Hôm nay,  

Bọ Lập và rừng cây

1/1/201522:08:00(View: 4199)

 

Bọ Lập và rừng cây

Nguyệt Quỳnh

Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh…

Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.

Đúng như cảm nhận của ông Sang khi thốt ra lời nói trên. Ông Nguyễn Khắc Mai là một trong số những đảng viên CS thầm lặng, những người từng thiết tha với đảng, hết lòng với đất nước; và nay đã thất vọng, đã cay đắng lắm trước thực trạng xã hội và lối điều hành đất nước của lãnh đạo CS hiện nay. Ông Mai cố đem những lý luận Mác Lê và lời nói ông Hồ làm chuẩn, nhưng người đọc có thể thấu cảm được hết cả nỗi buồn, nỗi thất vọng của ông qua bài viết mà có đến tám lần ông nhắc đến chữ Cay Đắng.

Tôi nghĩ đến những đảng viên thầm lặng khác qua ông Nguyễn Khắc Mai. Những người ngày hôm nay, đi trên đất còn nghe được máu ấm của đồng đội mình trên mỗi bước chân qua. Tôi chợt thấy cảm thương những con người đã bỏ cả cuộc đời tin theo chủ nghĩa cộng sản và chạnh lòng nhớ đến câu nói của một nhà văn: “Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?”

Nếu thật đó là tấm lòng của ông Nguyễn Khắc Mai, nếu thật sự tổ quốc không hề đánh mất họ, những người đã một thời lăn thân trong lửa đạn vì độc lập dân tộc, chắc chắn họ biết điều mình phải làm. Ông đã viết câu cuối trong bài tâm tình với ông Trương Tấn Sang như sau:

“Liệu chúng ta có thật tâm sám hối đặng cứu rỗi đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nguy trước một Trung Hoa đế quốc, bá quyền nước lớn (mà Tập Cận Bình vừa tuyên bố), liệu có nhanh chóng thoát ra sự suy đồi, trì trệ, bảo thủ, lạc hậu hiện nay hay không…”

Liệu những đảng viên cay đắng như ông Nguyễn Khắc Mai có góp phần cứu nguy được vận mạng của đất nước đang chỉ mành treo chuông không? Tôi cho rằng họ làm được, câu trả lời nằm trong mỗi cá nhân của những Nguyễn Khắc Mai, và bằng vào quyết tâm phải hành động. Rõ ràng chúng ta không còn nhiều thời gian. Tình trạng nguy nan của đất nước không cho phép đợi chờ thêm nữa. Và cũng bởi vì quanh họ, những người dân tuy cô thế, thấp cổ bé miệng cũng đã bắt đầu từ lâu. Điển hình gần đây nhất là hình ảnh đáng phục của Bọ Lập cùng những bạn hữu của anh.

***

Ít ai biết Bọ Lập bị liệt hẳn nửa người sau một tai nạn. Ngay cả đến việc chuyện vệ sinh cho chính mình, anh cũng phải cậy dựa vào vợ con. Cũng ít người biết rằng anh đã một lần toan tự vẫn. Nhà văn Huỳnh Ngọc Chênh kể rằng: một hôm lựa lúc gia đình đi vắng, Bọ Lập đã lăn xuống khỏi giường, anh bò từ căn hộ tập thể của anh lên trên sân thượng. Anh định từ đó gieo mình xuống đất, tự mình kết liễu để tránh gánh nặng cho gia đình. May mắn, có người trong khu tập thể phát hiện và bồng anh xuống. Từ một người từng lâm vào những hố thẳm cuộc đời như thế, Bọ Lập đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của chính mình để nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác, để lo lắng về sự tuột dốc thảm hại của đất nước.

 

Biết được hoàn cảnh của Bọ, người ta thêm trân quý cảnh Bọ đi biểu tình chống Trung Quốc ngày 11.5.2014. Hôm đó, Bọ tự mình thuê taxi ra hiện trường tham gia với anh em. Lúc Bọ đến nơi thì đoàn biểu tình đã kéo đi xa rồi! Một mình, Bọ vẫn làm cuộc biểu tình dọc theo đường Đồng Khởi. Bây giờ nhớ lại, hình ảnh Bọ với đôi chân khập khiễng bỗng làm tôi ý thức ra mức quan trọng của TỪNG NGƯỜI ĐẤU TRANH trong tình cảnh hiện nay, đối với đồng đội và đối với việc chung.

 

Thật vậy, thử tưởng tượng năm1285, khi quân Mông Cổ xâm lăng ta lần thứ hai, Vua Nhân Tông đi thuyền nhỏ xuống gặp Hưng Đạo Vương, ngài hỏi rằng: “Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân?” Nếu lúc đó câu trả lời của vị Quốc Công Tiết Chế khác đi, không phải là “ Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước” thì liệu Đại Việt có còn trường tồn đến ngày hôm nay không? Hưng Đạo Vương đã dùng quyết tâm của chính ông mà bảo vệ được đất nước. Nếu như quyết tâm của một người có sức lan toả đến nhiều người như vậy và giúp cho quân đội của một đất nước nhỏ bé có thể đánh thắng một đội quân lừng lẫy thế giới; thì mỗi chúng ta với lòng thiết tha cùng vận nước, nếu đứng cùng nhau, chắc chắn không có bất cứ một cường quyền nào có thể huỷ diệt được dân tộc mình.

