Hôm nay,  

“Nước Rút” Và, “Đường Trường” Trong Hành Trình Thơ Nguyễn Lương Vỵ

12/27/201400:00:00(View: 5687)
1. Cách đây gần hai chục năm, cố thi sĩ Nguyên Sa, trong một bài viết về thơ của một bằng hữu, ông nhấn mạnh tới hai ý niệm “nước rút” và, “đường trường”. Tuy nhiên, tác giả “Áo lụa Hà Đông” không khai triển hai ý niệm này đặc biệt này.

Theo tôi, ý niệm “nước rút” dành cho một người làm thơ, có thể hiểu:

- Ở giai đoạn khởi hành, chìm, lẫn giữa những người đồng thời, cùng có mặt trong một lên đường ồ ạt, đông đảo thì, bằng vào khả năng thiên phú, hắn đã bứt phá, tách thoát khỏi đám đông, để lao mình về phía trước, như một thành tựu lẻ, hiếm. Nhưng, với những ai có ít nhiều kinh nghiệm chữ, nghĩa, đều không ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy nửa chừng, những tinh anh sớm phát tiết kia, đã không còn hiện diện ở tiền trường của quảng trường thi ca. Hắn chỉ còn được nhớ tới trong một thời vang bóng.

(Một bằng hữu của tôi, gọi những nhà thơ ở trường hợp này là “Thi sĩ của một thời”).

Còn ý niệm “đường trường”, vẫn theo tôi, dành cho một người làm thơ, có thể hiểu:

- Trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa, nhà thơ chẳng những không cho thấy sự đuối sức hay, lập lại chính mình với chiều dài thời gian, tính bằng nhiều thập niên. Mà, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, cõi giới thi ca của hắn lại rạng rỡ, ngời sáng hơn; tiếp tục cống hiến người đọc, những đường kiếm huê dạng, mới; mở được những cánh cửa hình ảnh và, ngôn ngữ khác.

Ở trường hợp này, tôi cho họ là những thi sĩ tự thân có được một nội lực thâm hậu, (bên cạnh kinh nghiệm sử dụng chữ và, nghĩa). Nó không còn mang tính thiên phú hoặc…“trời cho” nữa. Đó chính là kết quả của những tháng, năm lao tác, thử nghiệm liên lủy, không ngơi nghỉ.

Hôm nay, sau gần hai mươi năm, cá nhân tôi thấy có một người làm thơ tương thích với hai ý niệm “nước rút” và, “đường trường” kia, đó là nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.

.

blank
Bìa tập thơ “Năm Chữ Ngàn Câu” của Nguyễn Lương Vỵ

2. Nếu tính tới thời điểm cuối 2014 thì thi phẩm “Năm chữ ngàn câu” (1) của Nguyễn Lương Vỵ là thi phẩm thứ 9, kể từ tuyển tập “Âm vang và sắc mầu” xuất bản tại Saigon, 1991.

Những ai từng theo dõi hành trình thi ca của Nguyễn, hẳn còn nhớ, cuối thập niên 1960s, Nguyễn Lương Vỵ đã góp mặt trên tạp chí Văn, Saigon, với một bài thơ chỉ có 4 câu. Bài thơ hiện ra như một đường kiếm huê dạng, khác, lạ hẳn với những bài thơ cùng thời của những tác giả trẻ, mới nhập cuộc, mới lên đường, thời đó:

“Lung linh hồn quê cũ
Mây trắng phủ khắp trời
Nhớ trăng khô hết máu
Muôn trùng dặm núi ơi”.
(Nguyễn Lương Vỵ, “Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng”) (2)

Những người chú ý tới tiếng thơ lạ này, càng ngạc nhiên hơn nữa, khi được biết mấy câu thơ trên, được viết xuống, khi tác giả chỉ mới 16 tuổi.

Không lâu sau đó, những bài thơ kế tiếp của Nguyễn, vẫn cho thấy khả năng bứt phá, kiến tạo một hướng đi lẻ, hiếm, như:

“Biển đắp một tòa sương
Lạnh đôi bờ vú nhỏ
Nàng tắm trong tịch dương
Núi gầm lên khóc nhớ…”
(Nguyễn Lương Vỵ, “Cảm ứng”) (3)

Kể từ đấy, tới hôm nay, mỗi thi phẩm của Nguyễn Lương Vỵ là một thao-thiết mở ra những cánh cửa khác, cho ngôi nhà thi ca của mình.

