Hôm nay,  

Blog Chân Dung Quyền Lực và Hội Nghị 10 Trung Uơng Đảng CSVN

07/01/201514:13:00(Xem: 6692)

Blog Chân Dung Quyền Lực và Hội Nghị 10 Trung Uơng Đảng CSVN.

 

Chỉ mới xuất hiện trong 2 tháng 11 và 12 năm 2014, với gần 50 bài viết tiết lộ một số dữ kiện thâm cung bí  sử liên quan đến các lãnh đạo chóp bu của CSVN, Blog Chân Dung Quyền Lực đang được dư luận bàn tán xôn xao với dấu hỏi: ai đứng sau trang mạng này và nhằm mục tiêu gì?

 

Một số người thì cho rằng qua những nội dung loan tải, chứng tỏ là trang mạng này phải do một phe hay một cá nhân nào đó trong cung đình đã tiết lộ những tin tức nhạy cảm để tạo sự rối loạn trong đảng.

 

Một số người thì phân tích nội dung các dữ kiện loan tải đã đi kết luận rằng phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã dựng ra trang mạng này để tấn công các đối thủ.

 

Một số người trong chế độ thì đổ vấy cho “thế lực thù địch bên ngoài” đã dựng chuyện để tấn công làm mất uy tín lãnh đạo.

 

Dù ai đứng đàng sau đi chăng nữa, thì việc xuất hiện Blog Chân Dung Quyền Lực đúng vào dịp  Hội nghị 10 của Trung ương đảng CSVN (nhóm họp từ 5-12/1/2015 - trễ đến hai tháng so với dự trù), đã cho thấy có một sự chủ mưu rõ ràng.

 

Mấu chốt của Hội nghị 10 là Trung ương đảng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư hiện nay. Đồng thời Trung ương đảng sẽ đề cử các nhân sự vào thành phần Bộ chính trị, Ban bí thư, Trung ương đảng cho nhiệm kỳ 5 năm tới (2016-2021) mà CSVN gọi là “xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.”

 

Cả hai việc làm nói trên đều mới, lần đầu tiên được CSVN áp dụng, và hoàn toàn khác với trước đây khi vấn đề nhân sự trung ương nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị.

 

Kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư lần này sẽ ảnh hưởng rất lớn vào phiếu bầu của Trung ương đảng cho những ai muốn được đề cử vào Bộ chính trị, Ban bí thư cho nhiệm kỳ XII (2016-2021).

 

Trong danh sách 16 thành viên của Bộ chính trị hiện nay, nếu tính theo tuổi hưu 65 tuổi thì có 9 người sau đây sẽ ra đi: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ (1947), Tô Huy Rứa (1947), Trương Tấn Sang (1949), Nguyễn Tấn Dũng (1949), Lê Hồng Anh (1949), Phạm Quang Nghị (1949).

 

Còn lại 7 người có thể ở lại vì chưa tới tuổi hưu gồm: Nguyễn Xuân Phúc (1954), Nguyễn Thiện Nhân (1953), Tòng Thị Phóng (1954), Nguyễn Thị Kim Ngân (1954), Đinh Thế Huynh (1953), Lê Thanh Hải (1950), Trần Đại Quang (1956).

 

Từ nhiều tháng qua, người ta hay nói đến cuộc chạy đua chức Tổng Bí Thư giữa ông Phạm Quang Nghị và ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ít ai nói đến ông Nguyễn Xuân Phúc, một nhân vật được coi là sáng giá trong số 7 người còn ở lại trong Bộ chính trị và còn trong lứa tuổi có thể làm “tổng bí thư”.

 

Phải chăng vì thế mà Nguyễn Xuân Phúc đã bị Blog Chân Dung Quyền Lực tấn công nhiều nhất, liên tục phơi bày những dữ kiện vạch trần nạn tham ô, lợi dụng chức quyền của ông Phúc khi còn làm Bộ trưởng văn phòng Thủ tướng. Thậm chí còn kết án ông Phúc đã mượn tay Bắc Kinh để sát hại Nguyễn Bá Thanh.

 

Những bài viết và dữ kiện đưa ra của Blog Chân Dung Quyền Lực khó có thể kiểm chứng, nhưng đang làm cho nhiều lãnh đạo CSVN “hốt hoảng” như Lê Hồng Anh, Phùng Quanh Thanh, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đan, Nguyễn Sinh Hùng... đòi hỏi phải có biện pháp ngăn chặn và trừng trị thích đáng.

 

Nhưng lãnh đạo CSVN đã quên một điều là họ không những không còn khả năng bịt miệng truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, mà họ còn đang phải trả cái giá của tệ nạn tham nhũng - từ tiền bạc cho đến quyền lực - do chính họ tạo ra.

 

Đấu tố, diệt trừ nhau để tranh giành quyền lực là điều đương nhiên trong mọi chế độ độc tài, nhưng khi hiện tượng này không còn có thể che dấu được nữa, mà bùng nổ mạnh mẽ với những lời lẽ cáo buộc nặng nề, những bắt bớ, truất phế, đầu độc, thanh toán nhau ... cho thấy cường độ đấu đá đã tới hồi kịch liệt của giai đoạn cáo chung.  

