ hai là mẩu phim sinh diệt:

Xưa nay, theo quy luật thông thường, hàng năm vẫn có vài trăm ngàn xí nghiệp Mỹ đóng cửa, và lại có mấy trăm ngàn xí nghiệp mới ra đời. Trong dòng sinh diệt luân lưu đó, thực tế kinh tế cũng cho biết các tân xí nghiệp mới là nơi tuyển dụng nhiều nhất theo đà phát triển từ nhỏ tới lớn. Siêu đại gia như Apple hay Microsoft xuất hiện từ nhà xe với sáng kiến từ vài người là chủ nhân và nhân viên đầu tiên.... Một cơ sở làm tương ớt nổi tiếng của người Việt tại Hoa Kỳ cũng khởi sự như vậy, từ một gia đình tỵ nạn. Mạng lưới gọi xe của Uber, một hiện tượng mới lạ, cũng khởi sự từ vài người đầy sáng tạo như Travis Kalanick (bỏ học từ UCLA) và Garret Camp, di dân từ Canada.

Chi tiết thứ ba của thực tế ngoài đời là hơn phân nửa dân số Mỹ sống nhờ tiểu doanh nghiệp, loại cơ sở sản xuất chẳng có khả năng thuê luật sư và chuyên gia kế toán để dạy cách trốn thuế cho an toàn, lách luật cho hợp pháp. Người chủ lam lũ của mấy cửa hàng đó cũng chưa thể bốc điện thoại phàn nàn với giới dân cử địa phương về nhiều khó khăn trong kinh doanh từ khi Tổng thống Obama lên lãnh đạo với hàng loạt luật lệ cải tạo xã hội, từ bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên đến bảo vệ môi sinh hay phép sát sinh gia súc cho phải đạo khi kinh doanh về thực phẩm.

Nếu khó quá thì họ đành dẹp tiệm – và tụt khỏi giai cấp trung lưu thành người giật gấu vá vai và cố chinh phục lại Giấc mơ Hoa Kỳ vừa tuột khỏi tầm tay. Lý luận của Obama về "kinh tế học trung lưu" đã ngồi xổm lên những thực tế lầm than đó.

Thế rồi, thống kê của Census Bureau vừa cho biết là năm qua Hoa Kỳ có 470 ngàn doanh nghiệp âm thầm đóng cửa mà chỉ có 400 ngàn tưng bừng khai trương. Lần đầu tiên từ 35 năm qua mà số diệt lại cao hơn số sinh! Chi tiết ấy bị giấu nhẹm trong bài diễn văn được vỗ tay 86 lần!

Nếu đào sâu hơn - và không quên cái chân lý kinh tế là các tân xí nghiệp mới có sức tạo ra nhiều việc làm nhất – ta còn thấy ra hình ảnh tàn tạ của tư bản Hoa Kỳ theo định hướng Obama:

Hoa Kỳ đứng hạng 12 trong các nước tạo thêm doanh nghiệp mới. Đã đành là thua Thụy Điển, Phần Lan hay Đan Mạch ở Bắc Âu hoặc Tân Tây Lan ở Úc Châu. Mà còn thua xứ Israel khói lửa, hay Hungary và Ý là hai nước hoạn nạn trong Âu Châu bị khủng hoảng! Hoảng chưa?

Lý do của tình trạng vắng bóng giai nhân này là:

Thứ nhất khó vay tiền kinh doanh vì nhiều quy định quá chặt chẽ của Đạo luật Cải cách Tài chánh Dodd-Frank, hai dân biểu nghị sĩ Dân Chủ được các đại gia đấm mõm nhiều nhất. Hai nhân vật về hưu này có thể viết sách về tham nhũng qua những bổng lộc từ hai doanh nghiệp bán công đã sụp đổ và góp phần thổi lên vụ khủng hoảng tài chánh 2008, là Fannie May và Freddy Mac!

Lý do thứ hai là các doanh nghiệp loại tiểu trung bị ngộp dưới cái núi luật lệ chằng chịt mới được ban hành từ sáu năm nay, nhất là Đạo luật ObamaCare và nạn chi phí y tế tăng vọt. Truyền thông ngô nghê về kinh tế thì chỉ biết tường thuật cái "được" mà chẳng đếm ra cái "mất" của kinh tế xuất phát từ hệ thống kiểm soát bao biện của nhà nước.