Kể từ đấy, tới hôm nay, mỗi thi phẩm của Nguyễn Lương Vỵ là một đầu tư trí tuệ cật lực mở vào những chân trời mới.

Và, hôm nay, những người quan tâm tới cõi-giới thơ Nguyễn Lương Vỵ không còn lo lắng: Về đường trường tiếng thơ Nguyễn, có thể sẽ sớm rơi vào tình trạng đuối sức, “mất lửa”; khi qua gần 200 trang “Năm chữ ngàn câu” của ông, người đọc sẽ gặp được một cách dễ dàng (tới thảng thốt), những câu thơ lạ, mới như:

“Ngày rớt qua kẽ tay
Tháng rơi theo bóng ngày

Nghe năm cùng tháng tận
Nhìn bóng lửng hình lay
Sắc mầu im lắng nở
Âm vang nín lặng bay
Là lúc mùa giáp hạt
Em rớt qua kẽ tay”.
(Nguyễn Lương Vỵ, trích “Mùa giáp hạt”)

Hoặc:

Tuổi thơ cha khuất bóng
Tuổi già mẹ khóc con
Ta gặm câu thơ mòn
Chữ vô hồn vô nghĩa
Khói nhang rưng mộ địa
Em bay đi xa rồi
Trời đất vốn mồ côi
Vốn mịt mù huyễn mộng
Tiếng ma tru bi thống
Hay tiếng em gọi ta?!
(Nguyễn Lương Vỵ, trích “Hát khẽ bên mồ II”)

Hoặc nữa:

Câu thơ bay đi xa
Chẳng còn ai nhớ nữa
Chiều vàng vừa khép cửa
Đêm thu khoác vai ta
Chiếc lá khô nhớ nhà
Cây im không dám nhắc
Đất lạ trầm âm nhạc
Trời quen bóng phố gầy
Hỏi thăm nhau bóng lay
Tìm tay nhau bóng vỡ
(Nguyễn Lương Vỵ, trích “Không đề VIII”)

Vân vân…

.

3. Không kể thơ tự do, những thể thơ phổ cập tại quảng trường thi ca Việt, có thể liệt lê như: Năm chữ, bảy chữ, tám chữ và, lục bát!

Mỗi thể thơ, tự thân, đều có những ưu khuyết riêng và, sự đắc dụng của mỗi thể thơ, lại tùy nơi tài năng mỗi tác giả.

Với tôi, ba thể thơ dễ rơi vào tình trạng dư, thừa chữ là thơ bảy chữ, tám chữ và, lục bát. Thể thơ 6/8 này thường được các nhà thơ dùng để viết trường khúc hay, để thù tạc, đổi chác chút thực dụng! Có dễ vì thế mà, tôi nhớ, đã lâu, một tác giả từng viết xuống, đại ý, nếu phải đọc vài ngàn câu lục bát, để tìm cho được một câu lục bát hay thì, quá khổ cho người đọc!!! Nếu không muốn nói nó giống như một hình thức tra tấn trắng vậy…

(Tới giờ, chúng ta chỉ có duy nhất một Nguyễn Du, vị cha già của 6/8 trường thiên này mà thôi).

Đứng trước những thể thơ dễ dư, thừa chữ, thì thể thơ bốn và, năm chữ, được ghi nhận là hình thức tinh ròng, chắt lọc hơn cả.

Tuy nhiên, các nhà thơ của chúng ta hầu như ít ai muốn vũ lộng tài năng mình, với thể thơ 4 chữ - - Vì nó gần với “vè”. Nên hầu hết đều tìm đến với thơ 5 chữ.

Phải chăng cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, mà nhiều kinh kệ đã chọn thể thơ này, để chuyển tải những ý nghĩa uyên áo của lẽ đạo?

Lại nữa, vẫn theo tôi, cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, khiến rất ít thi sĩ chọn thể thơ này cho những trường thiên của họ.

