Hôm nay,  

Lễ Nhạc Mùa Giáng Sinh

20/12/201400:00:00(Xem: 4282)
Mùa Giáng sinh 2014, ghi dấu 39 nãm kể từ ngày người Việt xum họp lần đầu tiên vào ngày Chúa ra đời nãm 1975 trên đất Mỹ, Radio Dân Sinh tại San Jose gửi đến quý vị một chương trình đặc biệt về Lễ Nhạc. Sau đây là phần soạn thảo và dẫn giải của chúng tôi dành cho quý độc giả muốn sưu tầm tài liệu:

Từ ngàn nãm trước, tôn giáo luôn luôn đi cùng với các lễ nghi để dâng lời cầu nguyện lên đấng linh thiêng. Dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Ấn giáo hay Hồi giáo các tín đồ đều quỳ gối, cúi đầu dưới trời cao để cất lời ca ngợi Thượng Đế.

Và lễ nhạc đóng vai trò rất trọng yếu.

Đặc biệt mùa Giáng sinh ngày nay đã có các tục lệ vượt ra ngoài lãnh vực Kitô giáo quy tụ tất cả mọi sắc dân để trở thành một lễ hội truyền thống chung của nhân loại. Các giáo dân của Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Tin Lành cùng cầu nguyện đã đành, nhiều người theo tôn giáo khác hay ngoại đạo cũng đều sẵn sàng chung vui với tập tục Giáng Sinh.

Đã có hàng ngàn bài ca dành cho đêm Giáng Sinh được viết ra và truyền tụng nhiều nãm. Một số lớn các bài nổi tiếng nhất đều đã được các nhạc sĩ Việt Nam soạn lời Việt.

Sau đây là phần sưu tầm một số các bài Giáng Sinh nổi tiếng ghi lại những kiến thức về lễ nhạc của một tôn giáo lớn trên thế giới. Hy vọng do đó sự thưởng thức sẽ thêm đậm đà.

blank
Nhạc mùa Giáng Sinh.

1. We wish you a Merry Christmas:

(Chúc mừng Giáng Sinh.) Bài lễ nhạc cổ xưa nhất, được hát nhiều nhất trên khắp thế giới trong mùa Giáng sinh đã trở thành một bài hát của tất cả mọi người.

Các nhà sưu tầm ghi nhận, bài ca ngắn với nhịp điệu vui tươi, dồn dập đã được truyền tụng từ thế kỷ thứ 16 nhưng không rõ năm nào, không biết ai đã viết ra cả điệu nhạc lẫn lời ca. Tại Hoa Kỳ, chúng ta biết lời Anh ngữ, nhưng tại các nước Tây Âu, khắp nơi đều có bài ca chúc mừng Christmas với các ngôn ngữ địa phương.

Đây là bài ca bất hủ đã từng được các tiền nhân của các quốc gia Âu châu hát cách đây hơn 400 nãm.

2. Silent Night (1816) (Đêm thánh vô cùng)

Bài Silent Night nguyên thủy là bài thơ phổ nhạc do một nhà truyền giáo nước Áo sáng tác từ 1816.

Hai nãm sau, vào một đêm lịch sử 1818, cây đàn của nhà thờ thánh Nicholas tại một ngôi làng nhỏ bên Áo quốc bị hư. Cha Joseph Mohr bèn dùng cây đàn Guitar để đệm cho bản Silent Night cất tiếng lần đầu trên thế giới vào đêm Giáng Sinh.

Từ ngày đó đến ngay, Đêm Thánh Vô Cùng trở thành bài ca huyền diệu nhất của lịch sử Lễ Nhạc Giáng Sinh.

Kể từ 1818 đến nay gần 200 năm qua, trên TV, Radio, chúng ta đã từng nghe lại nhiều lần bản nhạc xưa cũ và dịu dàng ca ngợi Giáng Sinh.

3. Ave Maria (1825):

Nhà soạn nhạc danh tiếng của Âu châu là Franz Schubert đã hoàn tất bài Ave Maria vào nãm 1825. Đây là bài thơ nguyên tác Anh ngữ của Sir Walter Scott rồi dịch qua tiếng Đức để làm lời cho bản nhạc bất hủ Ave Maria.

Hiện nay bản này được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau và chúng ta thường nghe các ca sĩ hát trong nhà thờ ngay cả các lễ cưới cũng như các dịp họp mặt mà không chỉ dành cho Lễ Giáng Sinh. Lời nhạc êm dịu thánh thót của bản Ave Maria, không phải chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà trải rộng như tình yêu giữa con người.

Nếu ta có thể nói âm nhạc đôi khi là môn thuốc thần diệu để đưa ta vào cõi bình yên thì chính là nhạc điệu Ave Maria của Franz Schubert từ thế kỷ thứ 18.

4.White Christmas (1942):

Bài ca về mùa Giáng Sinh tuyết trắng White Christmas viết bởi soạn giả Hoa kỳ Irving Berlin năm 1942, đã được đưa lên phim ảnh với ca sĩ Bing Crosby.