 

Một điều hệ trọng cũng cần được vạch ra: khi cuống cuồng "bắt khẩn cấp" một Bọ Lập đang liệt nửa người và phải đánh máy bằng một tay, lãnh đạo CSVN đã lộ rõ sự bối rối, yếu kém và lo lắng về mức độ chán ghét của dân đối với chế độ. Lo lắng đến mức họ không dùng Điều 258 - lợi dụng quyền tự do dân chủ - để buộc tội, mà phải dùng đến Điều 88 - tuyên truyền chống chế độ - để buộc tội anh. Bạn bè và dư luận khắp nơi lại càng chán ghét và căm phẫn khi nhìn Bọ bị công an lôi đi trong tình trạng không có thuốc men, không người giúp anh ngay cả trong việc vệ sinh hàng ngày. Đây là một hành động tàn nhẫn của lãnh đạo CS, chẳng khác gì một hình thức tra tấn nguội đối với một nhà văn đã cao tuổi lại bịnh hoạn.

 

Nhưng những hành động trấn áp để dằn mặt người chung quanh này, vẫn chỉ dẫn đến những tác dụng ngược, như những trò tương tự trong suốt mấy năm qua đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, blogger Người Lót Gạch, v.v... Cứ sau mỗi vụ bắt bớ vô lý và hèn kém, phản ứng của giới đấu tranh dân chủ khắp nước đã không xẹp xuống mà càng đông người xuất hiện công khai hơn, hoạt động mạnh mẽ hơn. Đặc biệt với trường hợp của Bọ Lập. Sự bất nhẫn trước cái ác, cái bạo ngược vô lối của nhà cầm quyền đã dẫn đến hàng trăm bài viết, bài status trên mạng bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng đối với Bọ.

 

Đáng phục hơn nữa, một số bạn hữu xót xa cho Bọ, đã không ngần ngại công khai tuyên bố sẵn lòng đi tù như Bọ, sẵn sàng lãnh còng đôi 88 cùng Bọ:

 

Facebook ‘Lô Đề VN’ đăng hình hai blogger Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Tường Thụy sát vai nhau với dòng chữ “2 tù nhân dự khuyết HN có trong danh sách gặp nhau rất vui vẻ. Đang tranh nhau xem ai được bắt trước, ai được bắt sau. Cả 2 đều muốn được bắt điều 79, 88”

 

Blogger Nguyễn Lân Thắng phát biểu: “Bất cứ blogger chính trị nào cũng có thể bị bắt bởi điều 88... chúng tôi đã sẵn sàng…!”.

 

Riêng Facebooker Hoàng Dũng còn đặt chỉ tiêu cho mình: “Phải thế chứ! Đã bị bắt thì phải bị bắt vì chính trị và hẳn phải là 79 hay 88 chứ! Ước gì mình được như bọ Lập. Có bác nào biết những tài liệu tàng trữ của bọ Lập là những tài liệu gì để rồi mà bị bắt không? Chỉ cho tôi để tôi tự nguyện giao nộp với”.

 

Chính lòng yêu thương Bọ trong tình trạng thể chất hiện nay và sự rành rẽ về khả năng hèn kém của lãnh đạo đã dẫn đến sự đồng tình trong giới đấu tranh rằng: dẫu mai này nếu Bọ có đuối sức trong tù, nếu Bọ cần phải về nhà uống thuốc, tịnh dưỡng thì chắc chắn sẽ có nhiều anh chị em sẵn lòng thế chỗ cho Bọ, và họ vẫn luôn thương quí Bọ hết lòng.

 

Đến lúc này, hình như mọi người đều đã nhận ra rằng nếu rụt lại trong im lặng chúng ta chỉ yên ổn tạm thời, nhưng cùng lúc chấp nhận cho nhà cầm quyền lại treo một cái mã tấu khác trên đầu mình. Và nếu rụt lại thì cũng sẽ rất có lỗi với Bọ, với những hy sinh cao quí của Bọ, của anh Ba Sàm, anh Duy Nhất, và bao người khác. Tôi tin rằng nhiều người âm thầm ngoài kia đang muốn được sống như Bọ. Họ thấy cần phải làm một điều gì đó với Bọ, cho Bọ, và vì Bọ. Ai cũng muốn được cùng với Bọ dũa cho mòn, cho đứt cái còng 88 này.

 

***

Bỗng dưng tôi nhớ đến cái ý niệm một mình trong bài hát “Một Đời Người, Một Rừng Cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn “…tôi vẫn nhớ hoài một loài cây, sống gần nhau thân mới thẳng, có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh”. Tôi bỗng muốn cám ơn Bọ Lập, cám ơn đôi chân khập khiễng trong buổi biểu tình một mình của anh. Từ anh, tôi đã nhìn thấy một rừng cây đang lên xanh. Tôi nhìn thấy Hoàng Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Xuân Diện và nhiều, nhiều người khác nữa…

 

Và tôi nghĩ đến nỗi cay đắng của những Nguyễn Khắc Mai với một niềm hy vọng lớn lao. Nói cho cùng, nếu so sánh tương quan lực lượng giữa ta và giặc, thế hùng mạnh của Mông Cổ thời ấy và sự hung hãn của Trung Cộng ngày hôm nay… không có gì khác biệt. Rõ ràng, thắng hay bại, nhục hay vinh của một dân tộc tuỳ thuộc vào sự quyết tâm và sáng suốt của mỗi con người.

 

 

1-1-2015, khai bút cho một năm thật sự mới.

 

Nguyệt Quỳnh

 


.
,

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.