Hôm nay,  

Trung Quốc tiến gần tới một phi đạo nữa tại Biển Đông thế nào?

15/01/201512:50:00(Xem: 3317)
Mỗi hành động tiến tới việc củng cố sức mạnh quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông thực sự là một bước xâm lăng lên lãnh thổ Việt Nam, như hành động xây dựng phi đạo trên đá Chữ Thập, được tiên đoán sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Một vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) như được các chuyên gia tiên đoán? Đúng vậy và còn tệ hơn nữa, Trung Cộng sẽ chẳng cần tới việc tuyên bố một vùng ADIZ khi đối phó với một số nước có liên hệ chủ quyền trực tiếp tới Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Trung Cộng chỉ cần thực thi luật pháp của riêng họ trên "lãnh thổ" của họ, như lệnh cấm đánh cá hàng năm hay việc bảo vệ ngư dân của họ đánh cá bất cứ nơi đâu trong vùng "lưỡi bò" hay khai thác dầu khí... Tới khi đó, nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì? Ai cũng biết rằng sự việc đã quá trễ!

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG

Bản tin số 48— Ngày 15 tháng 01 năm 2015 

 

Trung Quốc tiến gần tới một phi đạo nữa tại Biển Đông thế nào?

Nguồn: The Diplomat (10/01/2015)

Tác giả: Prashanth Parameswaran

Người dịch: Trần Văn Minh

15/01/2015

Bắc Kinh có thể có một phi đạo thứ hai tại Biển Đông vào cuối năm 2015.

Ngày 8 tháng 1, trang báo mạng Rappler của Phillipines dẫn lời một nguồn tin quốc phòng cho biết Trung Quốc có khả nănghoàn thành phi đạo thứ hai ở Biển Đông vào cuối năm 2015. Trong khi đó, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, TướngGregorio Catapang Jr., cũng tiết lộ rằng Bắc Kinh đã đi được một nửa đường trong các hoạt động khai phá trên đá Chữ Thập,nơi phi đạo được dự đoán sẽ được xây.

Hình ảnh vệ tinh được công bố vào tháng 11 năm 2014 đã chỉ ra rằng các tàu hút cát của Trung Quốc đang bồi đắp đất trênđá Chữ Thập từ tháng 8 để tạo ra một khoảnh đất đủ lớn cho một phi đạo dài 3 km, sẽ là phi đạo thứ hai ở Biển Đông sau phi đạo trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng có phi đạo riêng trên các đảo của họ). Nhưng các thông báo mới nhất cho thấy Trung Quốc đã đi khá xa trong quá trình bồi đắp đất và xây dựng phi đạo. Các hoạt động khai phá đó, cùng với việc có hai phi đạo - một ở quần đảo Hoàng Sa và một ở quần đảo Trường Sa - có thể làm gia tăng đáng kể vị trí của Bắc Kinh ở Biển Đông, tác động đến các bên yêu sách và quan tâm khác.

Như tôi đã nhấn mạnh trước đây, điều quan trọng là chúng ta (phải) xem các hoạt động như thế của Trung Quốc Biển Đông không phải là sự kiện đơn lẻ, mà là một phần của một chiến lược rộng lớn hơn với "sự quyết đoán gia tăng" để thay đổi hiện trạng biển về phía có lợi cho Bắc Kinh, để có thể đẩy mạnh các yêu sách của họ. Trong trường hợp này, như với nhiều dự án khai phá đất đai khác đang diễn ra, bao gồm đá Châu Viên, đá Ga Ven, và đá Colin, các nỗ lựccủa Bắc Kinh để gia tăng kích thước của từng thực thể như đang được làm ở đá Chữ Thập - theo quan điểm của họ - có thể giúp tăng cường tính biện chứng pháp lý cho các yêu sách lãnh thổ rộng lớn của họ.

