Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Phi Khanh

12/30/201400:00:00(View: 4301)

NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428)

Nguyễn Phi Khanh vốn tên Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, quê gốc làng Chi Ngại, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (tỉnh Hà Đông). Ông là người thông minh, giỏi văn chương, nên quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đưa ông về phủ, để dạy người con gái lớn của quan Tư đồ là Trần Thị Thái.

Giữa thầy Ứng Long và cô học trò Trần Thị, tình cảm nảy nở đưa đến tình yêu. Khi Trần Thị có thai, ông sợ tội bỏ trốn. Quan Tư đồ độ lượng, cho tìm về gả con gái cho, khích lệ học thêm để tiến thân. Từ đó, ông mài miệt thêm kinh sách.

Năm 1374, ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) lúc 19 tuổi. Có tài năng nhưng Trần Nghệ Tông không trọng dụng, nên ông an phận dạy học.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, ra làm quan với nhà Hồ, được cử giữ chức Học sĩ viện Hàn lâm vào năm 1401, rồi lần lượt được thăng chức Thông chương Đại phu, Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám.


Quân Minh xâm lược nước ta, vào năm 1407, ông cùng vua tôi nhà Hồ bị giặc bắt giải về Kim Lăng (Tàu). Hai người con ông là Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng theo cha đến ải Nam Quan, ông khuyên Nguyễn Trãi: “con hãy trở về lo phục hận cho nước, phục thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi vâng lời quay về, còn Nguyễn Phi Hùng đi theo cha.

Năm 1428, ông mất, Nguyễn Phi Hùng đem hài cốt cha về táng tại núi Bái Vọng (huyện Chí Linh).

Ông biên soạn tác phẩm “Nhị Khê thi tập”, bị quân Minh lấy đem về Tàu. Hiện nay, còn lưu lại 77 bài thơ của ông, do Lê Quí Đôn sao lục ở bộ “Toàn Việt thi tập”.

Cảm niệm: Nguyễn Phi Khanh

Miệt mài nghiên bút, dinh Tư đồ
Quấn quýt người yêu cũng học trò?!
Nước mất, làm quan thân bị bắt
Khuyên con phục quốc, khéo dặn dò!

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các cuộc xung đột giữa Do Thái với Palestine cùng khối Ả Rập là vấn đề nan giải cho Hoa Kỳ lẫn thế giới bởi Do Thái không hề nhượng bộ, luôn có những hành động cứng rắn và trả đũa tàn bạo. Cuộc xung đột hiện nay xảy ra khi Do Thái trục xuất sáu gia đình Palestine tại Đông Jerusalem, là điều mà Do Thái từng bước thực hiện với người dân Palestine từ nhiều năm qua.
Tôi yêu những nông dân thôn Hoành, tôi yêu những nông dân Dương Nội. Yêu cái hồn của đất – nơi con người đang phải đối mặt với phong ba bão táp; nơi con người bước trên nghịch cảnh bằng sự cao quý và khí phách của riêng mình. Tôi có một niềm tin vững chắc rằng lòng tử tế và sự dũng cảm của họ sẽ lan toả và lan rộng.
Từ Văn phòng Viện Tăng Thống, tuy chỉ tồn tại trên danh nghĩa, trong phận sự bảo trì ấn tín của Viện Tăng Thống, kế thừa tâm nguyện của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống qua phú chúc di ngôn của Ngài trước ngày thị tịch; chúng tôi trên nương tựa uy đức Tăng già và đạo lực gia trì của Chư tôn Trưởng lão, kính gởi đến Chư tôn Hòa Thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng-già nhị bộ, cùng tất cả bốn chúng đệ tử, tâm nguyện Bồ-đề được thể hiện qua các kỳ họp đã nêu, ước mong tất cả bằng Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, bằng đức lực, trí lực, và tài lực, với hằng tâm và hằng sản, đồng tâm nhất trí góp phần công đức vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh mà Chư Thánh Đệ tử, Lịch đại Tổ sư, bằng hùng lực và trí tuệ, bằng từ bi và nhẫn nhục, khoan dung, trải qua vô vàn gian nan chướng duyên trở ngại, đã mang ngọn đèn chánh pháp đến những nơi tăm tối, cho những ai có mắt để thấy, dựng dậy những gì đã sụp đổ, dựng đứng những gì đang nghiêng ngả.
Ngày Phật đản sanh là ngày vui, ngày thiêng liêng và trọng đại của nhân loại. Dù là với truyền thống nào, tông môn pháp phái nào, dù ở quốc độ nào… Người con Phật cũng đều hoan hỷ và thanh tịnh thân tâm để tưởng niệm đức Phật.
Thì tôi cũng nói cho hết lẽ như thế. Chớ bao nhiêu lương dân ở Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Lộc Hưng… đang sống yên lành mà Đảng & Nhà Nước còn có thể nhẫn tâm biến họ thành những đám dân oan (vật vã khắp nơi) thì cái chính phủ hiện hành có xá chi đến những khúc ruột thừa ở Cambodia.
Bàn về kinh tế không thể không nhắc đến tiền. Tiền không mua được hạnh phúc nhưng không có tiền thì…đói. Tiền mang lại tự do (có tiền mua tiên) hay biến con người thành nô lệ đồng tiền. Con nít lên 3 đã biết tiền dùng để mua bánh kẹo, vậy mà các kinh tế gia giờ này vẫn không đồng ý chuyện tiền để làm chi!
Sau ngày 30/4/1975, nếu phe chiến thắng đã có những chính sách mang lại sự hoà giải quốc gia, đối xử nhân bản với bên thua trận, thay vì cải tạo học tập, càn quét và thiêu huỷ văn hoá miền Nam, đánh tư sản mại bản, thì đã không có hàng triệu người bỏ nước ra đi và người Việt sẽ chẳng mấy ai còn nhớ đến một đất nước của quá khứ, tuy chưa hoàn toàn tự do dân chủ nhưng so với Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì người dân đã được tự do hơn bây giờ rất nhiều.
Tất nhiên phải “thành công” vì đảng một mình một chợ, không có ai cạnh tranh hay đòi chia phần. Nhưng việc đảng chọn cho dân bầu chỉ để tuyên truyền cho phương châm “ý đảng lòng dân”, trong khi người dân không có lựa chọn nào khác mà buộc phải đi bỏ phiếu để tránh bị làm khó trong cuộc sống.
Âm nhạc dễ đi vào lòng người, với hình bóng mẹ, qua lời ca và dòng nhạc, mỗi khi nghe, thấm vào tận đáy lòng. Trước năm 1975, có nhiều ca khúc viết về mẹ. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến những ca khúc tiêu biểu, quen thuộc đã đi vào lòng người từ ngày sống trên quê hương và hơn bốn thập niên qua ở hải ngoại.
Những bà mẹ Việt xưa nay rất chơn chất thật thà, rất đơn sơ giản dị cả đời lo cho chồng con quên cả thân mình. Sử Việt nghìn năm đương đầu với giặc Tàu, trăm năm chống giặc Tây. Những bà mẹ Việt bao lần âm thầm gạt lệ tiễn chồng con ra trận, người đi rất ít quay về. Những bà mẹ âm thầm ôm nỗi đau, nỗi nhớ thương da diết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.