Đây là bài ca lấy đề tài về tâm tư người chiến binh của Đệ Nhị Thế Chiến giữa mùa Giáng Sinh tuyết phủ xa gia đình. Bài ca nổi tiếng đã làm cho cuốn phim cũng đã một thời nổi tiếng. Cuốn phim tuy đã xưa cũ nhưng riêng bài ca còn truyền tụng đến ngày nay.

5. O Holy Night (1847):

Bài ca ngợi đêm Giáng Sinh có tên là Holy Night được viết ra vào năm 1847 do nhà thơ người Pháp có tên khá dài là Placide Cappeau de Roquemaure và thường được gọi tắt là ông Cappeau. Bài thơ bất hủ này đã được phổ nhạc bởi Adolphe Charles Adams.

Sau này bài thơ phổ nhạc lừng danh Âu châu đã qua Hoa Kỳ và được viết lời Anh ngữ bởi John Sullivan Dwight. Lập tức Holy Night chinh phục Bắc Mỹ và không một nhà thờ nào lại không trình diễn vào mùa Giáng Sinh.

6. Jingle Bells (1857):

Bản nhạc Giáng Sinh gần gũi với quần chúng Việt Nam nhất lại là bản Jingle Bells với cả những lời ca Việt ngữ rất bình dân do các danh hài Sài Gòn sáng tác. (Jingle Bells, Jingle Bells, Jin cái đầu con heo...)

Đây là bản nhạc Giáng Sinh do nhạc sĩ Hoa Kỳ James Pierpont viết ra nãm 1857 cho thiếu nhi nhưng đã làm say sưa cả người lớn. Nhạc điệu vui tươi như tiếng chuông vang vang trên nóc giáo đường, qua các đô thị, các cửa hàng trên đường phố và đến các thôn xóm hẻo lánh trên thế giới.

Đây là bản nhạc Giáng Sinh của Hoa Kỳ chinh phục cả thế giới Âu châu như món quà của Hiệp Chủng Quốc từ tân thế giới gửi về quê hương cũ.

7. Santa Claus Is Coming To Town (1932):

Lại một bản nhạc vui tươi dành cho thiếu nhi Hoa Kỳ nhưng thực sự đã làm rộn ràng cả trái tim người lớn.

Đây là bản nhạc của Haven Gillespie và Fred Coots cùng soạn năm 1932, phản ảnh truyền thống của Hoa Kỳ với các em nhỏ của bao thế hệ đón chào ông già Noel vào mùa Lễ Giáng Sinh.

Tất cả các ban nhạc diễn hành đều phải tập thành thạo bản nhạc dành cho các mùa Giáng Sinh và chơi đi chơi lại nhiều lần.

Đây cũng là bản nhạc có nhiều lời khác nhau đã cùng phổ biến tại Hoa Kỳ, và nghe đi nghe lại không chán.

8. Let It Snow (1945):

Bài hát về tuyết rơi trong mùa Giáng Sinh được viết bởi Sammy Cahn và phổ nhạc do Jule Styne nãm 1945.

Đây là một bài ca có âm điệu rất độc đáo và phổ biến rộng rãi tại Bắc Mỹ. Mới đây lại được đưa vào phim Die Hard (Khó chết) với Bruce Willis đã từng được giới thưởng ngoạn đặc biệt tán thưởng.

9. You're All I Want For Christmas:

Anh chỉ cần em cho Giáng Sinh:

Bài ca Giáng Sinh sau cùng gửi đến quý vị là bài ca về tình yêu. Từ năm 1962, nhóm trẻ da đen gồm 5 thiếu nhiên đã từ giã vỉa hè với trái banh bóng rổ để trở thành ban hợp ca không cần các nhạc cụ phụ diễn.

Hoàn toàn với lời ca, tiếng đàn, tiếng trống bằng mồm, họ đã nổi tiếng và bài Em là quà Giáng Sinh trở thành bản nhạc của nhóm The Persuasions.

Mùa Giáng Sinh anh ôm em trong tay,
Chẳng cần quà Giáng Sinh dưới cây thông.
Em yêu dấu, anh chỉ cần có riêng em,
Là cả thế giới ở trong tay anh.
Xin hãy yêu anh, xin hãy yêu anh,
Như là anh đã yêu em...

Đó là lời ca của bài ca tình yêu Giáng Sinh để kết thúc đề tài Lễ Nhạc Mùa Noel năm 2014 xin gửi đến quý độc giả:

Chúc mừng Giáng Sinh 2014

Chào mừng Tân Niên 2015

Xin chúc quý bằng hữu độc giả năm mới bình yên mạnh khỏe. Chúng tôi sẽ lần lượt gửi đến quý vị hàng tuần những câu chuyện và những nhận định về các đế tài thời sự. Mong được đáp ứng. giaochi12@gmail.com

Giao Chỉ, San Jose

Ý kiến bạn đọc
21/12/201404:14:35
Khách
Những sưu tầm của tác giả thật quí giá. Có thể cho biết thêm về bản nhạc " Chú bé đánh trống" thì tốt quá.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.