Sự việc này lần lượt có khả năng ảnh hưởng đến những nỗ lực pháp lý của các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, như vụ kiện hiện nay của Philippines tố cáo Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài tại The Hague (Việt Nam cũng vừa tham tham gia), có thể được quyết định vào khoảng cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Trong khi Manila đã quyết định dừng lại tất cả các công việc khai thác ở biển Đông vì có thể tác động tới phán quyết, Bắc Kinh dường như thấy không có vấn đề gì khi cho phép các hoạt động được tiếp tục, bởi vì họ cảm nhận rằng hành động này sẽ chỉ thay đổi hiện trạng về phía có lợi cho họ trong thời gian chờ phán quyết.

Ngoài những lợi thế về vị trí mà việc khai hoang mang tới, sở hữu một phi đạo tại đá Chữ Thập sẽ là một sự bổ sung đáng kểcho khả năng huy động sức mạnh của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, bằng việc có một phi đạo ở Trường Sa, máy baycủa Bắc Kinh có thể bay tới những vùng cực nam của Biển Đông một cách dễ dàng, nhanh chóng và thường xuyên khi mà lẽ ra họ không thể làm được do vấn đề khoảng cách và tiếp tế nhiên liệu trên không. Điều đó lần lượt sẽ cho phép Trung Quốcthực hiện tuần tra trên không nhiều hơn trong vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền của họ và cung cấp hỗ trợ cho một vùng rộng lớn hơn cho tàu bè của họ. Dựa theo lề lối hành xử của Trung Quốc trong vài năm qua đã thể hiện sự xâm nhập ngày càng tăng vào các khu vực phía Nam của Biển Đông ảnh hưởng đến Malaysia và Indonesia, các nước này cần phải quan tâm đến ý nghĩa của hành động này một khi (việc bồi đắp đất ở đá Chữ Thập) trở thành hiện thực.

Theo một số người đã chỉ ra, có một phi đạo khác cũng có thể là một bước tiến trong kế hoạch tạo dựng một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Biển Đông vào một thời điểm trong tương lai, tương tự như một ADIZ mà họ đã tuyên bố ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013. Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ này, nhiều người đã tự hỏi, một cách chính xác, khi nào thì Bắc Kinh sẽ đưa ra một tuyên bố tương tự ở khu vực Biển Đông. Nhưng với sự "quyết đoán gia tăng từng bước" trong việc củng cố từ từ khả năng quân sự của họ ở Biển Đông, Bắc Kinh có thể hành động một cách chậm rãi hướng tới một thực tế mà họ có khả năng kiểm soát một vùng ADIZ, thậm chí họ không cần phải tuyên bố điều đó.

----------

Tham khảo

 

Trung Quốc đang xây dựng đảo có phi đạo trên Đá Chữ Thập

Nguồn: IHS Jane’s 360 (20/11/2014)

Tác giả: James Hardy (London) and Sean O'Connor (Indiana)

Người dịch: Trần Văn Minh

 

blank

​Hình ảnh của Airbus Defence and Space ghi ngày 14 tháng 11 năm 2014 cho thấy hoạt động khai hoang của Trung Quốcđang diễn ra tại đá Chữ Thập ở Biển Đông. Nhiều tàu hút cát làm việc gấp rút để tạo địa hìnhHoạt động từ một khu vực bến cảng, các tàu hút cát bơm trầm tích thông qua một mạng lưới các đường ống.

 

Điểm chính

·       Trung Quốc đang khai hoang tại đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, theo hình ảnh vệ tinh

·       Công việc khai hoang, bắt đầu từ tháng Tám (2014), đang tạo nên một mảnh đất đủ rộng cho một phi đạo dài 3,000m.

Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo với chiều dài ít nhất 3.000 m trên đá Chữ Thập, có thể là nơi cho phi đạo đầu tiên của họ thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh của hòn đảo này được chụp vào ngày 8 tháng 8 và 14 tháng 11 (năm 2014) cho thấy, trong ba tháng qua tàu hút cát Trung Quốc đã tạo ra một diện tích đất bao phủ hầu như toàn bộ chiều dài của rạn san hô.