 

Lý Thái Hùng

Ngày 5/1/2015

 

 

 

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà báo Bùi Tín nhận xét: “Có rất ít thông tin chính xác về nội dung thật sự của cuộc gặp này được tiết lộ, nhưng ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Bắc Kinh đến phó hội đối với tương lai của đất nước ta đã không che mắt được ai. Đến nỗi ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị gạt ra ngoài rìa của cuộc họp lịch sử này, đã phải than thở: ‘Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!”
Năm nay, lễ Tạ Ơn diễn ra vào thứ năm ngày 25/11/ 2021. Mỗi lần đến lễ Tạ Ơn, tôi muốn tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi cuộc sống no đủ, an lành và cảm ơn tất cả những người thân quen luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Mỗi người trong chúng ta nợ nhiều người, ngoài nợ ông bà cha mẹ đã sinh ra, nuôi cho lớn khôn, thương yêu đùm bọc cho đến khi cha mẹ qua đời.
Nói tóm lại, giá dầu xăng tăng gần đây là một cơ hội để chúng ta ôn lại bài học kinh tế căn bản về luật cung cầu. Giá xăng dầu tăng vì cung chưa bắt kịp cầu. Hệ thống vận chuyển hàng hóa trên thế giới sẽ được cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới. OPEC đã bắt đầu tăng mức sản xuất dầu. Những công ty dầu ở Mỹ cũng sẽ tăng sản xuất dầu nội địa.
Tiêu cực đẻ ra tham nhũng và tự diễn biến, tự chuyển hóa, nhưng cha mẹ của tiêu cực lại sinh ra từ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên. Đó là “lời phán” của 4 đời Tổng bí thư đảng CSVN, gồm Đỗ Mười (1997-2001), Lê Khả Phiêu (tháng 12/1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và Nguyễn Phú Trọng (từ 2011 đến nay). Nhưng đến năm 2021, sau 27 năm xây dựng và chỉnh đốn (từ khóa đảng VII năm 1994) mà 4 nguy cơ vẫn còn là mối đe dọa sống còn của chế độ và vị trí lãnh đạo của đảng là tại sao ?
Chơi tới bến như Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (Nguyễn Trường Tô) mà vẫn hạ cánh an toàn thì chỉ ăn (có mỗi một miếng thịt bò) thôi nào phải là chuyện lớn. Hồi năm 2018, chú Lâm còn làm một vụ dại dột hơn nhiều (khiến cả Âu Châu sửng sốt, sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh) mà cũng có sao đâu.
Theo cam kết trong Chương 13 về Thương mại và Phát triển Bền vững (TSD) của Hiệp định Thương mại Tự do (EV-FTA) giữa Liên minh Âu châu (EU) và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cả hai bên, EU và Việt Nam, phải thành lập “Các nhóm Tư vấn Nội địa” (DAGs) gồm những tổ chức phi chính phủ NGO, đại diện người lao động, hiệp hội thương mại, v.v., để có thể quan sát, nêu lên và thảo luận các vấn đề liên quan đến các chính sách xã hội và môi trường với Ủy ban Liên minh Âu châu và VN.
Trong chế độ Cộng sản Việt Nam, có 2 thành phần trí thức: Trí thức sáng suốt và trí thức u mê. Đội ngũ trí thức sáng suốt khan hiếm, biết chọn cái đúng và việc cần làm. Nhưng thành phần trí thức u mê thì đông, là công bộc, sống chết với đảng; đảng bảo đâu đánh đó, nhiều khi không cần tiêu chuẩn luân thường đạo lý. Ngược lại, trí thức có bản lĩnh, có lập trường rành mạch thì biết đặt quyền lợi chung trên lợi ích cá nhân và biết chọn cái đúng đánh chết cái sai, không sợ bị trù dập.
Trung Quốc chào mừng cuộc đối thoại thực sự giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden như một dấu hiệu hy vọng cho mối liên hệ tốt đẹp hơn trong tương lai, trong khi đó Hoa Kỳ thì khá im lặng giữa lúc hai vị lãnh đạo của hai siêu cường tìm cách giảm bớt căng thẳng kéo dài đã hơn một năm.
Sau hơn một năm không đi chơi xa, vì dịch Covid-19, nên khi các tiểu bang gỡ bỏ giới hạn chúng tôi rủ nhau du lịch nội địa. Nhiều người thân quen đi chơi Hawaii hay Cancún bên Mexico, chúng tôi chọn Miami, Florida. Cả tháng trước đã mua vé máy bay, đặt chỗ ở và thuê xe. Đến giữa tháng Tám có thông tin Covid biến chủng Delta đang lây lan nhanh. Đã có thuốc tiêm chủng nên số người nhập viện và chết không cao như hồi đầu năm, trên 90% tử vong là những người đã không chích ngừa.
“Bạn từ đâu đến” ? (“Where do you come from” ?) là câu hỏi mà tôi vẫn thường nghe trong những tháng ngày lưu lạc. Dù tha hương gần cả cuộc đời, tôi luôn luôn đáp rằng mình từ nước Việt: I’m from Vietnam! Nếu trả lời khác đi và đúng với thực trạng (I’m from California) thì rất có thể tôi sẽ nhận được ánh mắt, cùng với nụ cười thân thiện hơn của tha nhân. Tuy biết vậy nhưng tôi không muốn chối bỏ quê hương, dù không hãnh diện gì (lắm) về cái đất nước khốn cùng mà mình đã đành đoạn bỏ đi từ khi tóc hãy còn xanh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.