Nói cách khác, nếu một thi sĩ không đủ hội đủ những yếu tố như nội lực, bề dầy kinh nghiệm sống, không kinh qua những thảm kịch dữ dội, khốc liệt trong đời thường …không ai muốn trở thành lố bịch hoặc, tự hủy mình bằng thử thách chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn.

Tôi nghĩ, tôi không hề bất cập khi kết luận: Nguyễn Lương Vỵ là người hội đủ những yếu tố cần thiết để chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn, vừa kể.

Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!…Tất cả vẫn còn đeo đẳng Nguyễn, như thể, đó mới chính là chiếc bóng, thẻ nhận dạng, song hành cùng Nguyễn trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa mang tính sử-thi trên lộ trình thi ca của riêng ông…

Với tôi, sự kiện ấy còn mang tính nhất quán: Tính độc-hành của một Nguyễn Lương Vỵ, thi sĩ, từ khởi đầu, quá khứ; tới “Năm chữ ngàn câu”, hôm nay, khi ông đã bước qua tuổi sáu mươi - - Giữa nhân gian trợn trắng bi ai này.

Du Tử Lê,

(Calif. Dec. 2014)

……………

Chú thích:

(1) “Năm chữ ngàn câu”, Q&P hợp tác với nhà XB Sống, ấn hành, California, Dec. 2014.

(2) Trích Du Tử Lê, “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm VHNT miền Nam (1954-1975)”, quyển 1, trang 449. Người Việt Books ấn hành, California, 2014.

(3) Sđd.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
Một sự trùng hợp về thời gian 20 năm trong chiến tranh Việt Nam đã lập lại ở Afghanistan vào ngày 15/08/2021 với hình ảnh chiếc trực thăng di tản người Mỹ chạy thoát từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ trong lúc phiến quân Taliban đã chiếm dinh Tổng thống không tốn một viên đạn, ngay sau khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn ra nước ngoài.
Mùa Vu Lan hiếu hạnh – báo ân cha mẹ – là truyền thống lâu đời của người con hiếu thảo nhưng làm sao tạo được một cơ hội chia sẻ, an ủi và liên tưởng đến mặt phản diện của những đứa con bất hiếu chưa gặp duyên lành để biết ăn năn sám hối trở về với cha mẹ.
Nhận định của một số giới chức quân sự và chính trị cho đó là thất bại về tình báo từ phía Hoa Kỳ đã đánh giá sai về bộ đội cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam, nay lại sai về quân Taliban ở Afghanistan khiến Mỹ phải vội vàng di tản. Hình ảnh máy bay trực thăng di tản người Mỹ và những người đã hợp tác với Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn cuối tháng Tư 1975 và ngày 15/8 vừa qua ra khỏi Kabul sẽ còn in dấu trong tâm thức người Mỹ và dư luận thế giới trong nhiều năm.
Trên Bloomberg Opinion ngày 26 tháng 04 năm 2021, một trong hai tác giả là Cựu Đô đốc James G. Stavridis, trình bày kịch bản này trong bài “Four Ways a China-US War at Sea Could Play Out” mà bản dịch sau đây sẽ giới thiệu. Theo Stavridis,“bốn điểm nóng” mà Hải quân Trung Quốc có khả năng tấn công là eo biển Đài Loan, Nhật Bản và Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam và các vùng biển xa hơn xung quanh các nước Indonesia, Singapore, Australia và Ấn Độ. Nhưng nguy cơ cao nhất là Đài Loan.
Đó là lý do cần nhắc sơ lại Hòa Ước Doha 2020, bởi nếu xem chính phủ Afghanistan là một "đồng minh" của Hoa Kỳ thì đồng minh này đã bị phản bội và bức tử ngay tháng Hai năm 2020 theo sau Hòa Ước Doha của nội các Donald Trump ký với Taliban chứ không phải hôm nay. Liệu có cần nhắc lại hòa đàm Paris vào năm 1973 đã dẫn đến sự sụp đổ báo trước của miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975? Và giới sử gia thường nhắc lại vai trò của tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong việc bỏ rơi Nam Việt Nam chứ không phải tổng thống Gerald Ford, vị tổng thống Mỹ đương nhiệm năm 1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.