Đá Chữ Thập nằm về phía tây của nhóm đảo chính của quần đảo Trường Sa và trước đây nằm dưới mặt nước; khu vực có thể sinh sống duy nhất là một nền bê tông được Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) xây và bảo trì.

Hòn đảo mới dài hơn 3.000 m và rộng từ 200 tới 300 m: đủ lớn để xây dựng một phi đạo và bãi đậu. Tàu hút cát cũng đangkiến tạo một bến cảng về phía đông của rạn san hô, có vẻ đủ lớn để tàu chở dầu và tàu chiến cặp bến.

Cấu trúc hiện có ở bờ tây nam của rạn san hô là doanh trại của PLAN và có một cầu tàu, súng phòng không, cơ cấu phòng thủ chống người nhái, thiết bị thông tin liên lạc, và một nhà kính trồng cây. Các cấu trúc bê tông hiện nay không gắn liền vớihòn đảo mới, nhưng nếu theo đà của các dự án khai phá đất của Trung Quốc trước đó ở quần đảo Trường Sa, thì vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi cấu trúc bê tông này được kết nối với đảo mới.

Quần đảo Trường Sa đều đã được Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tất cả, ngoại trừ Brunei, đều chiếm hữu đảo hoặc xây dựng các cấu trúc trên các rạn san hô và bãi cát ngầm để khẳng định yêu sách của họ.

Việc khai hoang đất tại đá Chữ Thập là dự án thứ tư do Trung Quốc thực hiện tại quần đảo Trường Sa trong vòng 12 tới 18tháng qua và đến nay là dự án có tầm mức lớn nhất. Trung Quốc đã xây dựng đảo mới tại đá Gạc Ma, đá Châu Viên, và đáGa Ven, nhưng không đảo nào đủ lớn để chứa một phi đạo với tầm cỡ hiên nay.

Tàu theo dõi dữ liệu của IHS Maritime cho thấy hoạt động đáng kể ở các rạn san hô kể từ tháng 5 năm 2014. Các nhà phân tích chú ý đến hai tàu đặc biệt: Jin Hang Jun 406, một tàu hút cát đặt trên phao, và tàu hút cát hạng nặng 3.086 tấn Xin HaiTun . Cả hai đã góp phần vào việc nạo vét và cắt các kênh đào dẫn vào bến cảng mới.

Phân tích

IHS Jane đã tường thuật trước đây về dự án khai hoang của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và ghi nhận rằng cho đến gần đây đá Chữ Thập có vẻ đóng vai trò như là cơ sở dàn dựng cho các dự án xây dựng ở các đảo khác. Với thực tế là là cơ sở lớn nhất của PLAN trong quần đảo Trường Sa, điều này dường như là một sự bất thường, một điều gì đó mà nay hình ảnhngày 14 tháng 11 đã sửa lại.

Trung Quốc đang ở vị thế bất lợi rõ ràng so với các bên tranh chấp khác trong quần đảo Trường Sa vì là quốc gia duy nhất không chiếm đóng một hòn đảo có sân bay nào. Đài Loan có đảo Ba Bình, Philippines có đảo Thị Tứ, Malaysia có đá Hoa Lau(một rạn san hô mà Malaysia đã khai hoang và xây một phi đạo), và Việt Nam có đảo Song Tử Tây.

Công trình tại đá Chữ Thập do đó mang lại sự cân bằng, nhưng có thể gây báo động cho các bên tranh chấp khác. Trung Quốc trước đây đã cho thấy rằng họ sẵn sàng đổ máu và tiêu hao tài sản để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực này.Với lợi thế quân sự khổng lồ của Trung Quốc đối với các bên tranh chấp khác về số lượng và phẩm chất của các trang thiết bị quân sự, cơ sở này có vẻ được xây với mục đích ép buộc các bên tranh chấp khác từ bỏ các tuyên bốvà sở hữu chủ quyền của họ, hoặc ít nhất là cho phép Trung Quốc có một vị thế đàm phán mạnh hơn rất nhiều nếu các cuộc đàm phán về tranh chấp được tổ chức.


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.