Thứ ba là sự hoài nghi thậm chí ngao ngán về tương lai kinh tế.

Sau vụ khủng bố tại Pháp và Âu châu, báo chí Mỹ cứ nói đến sự kiện là lần đầu tiên dân Mỹ quan tâm đến an ninh nhiều hơn hay bằng với nỗi ưu lo về kinh tế. Khỏi cần so sánh thì ta cũng thấy đại đa số dân Mỹ ngày nay chưa mấy tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế và mối lo hàng đầu của họ vẫn là tiền bạc, từ đồng lương không tăng đến chồng hóa đơn hãi hnùg về đủ loại chi phí.

Hãy gõ vào Gallup hay Pew để theo dõi dân ý từ các cuộc khảo sát vừa qua thì sẽ thấy tâm lý người dân

* * *

Nếu nhìn vào thực tế u ám đó và đối chiếu với chuyện "kinh tế trung lưu", ta phải giật mình về hiện tượng chính trị hạ lưu!

Nếu lại tò mò tìm hiểu thêm về cuộc bầu cử 2016 sắp tới thì ta còn thấy Barack Obama đang cùng Nghị sĩ Elizabeth Warren, tiêu biểu cho đại trí thức cực tả, ra sức triệt tiêu hy vọng của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Chuyện ấy, sang năm nói vẫn chưa muộn.

Chứ nói về những chuyện sát sườn trước mặt của cộng đồng, thí dụ như bỏ phiếu cho các đại biểu dân cử tại địa phương, chúng ta nên nhìn lại cho kỹ.

Có nên bầu cho loại chính khách chuyên nghiệp chưa hề lỡ dịp xoa đầu con trẻ và múa lân với cộng đồng mà chẳng làm gì thiết thực? Việc làm thiết thực nhất của họ là xúi người ra tranh cử để chia phiếu của đối phương!

Hay là nên bầu cho người có kinh nghiệm ngoài đời trước khi vào chính trường tranh đấu cho môi trường kinh doanh được thông thoáng dễ dàng hơn? Loại người thứ nhì này mới giúp tiểu doanh thương phát triển trong quản hạt nhỏ bé của chúng ta.

Đấy mới là kinh tế học của trung lưu!

Ý kiến bạn đọc
09/02/201503:06:27
Khách
xưa bỏ phiếu bầu ban quản trị htx . bộ xong xã viên cãi nhau sao không bỏ cho ông phó này bà chị kia gần mình hơn chứ nghe mấy ông cấp trên gợi ý chỉ định, toàn đam có cơm áo gạo tiền ăn ở cùng mình đâu ,rồi co mà an cam. thế là cả bọn cứ ấm ức,,, sau toàn được ăn bánh vẽ.
25/01/201523:33:42
Khách
Phe binh,tre tho cung co the lam`,dua ra duoc mot ke hoach tot,va duoc chi'nh phu thi hanh moi dan'g phuc.
23/01/201523:46:25
Khách
Ông NGUYỄN XUÂN NGHĨA có cái nhìn quá hay về khía cạnh kinh tế .Ông NGHĨA còn sắc bén nhìn rõ đường hướng chính trị ,,,, Thế mới hiểu tại sao chính quyền CS VIỆT NAM mới dùng ông Thứ Trưởng Ngoại Giao NGUYỄN THANH SƠN đi chiêu hồi Ông NGHĨA về hợp tác với HÀ NỘI,,, nhưng ông NGHĨA từ chối vì các ông CỘNG SẢN đi theo đường lối MARXIST là khác với đường lối của tôi rồi !
23/01/201514:58:25
Khách
vậy theo ý tác giả, nước mỷ toàn một lủ ngu dốt bị obama lừa gạt ?? sao ngài không ra ứng cử giúp người giúp đời, và nhất la giúp người việt tỵ nạn có cơ hội dẹp tan cs về lại vn.
23/01/201512:21:02
Khách
Chính xác và trần trụi, chưa bao giờ bỏ qua bất cứ bài bình luận nào của bàc Nghỉa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.